Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

SỰ KHÁC BIỆT SỰ DU NHẬP VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC

 

SỰ KHÁC BIỆT SỰ DU NHẬP VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC

Phật giáo Ấn Độ  giao thoa với văn hóa Trung Quốc, đã không xóa bỏ nền văn hóa Trung Quốc mà nó hòa nhập với văn hóa bản địa, đã làm giàu thêm văn hóa Trung Quốc không những ngôn từ ( đã tạo thêm Trung Quốc trên 5000 từ mới ) mà còn phát huy ra rất nhiều nhân tài, hiền triết kiệt xuất nổi tiến trong giới Phật giáo Trung Quốc . Như Thiền tông, Tịnh độ tông, Duy thức tông, Hoa Nghiêm Tông v.v  cùng với nhiều đại sư danh tiếng như. Đạo An, Trí Khải, Huệ Viễn, Huyền Trang , thời  cận đại các vị cao Tăng như HT Hư Vân, HT Tuyên Hóa, Đại sư Ấn Quang  v.v. cũng như ở thế tục các danh Nho, các nhà văn, nhà thơ thấm nhuần văn hóa Phật giáo như Lý Bạch, Tô Đông Pha v.v. . Và cũng nâng cao giá trị văn học của Nho gia càng thêm phong phú và thâm sâu hơn. Đã tạo nên Trung Quốc một nét văn hóa đặc thù, có tính thuyết phục đối với các nền văn hóa khác trên toàn thế giới. Có thể nói văn hóa Trung Quốc có một loại chữ viết đặc thù có một không hai so với các loại chữ viết của các dân tộc khác. Loại chữ viết này đã ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa các nước lân cận , như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ  v.v..

  Đặc trưng văn hóa Trung Quốc là nó có sức đồng hóa rất mạnh. Bất kỳ dân tộc ngoại lai nào dùng vũ lực xâm lược Trung Nguyên, không chóng thì chầy đều bị nền văn hóa phong kiến đó đồng hóa. Những vó ngựa của đoàn quân thiện chiến của Mông Cổ đã từng giẫm nát cả một phần bản đồ thế giới để kiến tạo nên một đế quốc mênh mông, nhưng sau khi chinh phục Trung Quốc để lập ra triều Nguyên thì những vó ngựa sắt kiêu hãnh đó dễ dàng bị khuất phục bởi những ngọn bút lông mềm mại, để cả một đế chế hùng cường với những thảo nguyên bát ngát nhanh chóng  tan biến trong nghiên mực của nền văn minh Hoa Hạ.

Với bề rộng và bề sâu của nền văn hóa Trung Quốc như thế, nhưng phải đối mặt với nền văn hóa phương Tây, để rồi biến thành văn hóa cổ xưa trở thành một văn hóa có xác không hồn. Văn hóa phương Tây du nhập vào Trung Quốc xóa sạch những gì mọi người dân Trung Quốc cho là thượng đẳng,cao quý, nay trở thành phế thãi. Như tôn xưng Đức Khổng Tử là vạn thế sư biểu, với đạo đức luân lý làm người như là Tam cương, ngũ thường, công dung ngôn hạnh. Nay người Trung quốc lại cho những  những điều lệ đạo đức ấy làm cảng trở sự phát triển của xã hội hiện nay. Vì thế họ ra sức phá bỏ tận gốc không thương tiếc.

Các nhà học giả Trung Quốc quay lưng với nền văn hóa truyền thống của mình, và cực lực xiển dương tôn sùng văn hóa phương Tây. Ngược lại các học giả phương Tây chán ngán và bế tắc với tư tưởng truyền thống của họ. Họ lại quay lại tìm về tư tưởng phương Đông để giải quyết những bế tắc trong nền tư tưởng của họ. Trong đó có nền văn hóa Phật giáo đã đáp ứng nhu cầu và đem lại sự bình yên hạnh phúc cho tâm hồn họ.

Đúng như lời phát biểu của nhà Bác học Vật Lý Albert Einsten (1879-1955 ) giải Nobel 1921. Ông nói rằng :  Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo toàn cầu, vượt lên mọi thần linh giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức, đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thế gồm mọi phương diện trên, trong cái nhất thể đầy ý nghĩa, Phật giáo sẽ đáp ứng đủ điều kiện đó.

Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với mọi nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo.  Phật giáo không cần xét lại những quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học.

Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.

Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có tôn giáo thì tôi phải là một Phật tử. Vì những gì tôi hiểu biết bây giờ, thì mấy ngàn năm qua kinh Phật đã nói hết rồi.

Những lời Phật dạy suốt trong 49 năm tại thế để lại cho nhân loại một nền văn hóa độc nhất vô nhị sống mãi với thời gian không gian, trên mọi lãnh vực, khoa học, chính trị, kinh tế, học thuật v.v.. Khoa học dù có phát triển đến đỉnh cao đến đâu cũng không thể giải quyết được những khúc mắt nội tâm của con người . Không thể giải quyết những thù hận, đau buồn trong tâm con người, mà chỉ làm tăng thêm thì có chứ giảm đi thì không hề. Và đằng sau cửa tử bên kia thế giới tâm linh của con người khoa học hoàn toàn bế tắc. Vậy nơi đây chúng ta thấy giá trị của lời Phật dạy cao quý như thế nào.

Khác biệt giữa hai sự du nhập văn hóa Phương Tây và văn hóa Phật giáo giao thoa với văn hóa Trung Quốc cho ta thấy rằng :

Văn hóa Trung Quốc được giao thoa bởi văn hóa Ấn Độ từ những bước chân truyền giáo của các vị sư Ấn Độ và theo chân của những người lái buôn qua lại giữa hai nước Ấn Độ và Trung quốc. Đem lại nét văn hóa hiền hòa, không những không xóa nhòa văn hóa Trung Quốc mà làm tăng thêm giá trị văn hóa Trung Quốc và tạo ra những nhân vật kiệt xuất cả đạo lẫn đời trong giới văn chương qua các thời đại xưa và nay.

Trái lại văn hóa phương Tây du nhập Trung Quốc theo những bước chân của những đoàn quân viễn chinh xâm lược,  của những thế lực quân sự phương Tây trong công cuộc thực dân bành trướng, trong thời gian kéo dài hàng thế kỷ. Theo bàn chân của những đoàn quân viễn chinh xâm lược, nền văn hóa phương Tây lan dần đến phương Đông , hình thành nên sự giao thoa văn hóa vĩ đại có thể nói là vô tiền truyệt hậu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Cuộc giao thoa này mang ý nghĩa khác hẳn cuộc giao thoa giữa hai nền văn hóa Ấn - Trung, khi Phật giáo từ Ấn Độ được truyền vào Trung Thổ. Vì cuộc giao thoa Ấn –Trung đó đã giúp Trung Quốc khai mở thêm những phần ẩn tàng trong cõi tư tưởng ban sơ để làm nảy sinh nào là Hoa Nghiêm tông,  Thiền tông v.v.. nào là tinh thần đạo học của Tống Nho, với những nhà tư tưởng lớn trùng điệp này sinh như Trí Khải, Cát Tạng, Chu Đôn Di, Lục Tượng Sơn, Vương Dương Minh..v.v…Cuộc giao thoa đó giống như cuộc hội ngộ giữa Nguyễn Du với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm  Tài nhân, để Tố Như có cơ duyên phát tiết anh hoa mà tựu thành  tuyệt tác truyện Kiều.

   Thay lời kết

  Đất nước Trung quốc với nền văn hóa vĩ đại tồn tại liên tục mấy ngàn năm, vẫn luôn là một trong những cái nôi minh triết của nhân loại, dù trên thế giới hiện nay, hai chữ Trung Quốc thường bị đồng hóa với những hình ảnh không được mấy tốt đẹp, như tham vọng trong chính trị, lừa đảo trong sản xuất, dối trá trong kinh doanh,  dung tục trong ứng xử. Những điển tích thơ mộng trong thi ca, triết học ngày xưa như Lý Trích Tiên ôm trăng chết theo dòng nước. Bá Nha đập đàn bên mộ Chung Tử Kỳ v.v.. chỉ còn là hình ảnh nhạt phai của một thời vang bóng.

 Tóm lược trích từ ý của bài “  Cõi đạo phương Đông trước tinh thần duy lý phương Tây ” báo NSGN số 263- 02/2018 tác giác Huỳnh Ngọc Chiến-  213 Trần Cao Vân T/p Tâm Kỳ )

{]{

          Đất nước Trung quốc với nền văn hóa vĩ đại tồn tại liên tục mấy ngàn năm, vẫn luôn là một trong những cái nôi minh triết của nhân loại, dù trên thế giới hiện nay, hai chữ Trung Quốc thường bị đồng hóa với những hình ảnh không được mấy tốt đẹp, như tham vọng trong chính trị, lừa đảo trong sản xuất, dối trá trong kinh doanh,  dung tục trong ứng xử. Những điển tích thơ mộng trong thi ca, triết học ngày xưa như Lý Trích Tiên ôm trăng chết theo dòng nước. Bá Nha đập đàn bên mộ Chung Tử Kỳ v.v.. chỉ còn là hình ảnh nhạt phai của một thời vang bóng.

Bộ triết học sử này ra đời vào giai đoạn   /  phương Đông phải đối mặt với sự tàn phá khốc liệt của những thế lực quân sự phương Tây trong công cuộc thực dân bành trướng, trong thời gian kéo dài hàng thế kỷ. Theo bàn chân của những đoàn quân viễn chinh xâm lược, nền văn hóa phương Tây lan dần đến phương Đông , hình thành nên sự giao thoa văn hóa vĩ đại có thể nói là vô tiền truyệt hậu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Cuộc giao thoa này mang ý nghĩa khác hẳn cuộc giao thoa giữa hai nền văn hóa Ấn - Trung, khi Phật giáo từ Ấn Độ được truyền vào Trung Thổ. Vì cuộc giao thoa Ấn –Trung đó đã giúp Trung Quốc khai mở thêm những phần ẩn tàng trong cõi tư tưởng ban sơ để làm nảy sinh nào là Hoa Nghiêm tông,  Thiền tông v.v.. nào là tinh thần đạo học của Tống Nho, với những nhà tư tưởng lớn trùng điệp này sinh như Trí Khải, Cát Tạng, Chu Đôn Di, Lục Tượng Sơn, Vương Dương Minh..v.v…Cuộc giao thoa đó giống như cuộc hội ngộ giữa Nguyễn Du  với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm  tài nhân, để Tố Như có cơ duyên phát tiết anh hoa mà tựu thành  tuyệt tác truyện Kiều.

Còn cuộc giao thoa văn hóa giữa phương Đông với phương Tây từ khoảng đầu thế kỷ thứ 19 lại hoàn toàn khác hẳn. Toàn thể cõi đạo vô ngôn phương Đông- ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến nền văn hóa Trung Quốc, vốn luôn Lãng đãng cùng “ cánh bướm Trang Châu” với những phương trời tư tưởng “ huyền chi hựu huyền, ” “ sắc tức thị không, không tức thị sắc” tựa hồ đã chịu một cơn chấn động dị thường, khi đối mặt trước cung điện duy lý đồ sộ của phương Tây với những hệ thống khái niệm cực kỳ phong phú. Sự ưu việt không thể chối cãi của nền  khoa học kỷ nghệ Âu Châu trên phạm vi toàn cầu đã tạo ra một thông lộ thênh thang để cho cơn hồng thủy tư tưởng phương Tây tràn vào và nhấn chìm hầu như toàn bộ não trạng của chúng ta vào đại dương duy lý. Các bậc thức giả  phương Đông dường như thấy choáng ngợp khi dối mặt với những hệ thống tư tưởng mới mẻ đó, nên họ lúng túng trong quá trình tiếp cận, xem chúng như là cái gì quá ưu việt, tân kỳ.

Đặc trưng văn hóa Trung Quốc là nó có sức đồng hóa rất mạnh. Bất kỳ dân tộc ngoại lai nào dùng vũ lực xâm lược Trung Nguyên, không chóng thì chầy đều bị nền văn hóa phong kiến đó đồng hóa. Những vó ngựa của đoàn quân thiện chiến của Mông Cổ đã từng giẫm nát cả một phần bản đồ thế giới để kiến tạo nên một đế quốc mênh mông, nhưng sau khi chinh phục Trung Quốc để lập ra triều Nguyên thì những vó ngựa sắt kiêu hãnh đó dễ dàng bị khuất phục bởi những ngọn bút lông mềm mại, để cả một đế chế hùng cường với những thảo nguyên bát ngát nhanh chóng  tan biên trong nghiên mực của nền văn minh Hoa Hạ. Mấy trăm năm sau, khi người Mãn chiếm xong Trung Quốc để lập nên đế chế Đại Thanh thì cũng bị đồng hóa dần với nền văn hóa bản địa để cho ra đời bộ bách khoa khổng lồ trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là Tứ Khố Toàn Thư dưới đời Càn Long, với hơn 800 triệu chữ. Sức thâu hóa mãnh liệt đó giống như “ Hấp tinh đại pháp” của Nhậm Ngã Hành, luôn có khả năng hấp thu nội lực của kẻ địch để biến thành nội lực của bản thân mình. Nhưng khi đối đầu với tinh thần duy lý của phương Tây thì nền văn hóa Trung Quốc gần như tan hoang tinh thể, nó không những mất đi khả năng đồng hóa vốn có, mà bản thân bị tê liệt và biến tướng “ Hấp tinh đại pháp ” tựa hồ như trúng phải “ Hàn băng chân khí” cực kỳ bá đạo của Tả Lãnh Thiền !

Người ta nôn nóng muốn phá hủy hết những giá trị cũ để mở rộng cửa và mở rộng lòng đón nhận những làn gió phương Tây thổi đến như một làn sinh khí mới, nhằm mong muốn vươn lên tầm cao của thời đại từ phương Đông già cỗi ! Những giá trị cũ bị  phá bỏ không thương tiếc. Vì vạn thế sư biểu Khổng Tử bị hạ bệ, Nho giáo bị lên án như một vật chướng ngại, ngăn cản con đường tiến hóa của lịch sử. Những hệ thống tư tưởng sáng sủa của phương Tây với những khái niệm rõ ràng, minh bạch hấp dẫn những não trạng phương Đông vốn chỉ quen với lối suy diễn ỡm ờ “ vô khả, vô bất khả”,  “ ngã thuyết…. tức phi…. Thị danh…”  Ngay các bậc thiên tài thượng trí như Đại sư  Vivekananda mà ban đầu còn choáng ngợp trước phương Tây, huống gì người khác. Chỉ sau khi qua Âu Mỹ diễn thuyết một thời gian, ông mới quay về Ấn Độ, kêu gọi người dân quay về lại với truyền thống tâm linh dân tộc.

Trong khi hầu hết các thức giả phương Đông đều quay lưng với những giá trị phương Đông để vội vã suy tôn những hệ tư tưởng phương Tây thì chính một triết gia lỗi lạc phương Tây là Heidegger lại chỉ ra hiểm họa của “ Hàng băng chân khí” đó. Ta thử đọc một đoạn thức giả Nhật Bản với triết gia Heidegger về ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.

 Người Nhật :  Người ta đã thấy sự thống trị không thể phủ nhận của lý trí Âu châu các ông được khẳng định qua sự thành công của tính duy lý, mà sự tiến bộ kỷ thuật đang phơi bày ra trước mắt từng phút, từng giờ.

 Heiddegger : Sự mù quáng đó lớn mạnh đến mức người ta không còn khả năng thấy được tiến trình Âu hóa con người và trái đất đã gây tổn hại đến những điều tinh yếu ở tận cội nguồn. Dường như tiến trình đó khiến cho mọi cội nguồn đều trở nên khô cạn.

 Tôi muốn dùng lời đối thoại này làm điểm quy chiếu nhỏ khi đọc cuốn sách này, để cùng bạn đọc có dịp suy ngẫm xem về “ tiến trình Âu hóa con người và trái đất đã gây tổn hại đến những điều tinh yếu ở tận cội nguồn” đang diễn ra trên toàn cõi địa cầu trong lĩnh vực tư tưởng, mà Trung Quốc chính là nơi chúng ta có thể cảm nhận rõ nhất, khi nó là quốc gia đầu tiên của châu Á biến thành vùng đất cho sự hoàn tất của tư tưởng phương Tây.

Được du nhập vào từ phương Tây, hết triết thuyết này đến triết thuyết nọ thay nhau chế ngự cõi tư tưởng phương Đông. Rồi đến lượt phép biện chứng đăng quang như một đỉnh cao trong triết học. Nó mê hoặc giới trí thức ở thời kỳ đầu thế kỷ 20, được xem như là câu thần chú “ Vừng ơi, mở cửa ra” để giải quyết mọi bế tắc trong triết học, và mở ra những chân trời bao la cho tư tưởng. Nhưng thực tế lịch sử chứng minh rốt cuộc phép biện chứng, dù duy tâm hay duy vật , cũng chỉ là một hệ thống phương Tây khác. Chúng hoàn toàn không thể giải quyết rốt ráo những vấn đề của tư tưởng  và xã hội. Trong qúa trình phát triển của lịch sử triết học, không bao giờ có một hệ thống triết học nào phát sinh từ lý tính mà có thể mang giá trị bền vững, dù nó được chống đỡ bất kỳ một thế lực nào. Bởi bản chất của lý tính là mẫu thuẫn và xung đột, nên cái trò triết học và sau phủ định triết học trước vẫn mãi mãi diễn ra trong quá trình phát triển lịch sử đúng theo quy luật “ Trường giang hậu lãng thôi tiền lãng”. Trên dòng sông luôn trôi chảy, con sóng sau sẽ xô ngã con sóng trước. Điều đó hoàn toàn thuận với tự nhiên. Phép biện chứng, dù là duy tâm hay duy vật, cũng chỉ là sản phẩm của ngôn ngữ và lý trí, do nhân duyên hòa hợp mà thành, nên cũng như mọi loại triết học duy lý khác, nó cũng chỉ là con sóng nối tiếp bao con sóng trên dòng sông lịch sử, dù ta có cố công thổi phồng giá trị của nó bằng bao nhiêu ngôn từ đẹp đẻ. Nếu có hệ thống triết học nào đó được loài người xem là chân lý thì hẳn đã không còn những cuộc tranh luận về triết học kéo dài hơn mấy ngàn năm, và có lẽ kéo dài cho đến ngày tận cùng của loài người.


 

SỰ KHÁC BIỆT SỰ DU NHẬP VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét