Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG

 

NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG

          Những bậc thượng căn có xuất thế trí, các ngài tiếp cận với “Chân đế ” hay “ Đệ nhất nghĩa đế” một cách dễ dàng. Cõi tục đế thiên sai vạn biệt ngôn ngữ vẫn luôn là “ phương tiện thiện xảo” để giúp ta thể hiện sự giao tiếp về cảm xúc lẫn tư tưởng. Muốn  siêu việt được ngôn ngữ để đón nhận được diệu nghĩa của kinh “ Lăng già”, thì  ta phải cần đến chánh ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện giúp ta siêu việt được chính nó, nghĩa là ta phải vượt qua cái mà chúng ta dùng chính nó để làm phương tiện vượt qua. Cho nên “ Kinh Lăng Già” luôn nhắc nhỡ ta phải tiếp thu ngôn thuyết như thế nào để có thể hiểu được cái “ ý tại ngôn ngoại” mà nghe được âm thanh ngoài dây đàn “huyền ngoại chi âm” suốt kinh văn luôn vang lên những lời nhắc nhỡ, “ Chân thực ly văn tự,  Như Lai bất thuyết đọa văn tự pháp”. Cái chân thực thì xa lìa văn tự, Như Lai không thuyết giảng pháp sa vào văn tự.  “ Tông thú dữ ngôn thuyết tự chứng cập giáo pháp, nhược năng thiện tri giác, bất tùy tha vọng giải”  , Người nào khéo hiểu được sự khác biệt giữa chứng ngộ và ngôn thuyết, giữa tự chứng với giáo pháp thời kẻ đó không còn mắc vào những kiến giải sai lầm.

           Ẩn dụ ngón tay chỉ mặt trăng là một minh họa nổi tiếng trong kinh Lăng Già nói về mối tương quan giữa chứng ngộ và ngôn thuyết, giữa ngôn ngữ và ý nghĩa. Ta phải nương theo ngón tay để nhìn thấy mặt trăng. Muốn thấy được mặt trăng thì phải hiểu “ ý tại ngôn ngoại”. Hễ cứ chấp vào kinh văn thì ta lấy ngón tay chỉ mặt trăng làm mặt trăng. Cũng thế cứ chấp vào văn tự kinh điển cho là chân lý, thì không tìm ra chân lý.

          Đại sư Suzuki đã dựa theo tinh thần kinh Lăng Già mà cảnh báo bằng những lời thống thiết .  Sự tương quan giữa ngôn ngữ và ý nghĩa hoặc giữa văn tự và thực tướng, hoặc giữa ngôn thuyết và chân lý, cũng giống như sự tương quan giữa ngón tay và mặt trăng. Cần phải có một ngón tay để chỉ mặt trăng, nhưng không nên chấp ngón tay làm mặt trăng. Nếu chúng ta chấp văn tự, hoặc ngôn thuyết làm chính tự thân của thực tại thì điều đó cũng gây nên các hậu quả tai hại tương tự. Những kẻ nào không thể rời mắt được khỏi đầu ngón tay sẽ không bao giờ liễu ngộ đệ nhất nghĩa đế của các pháp

 ( Trích : Ngón tay chỉ mặt trăng thông điệp kinh Lăng Già- Huỳnh Ngọc Chiến – NSGN- số 295 – 10/2020.)

Đọc kinh Đại thừa : Bỏ văn tự để được nghĩa- lìa nghĩa để liễu tâm. Trong cõi tư tưởng thâm áo của Phật môn, đọc kinh Lăng Già hay Kim Cương nói riêng hay kinh Phật nói chung, nếu quá câu nệ vào kinh văn thì e vô cùng khó hiểu, khó lòng nhận ra đâu là chổ áo diệu, thâm huyền và vẫn cứ “ mang nhiên vô sở đắc ”.

          Các bậc cao Tăng thượng sĩ đem cái trí xuất thế đi vào cõi ngôn ngữ để hoằng dương chánh pháp, cho nên mỗi chữ đều là Cam lồ, mỗi câu đều là pháp bảo giúp thánh giáo được hoằng dương, mật nghĩa được khai thị, khiến cho những kẻ sơ cơ biết chỗ quy thú mà tìm về, bậc thượng căn nhân đó mà liễu ngộ. Những bậc long tượng  đó đều có đầy đủ trí tuệ lẫn văn tài. Có trí tuệ mà không có văn tài thì việc hoằng pháp cũng khó đi vào lòng người; có văn tài mà không có trí tuệ thì văn chương chỉ là lời hoa mỹ có trí tuệ lẫn văn tài thì ngôn ngữ hoằng pháp mới thành ngôn ngữ thù thắng, mới là loại ngôn ngữ  “ chung thân ngôn, vị thường ngôn; chung thân bất ngôn, vị thường bất ngôn” : (Suốt đời nói mà chưa từng nói,  suốt đời không nói mà chưa từng không nói) , của Trang Tử

     Trích : NSGN – Huỳnh Ngọc Chiến.

{]{

Tác phẩm nghệ thuật vẽ, phần khung trắng rộng lớn trong bức tranh để trống đã tạo các nét bút lông đen  thêm vẽ đẹp, thêm có hồn.  Hình ảnh cần khung, người tu cần giới, chúng ta cần những giới hạn khôn ngoan cho hình động của mình. Nếu không cuộc sống chúng ta trở nên lộn xộn và năng lượng chúng ta tiêu tan.

{]{

NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét