Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

NHỮNG LỜI KHUYẾN TẤN TU HỌC “BỒ ĐỀ TÂM VĂN”

 

NHỮNG LỜI KHUYẾN TẤN TU HỌC “BỒ ĐỀ TÂM VĂN”

 Của Đại Sư Thật Hiền

          Những câu khuyến khích như sau:  Nguyện có lập thì chúng sanh mới độ nổi; Tâm có phát thì Phật đạo mới thành. Cái tâm quảng đại không phát, cái nguyện kiên cố không lập, thì dẫu trải qua nhiều đời nhiều kiếp như cát bụi, cũng y nhiên vẫn ở trong phạm vi luân hồi. Tu hành dẫu có, cũng chỉ toàn là lao ngục, khổ sở một cách vô ích.  Kinh Hoa Nghiêm nói: “ Quên mất tâm Bồ đề, mà tu hành các thiện pháp thì gọi là hành động của ma vương”. Quên mất còn thế huống chi chưa phát. Muốn học Như Lai thừa thì trước phải phát Bồ đề nguyện không thể chậm trễ.

 - Xuất gia thì dễ, giữ toàn giới luật rất khó. Giới trai không giữ, lãng phí công tu hành, dẫu có cạo râu tóc thật là luống uổng.

- Tu hành thì dễ, nhưng khó gặp đặng minh sư. Cậy mình tánh thông minh uổng phí công tu hành, tu đui luyện mù như vậy rất luống uổng.

- Nhiễm việc trần thì dễ, thoát trần thật khó. Niệm Phật thì dễ, nhất tâm rất khó, tâm khẩu in nhau, miệng niệm Đức Di Đà, trong tâm tán loạn, rát lưỡi mỏi miệng, tu hành như vậy thật luống uổng.

- Học đạo thì dễ, tỏ ngộ chí đạo thật khó, tin có Phật mà không tu hành thì phí công hao sức, luận nói không không vậy thật rất luống uổng.

          Có 8 hạng người phát tâm phát nguyện tu không đồng nhau, thế nào là tám :

Đó là : Chánh tu, tà tu, Chân tu, ngụy tu, đại tu, tiểu tu, thiên tu và viên tu. Trong tám hạng này, lấy chánh bỏ tà, lấy chân bỏ ngụy, lấy đại bỏ tiểu, lấy viên bỏ thiên.

- Phát nguyện tu hành, không xét thấu tâm mình, rõ biết việc ngoài đời, hoặc tham cầu lợi dưỡng, muốn nổi tiếng được nhiều người khen, hoặc tham đắm ngũ dục, cùng trông mong quả báo đời sau, phát tâm nguyện như vậy, gọi là tà tu, làm bà con với ma quỷ, không phải đệ tử của Phật. Tu như vậy gọi là tà tu.

          - Có người phát tâm nguyện tu hành trong mọi giờ mọi khắc không quên. Trước cầu quả Phật, sau mong dạy dỗ người đời, nghe nói tu đạo trải qua nhiều kiếp mới thành, tâm không nhút nhác, lui sụt; xem lại người đời khó độ, không sanh lòng nhàm chán mỏi mệt, như đi lên núi cao muôn trượng, đi lên đến đỉnh, như lên tháp chín tầng, quyết đi cho tới tầng chót. Phát tâm như vậy mới gọi là chân tu.

          -Có hạng người phát tâm nguyện tu trì, nhưng gây tội hoài không bỏ, lầm lỗi không chừa, trong lòng đục loạn đảo điên, ngoài bày hiện tướng thầy tu, trước siêng sau nhác, tuy có lòng tốt nhưng bị danh lợi làm bại, tuy có tu các việc lành, nhưng lại gây nhiều tội lỗi, vấy nhơ khó hết, phát tâm như vậy, dối làm sa môn gọi là ngụy tu.

          - Có người phát tâm nguyện, độ người thành Phật hết rồi, tâm nguyện tôi mới hết, tôi lên ngôi Phật rồi, tâm nguyện tôi mới thành, phát tâm như vậy, mới gọi là căn khí Đại thừa, gọi là Đại tu.

          - Có người phát tâm nguyện tu, xem trong ba cõi là lao ngục, xem con đường sanh tử này như oan gia cừu thù, nguyện độ cho mình thôi, không có tâm từ bi tế độ cho ai, phát tâm nguyện tu hành như thế gọi là căn tính hạ liệt Tiểu thừa gọi là tiểu tu.

          - Có người phát tâm nguyện tu hành, ngoài cái thân này thấy rõ có người đời cùng là các loài kia, thấy có tôn giáo đạo Phật, nguyện độ người đời, nguyện cho mình thành Phật, công cả đó nhớ hoài không quên, tri kiến như vậy không bỏ, phát nguyện tu như vậy gọi là thiên tu ( thiên là lệch không đúng mục tiêu ).

          Có người phát tâm nguyện tu cái hạnh này, biết trong mình có tính chúng sanh, quyết lòng độ cho hết, biết mình có Phật tánh bên trong, quyết tu cho thành quả Phật, thấy trong thế gian muôn sai ngàn biệt đều do từ cái tâm này tạo hóa ra, dụng tâm tu lớn như hư không, phát nguyện lớn như hư không, lập hạnh như hư không, chứng đạo quả vị Phật như hư không, không chấp cái tướng lớn như hư không đó mới đặng, phát tâm nguyện tu như vậy, mới xứng đáng là Đại thừa viên mãn Bồ tát  gọi là viên tu.

          Xét tám hạng này phân ra, tà tu, chánh tu, ngụy tu, đại tu, tiểu tu, thiên tu và viên tu. Bây giờ bỏ tà, bỏ ngụy, bỏ tiểu, bỏ thiên. Nỗ lực siêng  Chánh tu, chân tu, đại tu, và viên tu. Phát tâm như vậy mới gọi là phát tâm làm Phật, chánh tâm làm Phật là cội gốc tông chỉ, trăm ngàn muôn các việc lành, trước phải giữ làm mười điều nhớ ân rồi mới phát tâm Bồ đề đó mới đặng, thế nào là mười điều nhớ ân ?

          - Điều thứ nhất nhớ ân Phật Tổ

          - Điều thứ hai phải nhớ ân cha mẹ

          - Điều thứ ba  phải nhớ ơn sư trưởng

          - Điều thứ tư phải nhớ ơn đàn na tín thí

          - Điều thứ năm phải nhớ ơn người đời và các loài kia khác

          - Điều thứ sáu nhớ sáu nẻo luân hồi là khổ, lo cầu giải thoát

          - Điều thứ bảy phải tôn trọng tánh linh của mình

          - Điều thứ tám phải gắng bỏ trừ nghiệp chướng

          - Điều thứ chín cần gấp sớm tối nhất tâm niệm Phật cầu về Tây phương

          - Điều thứ mười phải cầu nguyện chánh pháp Phật trụ thế lâu dài.

            Ở thế tình niệm không rồi, xuất gia đạo niệm không toàn, hai đường đều mất hết, tội trọng này thiệt khó trốn đặng.  Thân đời này không độ, để chờ đợi thân sau làm sao độ. Một khi mất thân này muôn kiếp khó gặp lại, giả sử có lại được thân người cũng khó gặp được giáo pháp mà tu hành, vẫn đi trong luân hồi sanh tử. Đạo đời đều mất cơ hội làm thân người khó được lại, vì thế nên cố gắng tu ngay từ bây giờ.  Thân mạng ngày nay dẫu còn, khó bảo đảm ngày mai, vậy đại chúng cố gắng siêng tu không hẹn ngày giờ.

          Phổ khuyến Bồ đề tâm :   “ Rõ ràng thay, ngày tháng 100 năm chỉ là phút chốc, cái ảo thân tứ đại há được dài lâu ?  càng ngày càng đắm trần lao, mỗi lúc mỗi vương nghiệp thức, chẳng hiểu biết sự viên minh của tự tánh, chỉ buông tuồng theo cái tham dục của sáu căn. Công danh rốt cuộc chỉ là giác mộng to, phú quý vinh hoa hơn người không tránh khỏi hai chữ vô thường, cậy mình cậy nó rốt cuộc thành không, khoe giỏi khoe tài cuối cùng chẳng thực.

{]{

NHỮNG LỜI KHUYẾN TẤN TU HỌC “BỒ ĐỀ TÂM VĂN” Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét