Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

NGŨ PHÚC LÂM MÔN (5 phước vào cửa )

NGŨ PHÚC LÂM MÔN    ( 5 phước vào cửa )

- Năm phúc là gì ?  1/ Trường thọ, 2/ Phú quý, 3/ khang ninh, 4/ Hảo đức,
5/ Thiện chung.   “ Thọ, Phú, Khang ninh, du hảo đức, khảo chung mệnh ”.
- Trường thọ : Mạng không chết yểu mà phước thọ lâu dài.
- Phú quý : Của cải giàu có, địa vị tôn quý.
- Khang ninh: Thân thể tráng kiện, tâm trí an ổn.(sự bình an )
- Hảo đức: Thường làm việc thiện rộng chứa âm đức.(hiếu đức,hiếu dưỡng v.v )
- Thiện chung : Có thể biết trước giờ chết của mình, khi chết không gặp tai họa bất ngờ, thân thể không chịu đau đớn của bệnh tật, không chỉ an lành thanh thản mà còn tự tại rời bỏ cõi trần.
          Ngũ phúc lâm môn là người có phúc phần mỹ mãn. Ngoài ra các tình huống khác đều gọi là “ Mỹ trung bất túc ”, cái đẹp không trọn vẹn, nghĩa là phước còn thiếu khuyết vậy.
          Trong 5 phước quan trọng nhất là hảo đức, bởi vì đức là nguyên nhân vừa là căn bản của phước. Phước vừa là kết quả vừa là sự biểu hiện của đức. Chỉ cầu phước mà không tu đức, thì hóa ra chẳng phải chúng ta bỏ gốc mà theo ngọn ư ?
                   Sau đây một trong các cách tạo phước và đức :

THÍ THỰC ĐƯỢC 5 LOẠI PHƯỚC BÁO.

          Kinh Thí thực nói “ Người đem đồ ăn thức uống bố thí sẽ nhận được 5 loại phước báo trong đời này hoặc đời sau là : Thọ, an, sắc, lực và biện.
          éThọ là thọ mạng lâu dài: Vì con người và động vật đều nương vào sự ăn uống mà duy trì mạng sống, mà bố thí thức ăn là gián tiếp kéo dài sự sống cho chúng sanh cho nên được quả báo sống lâu.
          éAn là thân tâm được bình an : Vì thiếu ăn thì thân tâm đều bức rứt, bần thần đau khổ và bất an, có ăn uống rồi thì thân tâm được an ổn, vui vẻ. Vì thế, người đem đồ ăn thức uống bố thí thì nhất định được phước báo thân tâm an lạc.
          éSắc là thân hình và dung mạo đẹp đẽ: Vì lúc đói khát thì thân thể khô gầy, dung mạo tiều tụy, cho nên người bố thí đồ ăn thức uống thì nhất định sẽ được phước báo thân hình và dung mạo đẹp đẽ.
          éLực là thân thể có khí lực mạnh mẽ : Vì lúc thiếu ăn khát uống thì tứ chi rã rời. Bố thí thức ăn là gián tiếp bổ sung khí lực cho họ, nên đời này hoặc đời sau sẽ được phước báo khí lực dồi dào.
          éBiện là có tài biện luận: Vì con người và động vật đều cần có ăn uống đầy đủ mới đủ sức để nói năng hay kêu hót, nếu thiếu ăn thì bụng đói miệng khô, dù có miệng lưỡi cũng không có sức mở miệng. Bố thí thức ăn uống là gián tiếp giúp đỡ miệng lưỡi người khác phát huy khả năng, cho nên người bố thí thức ăn thì đời này hoặc đời sau sẽ có tài biện luận vô ngại.
          Ngoài ra bố thí còn được phước báo phú quý, vì đem tâm cung kính thành khẩn, không kiêu ngạo mà bố thí nên đời này và đời sau sẽ được báo ứng sanh vào nhà tôn quý.
          Lại nữa thức ăn là thứ có giá trị khi tế nên phải dùng tiền bạc để mua, vì thế bố thí thức ăn cũng chính là xả thí tài vật. Người xả thí tài vật thì đời này hoặc đời sau nhất định sẽ giàu có, cho nên bố thí đồ ăn thức uống cũng sẽ được phước báo giàu sang.
          Phúc báo của việc bố thí thức ăn  nước uống rất nhiều, 5 thứ phước nói trên chỉ nêu ra đại khái mà thôi. Cho nên trong kinh nói đem đồ ăn thức uống và thuốc men bố thí cho chúng sanh sẽ được công đức vô lượng.
          Chúng ta mời mọi người dùng bửa hoặc bố thí thức ăn cho động vật, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được 5 loại phước báo trên. Nhưng phải có hai điều kiện :
-         Không được sát sanh để mời khách.
-         Tiền và thức ăn được sử dụng đó phải có nguồn gốc chính đáng.
         Vì những đồng tiền, dùng những mánh khóe không trong sạch mà có được như: Trộm cắp, sát sanh, tà dâm, dối trá hay bán rượu, thuốc độc, các chất sinh nghiện ngập v.v đều là những đồng tiền bẩn thỉu, không trong sạch. Sử dụng đồng tiền như thế để bố thí cầu phước thì kết quả chẳng những thiếu tốt đẹp mà ngược lại có tác dụng phụ.
          Lại nữa, việc giết gà vịt, sát sanh hại vật để lấy thịt đãi khách chẳng những mình mất phước báo sống lâu mà ngược lại còn bị đoản mạng. Đó chính là “ Đắc bất thưởng thất ” vậy ( cái được không bù đắp được cái mất ). Chỉ ngon miệng một chút mà tổn thất rất nhiều đó mà điều mà chúng ta gặt hái được ! Cho nên vào đời Minh, Đạo sư Liên Trì khuyên chúng ta khi có các việc như: Mừng thọ, sanh con, cúng tế tổ tiên, đinh hôn, kết hôn, đãi khách, lễ cầu phước, cầu an  . . . đều không nên sát sanh. Đức Phật dạy : “ Vạn nhất nếu lúc không thể tránh không ăn thịt thì nên tự coi như là đang ăn thịt con cái của mình, như thế sẽ không nhẫn tâm mà nuốt vậy.
          Trần Châm một hôm gặp Trương Quả Lão Tiên nhơn cho biết rằng chỉ còn một tháng nữa là hết hạng sống. Nghe thế ông lo sợ, đem hỏi ý kiến với người em là Trí Giả Đại Sư. Trí Giả Đại sư khuyên nên tu tập thiền định. Trần Châm rất chí thành thực hành theo phương pháp ngài Trí Giả dạy. Qua năm sau Trần Châm gặp lại Trương Lão Tiên rất ngạc nhiên hỏi rằng : “ Ông sao có thể sống được đến ngày hôm nay ? Lẽ nào ông đã uống thuốc trường sinh bất tử ư ? ”.
          Trần Châm trả lời: Em tôi là Trí Giả Đại Sư bày cho phương pháp tu tập . . . Trương Quả Lão nghe nói xong liền tán thán rằng : “ Phật pháp thật bất khả tư nghì, có thể giúp người chết được sống lại, thật là kỳ diệu ”.
          Hai năm sau, một hôm Trần Châm mộng thấy một cung điện ở cõi trời, trước cung điện có ghi “ Đây là cung điện của Trần Châm, 15 năm sau ông sẽ về đây ”. Quả nhiên 15 năm sau Trần Châm biết trước giờ chết của mình, nên trước khi lâm chung ông đi thăm bạn bè thân hữu rồi ngồi kiết già nhẹ nhàng qua đời.
          Thật ra, sống lâu và sinh lên trời, chẳng qua chỉ là lợi ích bên ngoài của pháp thiền định trong Phật giáo mà thôi, chứ chẳng phải là mục đích cuối cùng. Mục tiêu tối hậu đó là liễu sanh thoát tử, thành tựu trí ruệ vô thượng, cứu độ hết thảy chúng sanh.

PHÚ QUÝ

          I/ Nguyên nhân của sự giàu sang: “sanh tử hữu mạng, phú quý tại thiên”
(sống chết có số, phú quý tại trời ).
          Nếu chỉ có trường thọ mà thiếu phước thì cũng khó sống qua mỗi ngày . Tại sao có người sống thọ mà lại thiếu phúc phú quý, còn có người thì đầy đủ cả hai.
          Câu sanh tử hửu mạng, phú quý tại thiên là muốn nhắc nhở chúng ta phàm làm việc gì cũng nên mở lòng mình ra một chút, không nên quá chú trọng vào việc truy cầu phú quý và trường thọ. Bởi vì phú quý và trường thọ không phải miễn cưỡng mà có. Chúng ta chớ nên quan niệm rằng thọ mạng là có số, có một vị thần vận mạng nào đó đang nắm trong tay hoàn toàn quyền sanh sát và tùy ý thao túng số mạng của chúng ta.
          Thật ra, tuổi thọ của con người dài hay ngắn được quyết định bởi tâm từ bi và ác nghiệp đã tạo của người đó ở đời quá khứ và ở đời hiện tại. Đã rõ như thế thì chúng ta vẫn có thể vận dụng tâm từ bi và phương thức phóng sanh để thay đổi số của mình.
          Cho nên câu “ Sanh tử hữu mạng” là nên giải thích theo mối quan hệ nhân quả, nó sẽ xác đáng hơn, sẽ tốt đẹp hơn là giải thích theo kiểu định số.
          Nói cách khác, thọ mạng dài hay ngắn tùy thuộc vào mối quan hệ nhân quả chứ chẳng phải do từ không mà sinh có. Cũng như thế “ phú quý tại thiên ” không nên giải thích là “ phú quý từ trên trời rơi xuống ” hay phú quý thật sự ở trên trời, nên hướng lên trời mà tìm cầu. Phú quý là do tâm cung kính và bố thí của chúng ta ở hiện tại và quá khứ giao cảm mà có. Vì ở đời này, chúng ta vẫn sẳn sàng bố thí, tâm khiêm hạ và cung kính để gieo trồng hạt giống phú quý. Có nhân tốt rồi cộng thêm sự nổ lực của bản thân làm trợ duyên, thì sẽ kết xuất thành “ quả ” phú quý. Cho nên chữ “ thiên ” của “ phú quý tại thiên ” giải thích là thuận ứng thiên lý ( tức gieo trồng nhân lành ) thì sẽ xác đáng và thâm thúy hơn là giải thích chữ “ thiên ” theo nghĩa “ tự nhiên ” hoặc “ ông trời ”.
                                Có hai loại phú quý
       1/ Phú quý tương đối : “ Phú giáp thiên hạ vị liệt vương hầu ” ( Giàu trùm thiên hạ, địa vị như vương hầu ) là phú quý tương đối
      2/ Phú quý tuyệt đối : “ Thân tâm tự tại thanh tịnh ”.
          Loại thứ nhất là cái vui có sở đắc, loại thứ hai là niềm vui vô sở cầu. Cái vui thứ nhất là cái vui hổn tạp và ngắn ngủi. Cái vui thứ hai là niềm vui thuần túy và lâu dài.
          Phú quý là phước báo của việc dùng tâm cung kính bố thí tài vật. Nhưng phước báo lớn hay nhỏ là hoàn toàn được quyết định bởi bốn yếu tố sau : Một là vật bố thí, hai là đối tượng bố thí, ba là tâm bố thí, bốn là thời gian bố thí.
        Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói : “ Bần cùng mà phát tâm bố thí là khó ”.
          Bần cùng có hai cách giải thích:
     1/ Người thiếu phước báo gọi là “ bần ”.  Thiếu trí tuệ gọi là “ cùng ”. Không có phước báu thì không thể có tiền của mà bố thí, không có trí tuệ thì rất khó bố thí đúng cách.
     2/ Không có tài sản gọi là “ bần ”. Không có y phục và thức ăn uống gọi là “ cùng ”.                     

TRƯỜNG THỌ

          1/ Thọ mạng là gì ?  Từ xưa đến nay, thọ mạng vẫn là một vấn đề rất thần bí, trừ những người tu tập có công phu thiền định cao ra, không ai có thể biết được thần chết đến viếng mình lúc nào cả ? Có thể 20 năm sau hoặc 5 năm sau, cũng có thể là hôm nay hoặc là một tiếng đồng hồ sau v. v  bất cứ lúc nào cũng có thể bị tai nạn, như xe cộ, động đất, bệnh tật ngặt nghèo, gặp tai họa ngoài ý muốn. Thật là đáng sợ vì chúng ta không có khả năng biết trước giờ chết của mình nên mới có câu thành ngữ “ Triêu bất bảo tịch ” ( bảo đảm buổi sáng chưa chắc bảo đảm được buổi chiều ) câu này dùng để cảnh tỉnh tự thân, tỏ ra vô cùng xác đáng.
          Trong kinh Đức Phật dạy “ mạng người chỉ trong hơi thở ” ý nói rằng, hơi thở ra không trở vào là đã qua đời khác. Không ai trong chúng ta dám tuyên bố chắc rằng sẽ luôn luôn thuận lợi như những gì đang có, cho nên chúng ta cần phải khéo vận dụng những năm tháng còn sống mạnh khỏe, nắm chắc những khoảnh khắc thời gian quý báu đó mà tụng kinh bái sám, niệm Phật, tham thiền, làm các việc công đức, các việc từ thiện. Nổ lực tu tập để lúc mạng chung tránh được sự hoảng hốt như con cua bị nhúng vào nước sôi.
          Giác ngộ rõ ràng về sự thật “mạng người vô thường ” đối với chúng ta rất có ích lợi. Vì người nào đã thấu đáo mạng sống là vô thường thì không còn tâm phóng túng và tham dục nữa. Cho nên ai thức tỉnh được sinh mạng vô thường là đã khai mở được giềng mối của trí tuệ, cũng là bước đầu đi trên lộ trình thoát ly khổ ải. Cho nên Phật luôn nhắc nhở chúng ta rằng: “ thị nhật dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc ? ”.. Nghĩa là một ngày đã qua là mạng sống con người sẽ giảm dần, như cá trong hồ nước cạn dần, nào có vui chi ? Vì thế mọi người phải siêng năng tinh tấn tu tập như cứu lửa cháy đầu, luôn nhớ nghỉ cơn vô thường đến, cẩn thận chớ có buông lung.
          2/ Sự thành đạt ở thế gian không liên quan đến việc sanh tử.
Tiền tài địa vị, học thức, bằng cấp, sắc đẹp, phần nhiều không có liên quan đến việc sanh tử. Cho dù sang giàu như vương hầu quý tộc, học thức uyên bác như biển cả, địa vị cao tợ công khanh, dung mạo đẹp tợ Tây Thi mà một khi đại nạn của đời người đến thì không ai tránh khỏi sự bấn loạn cả. Giả như cho rằng giai nhân tài tử trường thọ thì làm gì có câu “ Tự cổ hồng nhan đa bạc mệnh ”, Vì vậy, không thể vì dung mạo đẹp đẽ mà kiêu ngạo được.
          Không nên bảo rằng chúng ta còn nhỏ mà cho rằng Diêm Vương còn đang trong giấc ngủ chưa vội tìm đến. Phải biết những người nằm trong quan tài không nhất định là người già, trên cõi nhân sinh đi chưa đến điểm cuối cùng vẫn có nhiều người trẻ. Cho nên người xưa cảnh giác chúng ta rằng “ Chớ đợi tuổi già mới học đạo, mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh ”.    Giờ chết của con người rất khó dự đoán. Có trẻ chưa sanh ra đời đã chết trong bào thai, có trẻ vừa sinh ra thì bị viêm gan, bệnh loảng máu v.v. nên phải lìa đời, có đứa lên 3,4,5 tuổi lại bị tai nạn mà chết, có kẻ vừa lớn lên lại bị thương vong ngoài ý muốn v.v.
          Con người không thể ỷ vào sự thông minh tài trí của mình mà khinh mạn người khác, vì người thông minh mà chết yểu cũng nhiều.  Có tiền tài, địa vị cũng không đáng gì để tự hào cả. Chúng ta biết tuổi thọ trung bình của các vị hoàng đế xưa nay trung bình khoảng 30, 40 tuổi. Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy là người có địa vị, có tài năng có phí phách, nhưng không ai ngờ ông lại chết sớm. Miêu Vương Phổ Lý là ca sĩ nổi danh, có máy bay riêng, có kịch viện có người hộ tống bảo vệ lại chết bất ngờ.
          Có niềm tin về tôn giáo cũng chưa chắc được sống lâu 100 tuổi. Có người chí thành chí kính tin vào tôn giáo nhưng lại chết sớm, hoặc bịnh hoạn hoặc tai nạn. Đây chẳng phải là Phật pháp không linh, mà do công phu tu tập của mình chưa đến nơi đến chốn, học Phật chưa tinh thâm nên mới không có phương pháp để chuyển hóa nghiệp báo.
          Sự thật những vấn đề nêu trên, mục đích để chứng minh rằng học vấn và các kỷ năng ở đời chỉ có thể giải quyết những vấn đề nhỏ trong cuộc sống chứ không thể giải quyết được việc lớn sanh tử. Tất cả các tôn giáo ra sức đi tìm lời giải đáp cho vấn đề sanh tử, duy chỉ có Phật giáo mới có phương pháp triệt để nhất. Niềm tin về Thiên chúa giáo, Cơ đốc giáo, Bà la môn giáo là chỉ sanh về thiên đường nhưng không thể thoát khỏi luân hồi sanh tử trong lục đạo. Phương pháp giáo dục và nghĩa lý của Phật giáo tuy là tối thiện tối mỹ, nhưng không chỉ có niềm tin là xong việc, mà phải hiểu và thực hành thì mới có thể thật sự thoát ly sanh tử, thể nhập chân lý. Chúng ta không nên nhất nhất cho rằng đã có niềm tin vào tôn giáo rồi, thì Diêm Vương sẽ không tìm đến gõ cửa mà lơ là trong việc hành trì. Chúng ta nên biết rằng “ Định nghiệp nan chuyển ” ( nghiệp đã định thì khó có thể chuyển) trừ phi chúng ta tận lực gia tâm tu tập thật sự mới có thể tự tại thong dong trong sanh tử được. Phải chắc chắn rằng, chúng ta đã ra ngoài vòng sanh tử rồi, còn nếu không thì phải cắm đầu nổ lực dụng công, một phút giây giải đãi cũng không được.
          3/ Vấn đề dinh dưỡng và vận động với thọ mạng.
     Không nên cho rằng, chỉ cần ăn nhiều chất bổ và vận động cơ thể thì chắc chắn được sống lâu. Chất dinh dưỡng và sự vận động chỉ là trợ duyên của thọ mạng chứ chẳng phải là yếu tố chính. Vì có rất nhiều người có dinh dưỡng tốt lại thường vận động mà lại chết sớm. Ví như nhiều người con của nhà giàu ăn ngon mặc đẹp, ham chơi lêu lỏng, nhưng thọ mạng thì không được dài, như minh tinh màn bạc Lý Tiểu Long, ngày nào cũng luyện tập võ nghệ nhưng lại chết sớm.
          Sự dài hay ngắn của thọ mạng cùng với trình độ cao hay thấp của trí thức và đạo đức không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với nhau. Ví như Đạo chích có chín ngàn tùy tùng hoành hành khắp thiên hạ, chuyên làm chuyện xằng bậy mà thọ mạng tương đối dài. Hạng Thác 7 tuổi đã làm thầy Khổng Tử nhưng lại chết sớm.
          Chúng ta không thể nhìn thọ mạng dài hay ngắn để định đoạt phẩm hạnh đạo đức của người đó. Nhan Hồi là đệ tử đắc ý nhất của Khổng Tử, tâm ông rong ba tháng không rời khỏi chữ nhân. Ông đã phạm lỗi gì thì tuyệt đối không phạm lần thứ hai, không bao giờ khoe khoang việc lành và chổ tốt ưu của mình, nhưng mà lại chết yểu.
          Đoản mạng không phải là vì do thiếu dinh dưỡng. Nhưng nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của nghiệp lực ở quá khứ hoặc không thì do đã tự tại trong sanh tử,thị hiện du hý ở cõi đời để cảnh tỉnh thế nhân về đạo lý “ sinh mạng vô thường ” nên phải mau “ tinh tấn tu hành ” vậy .
          Nếu mà thiếu cơm thiếu nước mà thọ mạng ngắn đi, thì cũng chưa đúng hết. Đức Phật khi tu khổ hạnh mỗi ngày chỉ ăn một hột mè mà vẫn sống được sao ? Có vị nhập định hàng mấy tháng trời không ăn không uống mà vẫn sống bình thường đó sao ?
          Các nhà khoa học thí nghiệm vấn đề ẩm thực và sức khỏe ở hai nhóm chuộc A và B. Nhóm chuộc A mỗi ngày ăn uống đầy đủ, nhóm chuột B chỉ được ăn uống một ít thực vật. Kết quả nhóm chuột B tuổi thọ và sức khỏe dài hơn và tốt hơn nhóm chuột A.
          Rồi người ta cũng thí nghiệm hai nhóm chuột tương tự như thế về tâm lý học. Người ta cho nhóm chtj A hằng ngày sau kho ăn no bất ngờ dùng điện châm vào nó. Còn nhóm chuột B thì cho nó nhịn đói. Kết quả tỷ lệ bệnh viêm dạ dày của nhóm A nhiều hơn nhóm B. Điều này chứng tỏ rằng nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm dạ dày là do tinh thần căng thẳng, lo âu chứ chẳng phải do đói khát.
          Trong thế giới tự nhiên, chúng ta dễ dàng có những chứng cứ về việc ăn uống mà sống lâu. Như loài rùa mỗi ngày ăn ít cỏ rong mà tuổi thọ có thể sống đến hơn 100 năm. Còn loài cọp sư tử ăn rất nhiều loại thịt mà mạng sống thì ngắn ngủi. Thực tế cho ta thấy trong xã hội loài người cũng vậy, tuyệt đối không có hạng người phàm ăn tạp uống mà được sống lâu. Chúng ta thấy rất nhiều ông già bà cụ ở thôn quê hoặc nơi sơn dã, mỗi ngày họ chỉ ăn đạm bạc rau quả mà có thể sống đến 80, 90 tuổi, việc ấy có kỳ lạ không chứ ?
          4/ Nhân và quả của trường thọ :
          Sống lâu hay chết yểu chẳng có liên quan gì đến giàu có. Địa vị, học thức hay sự đẹp xấu . . .  nhưng lại liên quan mật thiết với tâm từ bi. Tục ngữ có câu “ Nhân giả thọ ” ( người có lòng nhân từ thì sống lâu ) con người có lòng nhân hậu, có tâm khoan dung với mọi người thì nhất định có quả báo tốt. Người nào đời nay được trường thọ là do đời quá khứ hoặc hiện tại có tâm thương yêu động vật, tôn trọng sự sống, người nào đời nay bệnh hoạn, chết yểu tất nhiên do đời này hoặc đời quá khứ sát hại sinh mạng sống người khác hoặc động vật.



NGŨ PHÚC LÂM MÔN (5 phước vào cửa ) Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét