Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

PHÁ CHẤP

 

PHÁ CHẤP

          Việc chung của các pháp hành là làm sao để dòng tương tục mất lực, nên tất cả pháp hành thuộc các thừa xuất thế đều nhằm vào việc phá bỏ tướng tương tục này,  theo hai phương cách :  Một là đưa đa niệm về nhất niệm. Ngay cái nhất niệm ấy, đủ cơ duyên bùng vở thì kiến tánh. Theo cách này thì có tham công án, niệm Phật tam muội v.v… Hai là, đưa thẳng từ đa niệm về không niệm, đủ cơ duyên chân tánh hiển lộ. Theo cách này thì các pháp hành thuộc tông Tào Động như biết vọng không theo v.v.

          Tu hành bước đầu tiên thường là tìm nơi yên tĩnh để điều phục vọng tâm, nhưng có người không dùng chỗ yên tỉnh để dụng công mà làm chỗ bình yên cho mình. Dù đã phát Bồ đề tâm, nhưng không tha thiết với việc khai mở trí tuệ hay tiêu trừ tập nghiệp. Tu càng lâu sợ cảnh càng nhiều, thấy việc gì có khả năng gây rắc rối cho mình liền tránh, dù việc ấy cần thiết lợi ích cho người. Một môi trường tốt, rốt cuộc trở thành công cụ giúp mình tăng thêm yếu đuối, một dạng của sự chấp ngã. Đó là do không nắm được ý chỉ của việc tu hành, Lý không thông nên trên sự thành như vậy.

          Thiền môn, phá tâm phân biệt là việc quan yếu, phản quan tự kỷ bổn phận sự là quan trọng. “ Nghe hay thấy…thảy đều quay lại mình, chớ hướng ra ngoài phê phán”. Nhưng phận sự không nhớ, phân biệt tăng thạnh, phân biệt càng tăng cố chấp càng thêm kiên cố, trở thành kẻ phàm tục tử ở trong thiền môn mà trở thành kẻ trần tục, ở thiền môn mà còn phân biệt nhiều hơn cả thường dân. Điều kiện thuận lợi cho việc tu hành hóa ra chỉ giúp kiên cố cho cái ngã.

          Tuy là người ở Thiền môn, nhưng chỉ thích trang bị kiến giải của mình bằng kinh luận, quên mất việc an định nội tâm, bỏ phế thiền định, chạy theo sách vở, bằng cấp địa vị…Lời nói ra trước sau bất nhất, ngã chấp không trừ, chỉ lấy kiến giải làm chỗ thọ sinh, nên không tránh khỏi đố kỵ, thị phi tranh cải.

          Kẻ thì bằng cấp càng cao nhưng nghiên cứu không tới, tu hành không chuyên, thường hay phát biểu trái với tinh thần kinh luận, chỉ biết lấy việc đông người ủng hộ làm chỗ thọ sinh. Đâu biết Bồng nguyên soái chỉ vì lựa chỗ đông người mà hóa thành Bát Giới. Đường dữ khó tránh, mình người chung đường.

          Còn kẻ biết dụng pháp đúng với căn cơ của mình,  tâm lại không tha thiết với việc tu hành, nhưng điều kiện tu hành không thường. Gia duyên ràng buộc, Phật sự nối tiếp… Miên mật không đủ nên kết quả cũng không tròn.   Rất nhiều nguyên nhân để trong cái ưu còn nhiều cái khuyết, trong cái tích cực vần còn nhiều cái tiêu cực. Song đó là điều không thể tránh được ở thế giới này. Một thế giới mà sự tương đối ngự trị ở đó. Vì thế không thể mà cũng không nên đòi hỏi một cái toàn triệt, chỉ cần ưu nhiều một chút, tích cực tăng thêm một chút, thì nạn tai giảm thiểu, người khổ cũng vơi.

 Phật giáo, học pháp hay tu hành không ngoài việc giúp hành giả phá trừ ngã chấp và pháp chấp. Bởi ngã pháp không trừ thì trí tuệ không phát, Bi mẫn không tròn. Cho nên …chẳng kể tại gia hay xuất gia, chẳng kể Đại hay Tiểu, chẳng kể học vị hay không học vị, chẳng kể Thiền môn hay Tịnh độ, chẳng kể ngồi lâu hay mau, quan trọng vẫn là không chấp. Chúng sanh không chấp, chúng sanh là Bồ tát. Bồ tát nếu chấp, Bồ tát là chúng sanh. Đại thừa mà chấp, Đại liền thành Tiểu, Tiểu thừa không chấp, Tiểu chính là Đại. Đó là những điều Phật tử cần phải nhớ. Lý thông rồi thì Sự mới hy vọng tốt. Lý đã không thông thì Sự chẳng thể tốt đẹp gì.

( Trích: Phá chấp căn bản của sự tu hành : Chân Hiền Tâm- NSGN só 257- 8/2017 )

 

 “ Vạn ban đới bất khứ, duy hữu nghiệp tùy thân” :  Sau khi chết không thể mang theo được những gì, ngoài cái nghiệp bám theo chiếc thân khô héo này .

  “ Nhất tiếu giải thiên sầu ”. Một nụ cười hóa giải được ngàn nổi sầu ưu.

{]{

PHÁ CHẤP Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét