Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

NGHĨA DANH HIỆU QUÁN THẾ ÂM

 

NGHĨA DANH HIỆU QUÁN THẾ ÂM

           Trong các kinh luận danh hiệu Quán Thế Âm có nhiều danh hiệu. Quán Âm là tên gọi tắt của Bồ tát Quán Thế Âm. Quán Thế Âm là danh hiệu có nguồn gốc từ tiếng Phạn Avalokitesvara là thành ngữ được dân tộc Aryan tại Ấn Độ thời cổ đại sử dụng và lưu truyền. Từ xưa đến nay thuật ngữ tiếng Phạn này được dịch âm thành nhiều danh hiệu.

  Danh xưng của Phật và Bồ tát thì chứa đựng “ ý nghĩa thâm diệu về tự thân các ngài”. Do vì danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm xưa nay có nhiều dị thuyết, người này lập luận người kia bác bỏ, cho đến hôm nay chưa có được kết luận nào làm tiêu chuẩn. Sở dĩ ngài có danh xưng đa dạng là vì do tích hợp nhiều quan điểm từ các lãnh vực mang tính lịch sử, tính địa lý, nên đủ thấy duyên phận của chúng sanh đặc biệt sâu dày.

Xét về cách dịch ý từ danh xưng tiếng Phạn này, cựu dịch là Quán Thế Âm, tân dịch là Quán Tự Tại. Ngoài ra, còn có thể nêu các tên gọi khác nhau như Khuy Âm, Quán Doãn, Quán Thế Tự Tại, Thế Tự Tại, Quán Thế Âm Tự Tự, Quán Thế Âm, Hiện Âm Thanh..

Danh hiệu Quán Thế Âm là dịch theo ý, danh hiệu Quán Tự Tại là dịch theo âm tiếng Phạn. Phái tân dịch cận đại chủ trương danh xưng Quán Âm trong tiếng Phạn là Avalokitesvara ) A- Phược- Lộ- Chỉ- đế- thấp- phạt- la ). Quán Tự Tại là dịch đúng cái tên gọi Quán Âm, Quán Thế Âm là dịch sai, cựu dịch thành Quán Thế Âm, Tân dịch là Quán Tự Tại, Quán Tự Tại là dịch đúng ngữ, là cách trực dịch, còn Quán Thế Âm là dịch theo ý, người dịch dựa theo ý nghĩa vị Bồ tát lắng nghe âm thanh cuộc đời mà cứu độ chúng sanh nên có danh từ Quán Thế Âm là dịch theo ý, còn Quán Tự Tại là dịch theo chữ.

Tóm lại có 4 cách phiên dịch :

1/ Dịch đối phiên :   chữ theo chữ-  2/ Hội ý phiên :  dịch theo ý – 3/ Tăng tự phiên : dịch thêm chữ - 4/  Dị sự phiên : dịch căn cứ vào sự kiện.  Avalokita :  dịch là Quán, Isvara dịch là Tự Tại, đây là cách dịch đối phiên. Avabhasa có nghĩa là Quang, cho nên  ava cũng được gọi là quang, Avaloka có nghĩa là Quán, đây thuộc về cách tăng tự phiên. Loka (i)svara trong tân dịch gọi là Quán (thế ) Tự Tại, vậy thì sẽ không có cách tăng tự phiên sao ? Ý nghĩa chân thật của Lokita là Thế, svara là Âm. Do một chữ bao gồm hai nghĩa, cho nên gọp lại gọi là Âm Tự Tại, một chữ hai nghĩa như vậy nên không thể nào bảo nghĩa này đúng nghĩa kia sai.

 Như vậy, danh hiệu Quán Thế Âm hay Quán Tự tại là hai danh hiệu được các nhà phiên dịch dùng trong kinh điển và được hai giới tại gia và xuất gia luôn xưng tụng, trở thành truyền thống, dù sai hay đúng cũng như nhau. Thực tế danh hiệu Quán Thế Âm từ xưa đến nay đã làm chỗ dựa tinh thần cho tất cả chúng sanh nương tựa mà tu tập, hóa giải nghiệp chướng và giải trừ những nổi khổ niềm đau trong cuộc sống, đem lại niềm hạnh phúc an lạc trong cuộc đời bất cứ nơi đâu và thời gian nào cũng vậy.

{]{

 Giáo lý đạo Phật dạy mọi người tu tập để giải quyết khổ đau ngay trong hiện tại, chứ không phải đi tìm thế giới thần tiên đâu xa. Chúng ta phải biết rằng đạo Phật là đạo khó học, khó làm, nên chi các tà sư, ác hữu xét không ra nhìn không thấu, như ếch nằm dưới đáy giếng dòm trời, như người mù mất gậy, mơ mơ màng màng, như người mớ ngủ, chỉ mượn cái ảnh hưởng và đem cái tư tưởng riêng mà bào chế lộn nhau, rồi đặt chuyện đặt điều, đặt danh hiệu, cổ động 10 phương hô hào 8 hướng, một là hảo danh muốn làm thầy người, hai là tham lợi muốn cướp của chúng, ai vô duyên bạc phước mà gặp mấy thầy ấy, thì sống đã hết nhà, còn chết thì thầy trò đều bị đọa vào địa ngục.

 Lời nhận xét bối cảnh thời Phật giáo suy vi nước ta thời Pháp đô hộ. của HT …

{]{

NGHĨA DANH HIỆU QUÁN THẾ ÂM Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét