Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

VỊ TRÍ VÀ TƯ THẾ NGỒI TRONG CÔNG PHU TU THIỀN VÀ NIỆM PHẬT


          1/ Trước hết , khi toạ thiền thì phải có vật cách điện để cách ly thân người với mặt đất, như chiếu hay ghế, sạp gỗ ... vì khi có dòng điện từ chạy trong thân mạch mà không có vật cách điện thì điện trong người sẽ bị hao tán xuống đất.
          2/ Nếu có nhiều người cùng đồng công phu thì tốt. Vì trong khi công phu tu tập thể, điện sẽ trợ thêm cho nhau. Người mới tu ngồi trước người tu lâu ngồi sau. Đàn bà ngồi trước đàn ông ngồi sau, vì người ngồi sau trợ điện cho người trước.
          3/ Trái đất có từ trường mà đường sức đi từ Nam qua Bắc. Nếu ta biết lợi dụng theo thế ngồi thuận chiều theo chiều từ trường trái đất thì nó sẽ giúp ta khí lực điện từ trong thân mạch được mạnh thêm. Vậy ta nên ngồi mặt quay về hướng Nam còn lưng xoay về hướng Bắc.
          4/ Vị trí toạ thiền phải chỗ thanh tịnh, thoáng khí trong lành, không nên ngồi nơi nghĩa địa, gần cầu tiêu nơi hôi thúi, không được tinh khiết bất lợi cho ta trong việc tạo luồng hoả hầu. ( khí lực )
          5/ Để tránh muỗi mòng, ta có thể ngồi trong mùng. Trường hợp trong khi tỉnh toạ, có ngứa thì ngưng lại để gảy cho thoả mãn rồi làm lại cũng không sao, vì nếu cố gắng chịu đựng thì căng cân não có hại cho dòng lưu khí lực điện trong thân mạch.
          6/ Tỉnh toạ không nên ngồi ngay dưới quạt máy hoặc nơi trống gió vì dễ bị trúng gió. Nên ngồi nơi không quá nóng không quá lạnh.
          7/ Chỗ ngồi không nên sáng quá và tối quá, có ánh sánh dìu dịu là được.
          8/  Tư thế ngồi hoặc bán già hoặc kiết già. Khi ngồi ở tư thế nào đi nữa thì lưng phải thật thẳng đứng để cho luồng hoả hầu lưu chuyển dễ dàng trong cột sống, không bị trở ngại vướng mắc. Hai bàn tay thì bắt ấn Tam Muội, hoặc lật ngữa hai bàn tay, để bàn tay mặt nằm trong lòng bàn tay trái, sao cho hai ngón cái giáp đầu nhau, và cũng để ấn sát ngay vào dưới rún, còn hai cánh tay cho cặp sát vào hai bên hông.
          Tại sao phải đặt ấn Tam Muội ngay dưới chân rún ?  Vì rún là huyệt Thần khuyết, là huyệt của thể vía, mà ấn Tam Muội có công năng diệt trừ tất cả cuồng loạn tà mị, vọng niệm, tạp nhiễm suy nghĩ.
          9/ Mở mắt hi hí một phần ba nhìn vào sống mũi, hoặc nhìn  về phía trước mặt cách một mét, hai hàm răng cắn sít vào nhau còn đầu chót lưỡi tựa vào nứu hàm răng trên ở huyệt Ngân Giao, suốt trong thời gian tỉnh toạ không rời.
GIỜ  GIẤC  CÔNG  PHU 
          Bình thường có thể ngồi tỉnh toạ 4 lần trong 24 tiếng đồng hồ (tức trong một ngày một đêm) thì rất tốt, và công phu tỉnh toạ vào các giờ khoảng cách đều nhau như : Giờ Tý từ 11 giờ đến 1 giờ đêm. Giờ Mẹo từ 6 giờ đến 8 giờ sáng. Giờ Ngọ từ 11 giờ đến 1 giờ trưa. Giờ Dậu từ 6 giờ đến 8 giờ tối.
          - Khi ăn no tránh không nên ngồi, phải cách bữa ăn sau 2-3 giờ.
          - Mỗi khi ngồi có thể từ 30 phút đến 45 phút về sau tăng dần lên tuỳ tiện.
ĐIỀU  HÒA  HƠI  THỞ
          Thân thể con người như một bộ phận của máy. Nhiên liệu cung cấp không đều thì bộ máy trục trặc. Ví như dầu bơm không đều thì máy chạy không thông và không êm. Vì vậy khi tỉnh toạ phải giữ hơi thở bằng mũi cho thật sâu, thật dài, thật nhẹ nhàng, chậm rãi đều đặn, thật êm nhẹ để duy trì đều đặn tầng số của dòng lưu khí lực điện từ trong thân mạch.
          Tiết độ và nhịp độ của hơi thở càng phải tập cho quen từ trước, tự động một cách máy móc, để đến khi vào tỉnh toạ thì không còn bận tâm theo dõi nó nữa, mà làm cho đầu óc hoàn toàn vô niệm, ảnh hưởng tốt cho não bộ.     
ĐIỀU   HOÀ   TÂM
          Con người khi bực tức nóng giận thì đôi mắt đổ lửa, cái đầu đau nhứt cuồng loạn. Khi buồn rầu hay suy nghĩ quá nhiều thì cái đầu căng thẳng, đôi mắt lờ đờ. Những điều đó có nghĩa là những sóng tâm thức hổn loạn và chạm với sóng chân khí nguyên thần.
          Mục đích tránh tạo nên những sóng tâm thức hổn loạn tạp nhiểu chân khí nguyên thần khó phát sóng, nên cả đời người tu, ngay cả trong sinh hoạt bình thường hằng ngày ta phải giữ cho cái tâm phẳng lặng êm ả, hằng giữ cho lòng yên tỉnh không bận rộn điều gì, không nghĩ đến điều ác điều thiện, tập tánh cho thật không, đừng ghen ghét giận hờn lo buồn sợ sệt, mừng vui chi hết, không mãn, không tưởng, không hình, không lưu chuyển, không bị lôi cuốn bởi xúc cảm đến từ bên ngoài, không tuỳ thuộc ngoại cảnh. Và khi tỉnh toạ phải hoàn toàn vô niệm, vắng lặng, nghĩa là lìa bỏ sự suy nghĩ, dứt bặc lo toan về cuộc sống hằng ngày, phải ngưng mọi thứ.
          Tỉnh toạ là sự yên lặng tuyệt đối mọi tư tưởng, là vô niệm, là thực nghiệm trí tuệ tối thượng làm cho chúng ta hoà hợp với vô tận.
         
CÁCH  ĂN  UỐNG  TRỢ  GIÚP  TRONG  VIỆC  TU  TẬP  ĐƯỢC  THUẬN  LỢI
          - Trong việc tu tập, ăn uống đóng vai trò qua trọng cho việc tu có kết quả tốt và mau, thức ăn uống được phân ra làm 3  loại: Động, Tỉnh và điều hoà.
          - Tránh thức ăn động như thịt cá nó sẽ mang lại các rung động thô bạo khiến luồng nhân điện trong cơ thể loạn lên.
          - Tránh không ăn uống các thức ăn thuộc về tỉnh như món đang lên men, các loại rượu, các thứ đồ khô. Khiến luồng nhân điện bị ngắt quảng không đều, có khi bị ngưng trầm.
          - Chỉ ăn các thức ăn điều hoà như rau quả ngũ cốc không làm hại đến dòng lưu của nhân điện. Như vậy trong việc tu tập ăn chay trường là tốt hơn hết.
NHỮNG  ĐIỀU  CẦN  PHẢI  TRÁNH  TRONG  VIỆC  TU  TẬP
- Người tu tập tỉnh toạ đừng bao giờ tập trung đầu óc mà làm căng cân não.
- Người tu tập không nên sử dụng bùa phép tà đạo, chơi cầu cơ, đi xem đồng bóng, gọi hồn nhập xác. Khi công phu tu tập, nếu có vong linh hoặc vị nào giả danh Tiên Phật, dụ dỗ quyến rũ xin mượn xác thì nhất định từ chối, vì  sẽ khó đuổi đi. Nguyên thần cũng bao giờ làm chủ xác thân.
          - Cố tránh dự đám tang được thì càng tốt. Trường hợp người tu thiền trình độ có điển, nếu đi thăm người bệnh thì có thể mất điển, nhưng có lợi cho người bệnh. Tuy nhiên, khi khuya công phu sẽ lấy thanh điển trở lại.
          - Trong khi toạ thiền, dù có thấy bất kỳ cảnh giới nào chăng nữa, cũng phải biết giữ tâm không vọng động, gặp Phật hiện ra cũng không mừng, gặp ma đến cũng không sợ.
           Với người tu tập thì chứng đắc không phải là một nhãn hiệu, là một điều gì để đạt đến, để sở đắc, vì nếu còn thấy có quả vị để chứng đắc thì còn chấp trước, mà đã có chấp trước thì chưa hẳn là vô niệm, như thế rất có hại cho công cuộc tiếp tục tu tập. Cho nên khi thấy có kết quả tốt thì không nên mừng mà cứ an nhiên tự tại.
          - Khi đã bước vào con đường tu tập, thì trong sinh hoạt hằng ngày nên làm các việc thiện, mở rộng lòng thương, quên mình để giúp đỡ mọi người. Như thế dần dần tâm linh sẽ được soi sáng và mở rộng.
          - Khi công phu tu tập nếu thấy ánh sáng màu chói loà ngay trước mặt thì tin theo vì là chánh, còn ánh sáng mờ  ở hai bên thì đừng tin và đừng nhìn vì đó là không phải chánh. Ánh sáng hào quang của chư Phật đều có màu sáng rực trong suốt, chói loà, khi thấy thì đừng sợ sệt.
          - Đối với người tu tập, thời gian không còn là yếu tố quan trọng. Vì tuỳ tiện theo sức lực của mình, theo trình độ của mình có thể ngồi lâu bao nhiêu cũng được.                                   


VỊ TRÍ VÀ TƯ THẾ NGỒI TRONG CÔNG PHU TU THIỀN VÀ NIỆM PHẬT Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét