Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

ĐỚI NGHIỆP VÃNG SANH


          Phàm còn là chúng sanh thì ai cũng mang nghiệp vào thân, không nặng thì nhẹ, không ai tránh khỏi. Đã có nghiệp thì khó mà giải thoát, khó mà giải trừ, nhưng nghiệp quan niệm theo đạo Phật không phải là cái gì to lớn không thể thay đổi được. Vì thế nhiều người cho rằng không dễ gì niệm Phật mà vãng sanh. Nghiệp giống như món nợ người ta vay ngân hàng không đủ khả năng trả cả lời lẫn vốn họ đành bó tay. Nhưng nếu  được nhà nước quan tâm đến những hộ nghèo không trả được, nhà nước sẽ cho xóa nợ cũ và cho vay nợ mới để người nghèo có thể làm ăn sinh sống ổn định. Người thế tục còn có lòng tương thân tương ái như thế, thì đối với các bậc Phật, Thánh, Bồ Tát lại càng thương tưởng chúng sanh đau khổ hơn cha mẹ thương con. Vì thế  có pháp gọi là “đới nghiệp vãng sanh”  trong pháp tu Tịnh độ đề ra. Bởi vậy, không nên thắc mắc vấn đề nghiệp báo nhân quả, mà chỉ cần lo sao niệm Phật thật chuyên, cho thuần thục để đến lúc lâm chung vẫn giữ được câu hiệu Phật, chỉ cần 10 niệm hay một niệm thanh tịnh với tâm bất loạn cũng đủ để đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về quốc độ của Ngài. Cũng ví như người vác khối đá trên vai lội qua sông sâu e khó vượt qua được mà không bị chìm dưới nước. Nhưng nếu người ấy lại được qua sông bằng một chiếc thuyền hay bè, thì dù có phải mang theo đá nặng cũng không chìm được và vẫn ung dung tự tại ở trên thuyền lướt sóng qua sông bình yên không nhọc sức.
         Nhưng nhiều người tin pháp đới nghiệp vãng sanh này mà ỷ y vào Phật, lười biếng không tu, đợi đến gần chết mời người tụng niệm, suy nghĩ như vậy là sai rồi. Phải ngay lúc còn mạnh khỏe phải lo tu niệm đến lúc gần mạng chung mới đủ duyên đủ lực thì mới có cảm có thông, chứ không có cảm làm sao có thông. Cảm là tự lực tu tập của người dù ít dù nhiều phải có lúc sinh thời đó là nhân, đến lúc lâm chung được Phật rước đó là quả. Mặc dù nói đới nghiệp vãng sanh nhưng không ra ngoài nhân với quả. Không nhân thì không thành quả nên phải nhớ như thế. Bởi vậy mọi người nên bắt tay tu tập ngay lúc còn mạnh khỏe chứ đừng đợi đến già mới tu quá trể. Con người sống càng lâu càng già, tập khí vọng tưởng quá nhiều làm sao trong thời gian ngắn đủ để hóa giải cho nên phải sớm lo tu tập. Hơn nữa nghiệp chướng lâu đời của con người  không chỉ một đời này mà nhiều đời cho nên càng phải lo tu. Nếu không phải là những bậc siêu phàm thì không có cách gì tu trong thời gian ngắn mà xong nghiệp cũ lẫn nghiệp mới.
                   Tâm trần dứt hết không còn vướng
                   Cảnh Phật lo gì không được qua
                   Quyết chí tu trì tinh tấn mãi
                   Về Tây phương  Cực lạc tại lòng ta.
                                           {
              Sớm trẻ lo tu chớ đợi già
                   Kìa bao niên thiếu đã thành ma
                   Khuyên ai sớm biết lo niệm Phật
                   Hãy sớm tu đi chớ đợi già
                                 {            
Thánh hiệu Phật A Di Đà
                   Ai biết xưng niệm nghiệp liền tiêu
                   Lâm chung mười niệm rõ ràng
                   Phật liền tiếp dẫn vãng sanh Liên đài.
                                                    {
          Cõi Tịnh độ hay Cực lạc phân ra có nhiều  cõi không ngoài tự tâm và ngoại cảnh mà ra. Có 4 cõi Tịnh độ: a/ Phật quốc Tịnh độ- b/ Thiên quốc Tịnh độ- c/ Tự tâm Tịnh độ - và d/  Nhân gian Tịnh độ. Nói đến Tịnh độ hay Cực lạc là trạng thái của tâm đã ra khỏi phiền não, nghiệp báo. Từ Cực lạc hay Tịnh độ tương tự từ Niết Bàn của pháp tu Thiền  hay các pháp khác. Niết bàn cũng có 4 loại: Tự tánh  Niết bàn, Hữu dư Niết Bàn, Vô dư Niết Bàn, và Cứu cánh Niết bàn. Tự tánh Niết bàn giống như Tự tâm Tịnh độ, Hữu dư Niết Bàn giống như Nhân gian Tịnh độ, Vô dư Niết bàn gần giống như Thiên quốc Tịnh độ, và Cứu cánh Niết bàn như Phật quốc Tịnh độ. Như vậy tu tập thay vì nói đạt đến Niết bàn, Tịnh độ lại nói vãng sanh Cực lạc. Đức Phật ra đời vì một mục đích duy nhất là, chỉ dẫn chúng sanh ra khỏi khổ và đạt đến cảnh giới không sanh không diệt để chấm dứt khổ và thành Phật. Cho nên đưa ra nhiều phương pháp tu tập để thích ứng với nhiều căn cơ trong nhiều thời đại khác nhau.
         Ngoài Cõi Tịnh độ Phật A Di Đà còn nhiều cõi Tịnh độ của chư Phật trong mười phương nữa như:
-         Đâu Suất Tịnh độ: Tức Cung trời Đâu Suất, nơi cai quản của Phật Di Lặc.
-         Diệu Hỷ Tịnh độ: Cõi nước cực kỳ sung sướng ở phương Đông của Đức Đại Mục Như Lai (A Sơ Phật). Muốn tu vãng sanh về cõi tịnh độ này, phải tu hạnh Bồ Tát, theo pháp tu lục độ Ba La Mật, niệm Hồng danh đức Phật A Sơ
-         Tây phương Tịnh độ: là cảnh giới an lành vui sướng mà đức Phật A Di Đà tiếp độ chúng sanh. Nếu ai muốn vãng sanh về cõi Tịnh độ Phật A Di Đà, thì phát nguyện niệm danh hiệu Phật A Di Đà và cầu vãng sanh, nương theo tha lực của Phật mà tu tập và sẽ được vãng sanh
-         Đông phương Tịnh độ: Là cõi nước Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Ai muốn  vãng sanh về cõi Tịnh độ này thì niệm danh hiệu Phật Dược Sư. Khi còn sống thì được tiêu tai giải nạn đến lúc chết sanh về Tịnh độ Đông phương.
{]{

ĐỚI NGHIỆP VÃNG SANH Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét