Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

TỆ NẠN PHẬT GIÁO THỜI PHONG KIẾN

 

TỆ NẠN PHẬT GIÁO THỜI PHONG KIẾN

           Nguyên nhân yếu kém tầng lớp Tăng lữ là do sự sủng ái quá mức của các vua triều Nguyễn đối với Phật giáo : “ Từ trên vua quan cho đến thứ dân, ai ai cũng an trí đạo Phật là ở sự cúng cấp cầu đảo, chứ không biết gì khác nữa, phần đông Tăng đồ chỉ nghĩ đến danh vọng, chức tước, xin bằng Tăng cang, Trú trì, Sắc tứ v.v…Ôi, tinh thần Phật giáo đến đây hầu như đã tuyệt diệt.

          Về giáo lý kinh sách thì bị thất truyền sai lạc nhiều do sự thâm nhập của lối sống thế tục và các hình thức mê tín, nhất là đạo Lão, Thần, Tiên. Về sự tu hành bị sa sút. Cư sĩ Khánh Vân đã miêu tả trong Tạp chí Duy Tâm số 18 năm 1926 rằng : “ Có kẻ mượn Phật làm danh, ngày đêm hai buổi công phu, thọ trì, nhập sóc vọng, cũng sám hối như ai, nhưng lại luyện bùa học ngải, luyện roi thần, khi lên ông, lúc gặp bà, gọi là cứu nhân độ thế, nhưng thực ra lợi dụng lòng mê muội của thiện nam tín nữ, rộng túi tham, vơ vét cho sạch sành sanh.”.

Cư sĩ Thanh Quang nói về tình trạng này trong Tạp Chí Đuốc Tuệ.  “ Đau đớn thay xứ ta, những hạng xuất gia vào chùa phần nhiều chỉ học đặng vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhịp tán cho già, nay lãnh đám này, mai lãnh đám kia, cũng tràng hạt cũng Cà sa, thử lật mặt trái của họ ra mà xem thì có khác nào những người trần tục ”.

Đó là tình trạng Tăng lữ thời vua chúa phong kiến, người ta cho rằng thiếu kinh điển, thiếu sự giáo dục vì thế kiến thức Phật học không nhiều nên dẫn đến tình trạng suy đồi trong Tăng đồ. Vậy thời nay giáo hội  có trường lớp, có nhiều trường Phật học từ Sơ cấp, Trung cấp cho đến Đại học, có nhiều kinh sách, có nhiều vị Đại sư tu hành xuất chúng làm rường cột cho ngôi nhà Phật pháp. Nhưng không thiếu những vị Tăng lấy sự cúng kiến, đọc tụng kinh điển cho là tu học, lấy bằng cấp, chức vị trong giáo hội cho là sự nghiệp tu hành. Tranh danh ham lợi làm mục tiêu trong sự nghiệp cho là tu học.  Như vậy nguyên nhân từ đâu làm cho một số Tăng sĩ suy đồi đi lạc hướng ?  Do ngoại giáo thâm nhập, hay do kinh tế thị trường, hay do lòng người thiếu hiểu biết v.v.. ?

NGHI NGỜ PHÀM TĂNG

Đường Thái tông hoàng đế nói với Tam tạng Huyền Trang như vầy : “  Trẫm nguyện cúng một đàn trai tăng, kỳ siêu cho cửu huyền thất tổ, Trẫm thấy các thầy tu không có vị nào đức hạnh, tin làm sao bây giờ.

Tam Tạng Huyền Trang khải tấu  :  “ Non Côn có ngọc, chẳng phải toàn ngọc hết, phải xen lộn cùng đá sạn cát thay. Sông Lệ sinh sản ra vàng, cũng phải lộn cùng bùn cát. Đất, cây, chạm nên hình vị La hán, cung kính lễ bái phước như Đông hải, Đồng kiết chì thiết đúc nên tượng Phật, hũy hoại đó lỗi tày non cao, con rồng bằng sành kia, tuy nó hành phong vũ chi chẳng đặng, bệ hạ kỳ vũ phải tới miếu con rồng đất kỳ đảo. Mấy ông thầy phàm giáng phước cho ai đặng, nay bệ hạ muốn làm kỳ siêu bạt tiến trai Tăng chẩn tế phải đi tới chùa cầu hay mấy ông thầy phàm mới có phước.  Đường Thái Tông nghe nói hoảng kinh: “ Trẫm từ ngày nay tới sau, xem thấy thầy Sa di cùng các đạo đồng, Trẫm kính lễ như Phật ”. Trong thời đại đó, trong triều ngoài quận, than ôi ! Thái Tông hoàng đế trước đã gieo trồng phước đức nhiều lắm, nghe thầy Huyền Trang giảng đạo lý tức thì tỉnh ngộ.  Buổi ấy mọi người đều khen đức thầy Huyền Trang khải tấu thật hay, Cổ đức có nói “ Chí lý nhất ngôn chuyển phàm thành thánh ”. ( Một câu nói có lý thay đổi tâm phàm thành tâm thánh ).

{]{

TỆ NẠN PHẬT GIÁO THỜI PHONG KIẾN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét