Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

CHO CON CÁ , CẦN CÂU HAY KIẾN THỨC ?

 

CHO  CON CÁ , CẦN CÂU HAY KIẾN THỨC ?

          Có một anh chàng nọ  đi câu cá, hôm ấy anh câu được nhiều cá, trên đường anh đem cá về, gặp một người ăn xin, anh động lòng thương, anh cho người ăn xin một số cá. Anh cho xong  anh cảm thấy rất vui vì nghĩ mình đã làm được một việc tốt có lợi ích cho người khác. Khi về đến cổng làng anh gặp vị trưởng thôn, anh khoe hôm nay anh đã làm được một việc tốt là cho người ăn xin một số cá của anh câu được. Vị trưởng làng khen anh nhưng mà chưa bèn lòng lắm, ông nói việc làm của anh tốt nhưng chưa đủ, anh ta bàng hoàng hỏi vì sao ? Trưởng làng nói, anh cho cá người kia hôm nay họ ăn hết ngày mai họ vẫn còn đói thiếu, nếu anh cho luôn cái cần câu thì người đó sẽ có cá ăn nhiều ngày. Anh chàng câu cá nghe nói thấy có lý. Hôm sau anh đi câu cá gặp lại người ăn xin, anh cho cá và cả cần câu nữa, anh nghĩ việc làm lần này sẽ tốt hơn và hoàn thiện rồi. Anh về lại khai trình với ông trưởng làng là anh đã cho cả cá và cần câu, hy vọng người kia sẽ luôn có cá ăn. Người trưởng làng lại nói cho cần câu cũng chưa hẳn là tốt hoàn toàn, vì cho cần câu mà không chỉ cách câu, câu ở địa điểm nào mới có cá. Nếu cho cần câu mà không chỉ cách câu thì cũng bằng không. Thật vậy ngày hôm sau anh gặp lại người ăn xin, thấy ông ta bỏ cần câu vào một góc, anh ta lại bày cho người kia cách câu cá và địa điểm câu. Lần này anh lại về trình với ông trưởng làng là anh đã bày chỉ cách câu cá cho người kia rồi. Ông trưởng làng lại nói cũng chưa hoàn toàn rốt ráo là toàn thiện, sao anh không chỉ bày cho người ăn xin kia thay đổi cái cách sống ăn xin, hãy chỉ cho ông ta con đường tự lập, thay đổi tư duy, thay đổi tập quán cũ, thì cuộc đời người kia mới thực sự thoát nghèo bền vững, như thế mới thật sự là toàn thiện.  Chỉ cho con đường đi quan trọng hơn là cho cây gậy dò đường là vậy , hay cho vàng không bằng dẫn đường đi buôn./.

{]{

Chứng nhập Niết bàn là Phật tánh đã được hiển lộ. Đạo Phật lấy Khổ đế làm tiền đề và lấy Diệt đế làm kết đề.  Niết bàn theo nghĩa Phật giáo Đại thừa là Niết bàn Vô trụ “ Vì có Đại bi nên không an trụ nơi Niết bàn – Vì có Đại trí nên không cuốn theo sanh tử. Nguyện tự tại ở trong sanh tử để hóa độ chúng sanh.

           Pháp thân, kinh Pháp Hoa gọi thế gian tướng thường trụ. Đức Phật nói trong kinh A Hàm như sau : “ Này A Nan ! không nên nghĩ rằng, sau khi Như Lai diệt độ, sẽ không còn người che chở và nương tựa – Pháp và Luật mà ta đã thuyết giảng sau khi Ta giác ngộ sẽ là nơi che chở và nơi nương tựa của ông ”.

          Báo thân còn gọi là Ứng thân hay Thọ dụng thân, Công dụng thân, Thực thân. Báo thân có nghĩa là cái thân báo đền, cái thân được tưởng thưởng.

          Kinh Kim Quang Minh, phẩm Như Lai Thọ lượng ( Thọ mạng của Như Lai ). Phật không hề diệt độ, chánh pháp cũng không hề diệt, vì muốn thành thục cho chúng sanh mà Phật thị hiện là có diệt độ. Phật Thế Tôn là bất khả tư nghì. Như Lai là thân thường trụ, vì muốn lợi ích cho chúng sanh mà ngài hiển bày vô số trang nghiêm.

          Khi nhập Niết bàn Ngài đã nói : “ Sau khi Ta nhập diệt, kẻ nào thấy pháp là thấy Ta ”.

          Phật có hai thân, Sắc thân và Pháp thân, tức là cái thân vật chất, thân kia là Pháp thân, tức là cái thân của chân lý. Pháp thân bất hoại như kim cương, cấu tạo nên bản chất của sự giác ngộ và một là cái sắc thân phải bị biến đổi, chuyển hóa, hẳn đã xuất hiện trong tâm trí những người Phật tử, một loại thân vĩnh hằng là Pháp thân, thân tạm thời là sắc thân.

{]{

CHO CON CÁ , CẦN CÂU HAY KIẾN THỨC ? Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét