Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

THIỀN CHÁNH NIỆM

 

THIỀN CHÁNH NIỆM

          Thiền chánh niệm hiện nay đang dùng cho nhiều mục đích trần gian, ở bệnh viện, trường học, quân đội, nhà tù v.v… Thiền mang lại nhiều lợi ích đến nỗi nhiều tu sĩ các tôn giáo khác cũng thiền tập và ứng dụng theo kiểu riêng của họ. Trong hàng ngàn sách viết về thiền tại Hoa Kỳ, có nhiều sách đồng hóa Phật giáo với các tôn giáo khác xem như kinh nghiệm thiền chánh niệm chủ yếu là để “ Hạnh phúc với cái bây giờ và ở đây ” và với tâm an lạc đó thì “ đạo nào cũng như nhau, và các giáo chủ đều ngang hàng nhau”. Và cũng có sách viết rằng nhờ thiền cho nên các tác giả trải qua các kinh nghiệm sâu sắc hơn về Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Do Thái giáo.v.v… Các pháp thiền này truyền dạy chánh niệm thường không nói gì về khổ, về nghiệp quả về tái sanh…

          Thực tập thiền chánh niệm như một lãnh vực với đời thường mà thành quả đạt được nhiều hơn cho đời sống trong thế gian này hơn là sự giải thoát xuất thế gian. Nhiều thiền tập đã xác chứng về lợi ích cụ thể họ đạt được từ việc thực tập thiền chánh niệm, lợi ích đó trải rộng sự tăng hiệu quả trong công việc giao tiếp tốt hơn cho tới sự bình an sâu hơn, từ bi hơn và tỉnh thức hơn. Tuy nhiên, trong khi các lợi ích đó có thể chắc chắn là có giá trị riêng, nhưng chúng không phải là mục tiêu tối hậu mà Đức Phật đưa ra như điểm cuối trong việc tu luyện của Ngài. Mục tiêu đó là thành tựu Niết bàn, phá hủy tất cả các lậu hoặc nơi đây và bây giờ, và giải thoát ra khỏi vòng tái sanh có từ vô tận.  Thực tập thiền chánh niệm như một cách để an tĩnh nội tâm, không có niềm tin tôn giáo. Nhóm người tu chánh niệm như một lãnh vực thuần tự nhiên xa ra khỏi những người tu học trong khuôn khổ của niềm tin trong Phật giáo. Nhóm người thứ hai, có niền tin Phật giáo bằng cách chấp nhận lời Phật dạy về hoàn cảnh nhân sinh đạt được tiếp cận với mục tiêu mà chính Đức Phật đã chỉ ra mục tiêu tối hậu của sự tu tập là giải thoát và giác ngộ, là niềm tin chân chính, sự chấp nhận các nguyên tắc và các triết thuyết lưu xuất từ niềm tin vào sự giác ngộ của Đức Phật.

           Chánh kiến có hai loại, chánh kiến thế gian và chánh kiến xuất thế gian. Chánh kiến thế gian dẫn tới thiện lành trong vòng tái sanh luân hồi. Nó liên hệ một sự chấp nhận về các nguyên tắc của nghiệp và quả của nghiệp, về sự phân biệt giữa các hành vi thiện và ác và về sự mở rộng vô biên về nhiều cõi luân hồi.

          Chánh kiến xuất thế gian là hiểu biết dẫn tới giải thoát toàn triệt ra khỏi luân hồi. Chánh kiến xuất thế gian là bước đầu trong Bát Chánh đạo và dẫn đường cho 7 yếu tố khác về hướng tịch diệt khổ đau.  Hai phong cách thiền tập khác nhau và thành quả đưa đến khác nhau.

          Thiền chánh niệm đưa đến an bình hơn, ngay cả tới các kinh nghiệm về tuệ. Nó có thể làm trong sáng tâm xóa các phiền não thô và dẫn tới sự chấp nhận bình lặng các thăng trầm của cuộc đời. Vì lý do đó, kiểu thực tập này không nên xem thường. Tuy nhiên, từ một điểm nhìn sâu hơn, hình thức thiền Phật giáo dùng cho đời thường này vẫn là bất hoàn. Nó vẫn bị buộc vào cõi sanh tồn hữu vi, vẫn còn buộc vào chu kỳ nghiệp và hậu quả của nghiệp.

          Tuy nhiên, thiền chánh niệm được nâng lên từ niềm tin sâu sắc vào Đức Phật như vị thầy giác ngộ toàn triệt, và được chiếu sáng từ trên bởi trí tuệ của Phật pháp, nó tìm được một khả năng mới mà phương pháp kia thiếu kém. Nó bây giờ vận hành với hỗ trợ của tâm xả ly, hướng tới giải thoát tối hậu. Nó trở thành chìa khóa để mở cánh cửa bất tử, phương tiện để thành đạt một sự tự do mà không bao giờ có thể bị mất, với như thế thiền chánh niệm siêu vượt qua các giới hạn của các pháp hữu vi, siêu vượt ngay cả chính nó, để tới mục tiêu thích đáng : xóa sổ tất cả các lậu hoặc của cõi sinh tồn và giải thoát ra khỏi vòng tròn vô thủy của sinh, già và chết.

  ( trích  NSGN số 296-11-2020 – Nguyên Giác dịch :  Chánh niệm của Bhantegunaratana. )

{]{

THIỀN CHÁNH NIỆM Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét