Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

TU ĐỊNH


         Trong phật pháp có ba môn cơ bản trong việc tu tập, đó là Giới, Định, Tuệ. Ba phần cơ bản cho việc tiến tu giải thoát giác ngộ, nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ. Nhờ có giữ giới mà Định được sanh đó là trường hợp tránh duyên xấu thì việc tu mới yên ổn. Ví dụ ở nơi vắng vẻ ít người không có ồn ào thì dễ tu hơn nơi đông người, lại có trường hợp nhân Định mà giữ được Giới. Khi tâm ý không phan duyên vọng tưởng thì Giới tức Định và Định tức Giới, sáu căn không phan duyên với sáu trần tâm ở trong  định. Ví như khi niệm Phật thì miệng niệm danh hiệu Phật, nên miệng không thể nói lời ác, Tâm chuyên nghĩ theo tiếng niệm Phật, nên tâm không nghĩ ác. Miệng niệm Phật, tâm theo dõi danh hiệu Phật, nên thân cũng không thể làm ác. Cho nên ba nghiệp thanh tịnh, vậy niệm Phật cũng đủ ba môn Giới, Định và Tuệ. Tu bất cứ Pháp môn nào của Phật dạy cũng đều nằm trong ba môn  Giới, Đinh, Tuệ, nếu thiếu một môn thì không phải pháp tu của Phật dạy.
         Định có cao có thấp cho nên có ba trường hợp như:
         1/ Định do tránh duyên mà có.
         2/ Định do làm các việc phước đức mà có
         3/ Định vừa tránh duyên vừa làm phước mà có
         Định thứ nhất do tránh duyên, định không sâu. Còn Định vừa tránh duyên vừa làm phước sâu hơn và lớn hơn. Cũng vậy trong một ngày chúng ta làm những việc có lợi cho người khác, trong ngày ấy và các ngày sau, ngay trong giấc ngủ chúng ta thấy an vui nhẹ nhàng hơn. Còn trong một ngày thân làm ác, miệng nói ác trong tâm ý lúc thức cũng như ngủ tâm luôn bị tán loạn bất an. Cho nên việc tu tập người ta thường nghĩ không làm gì hại ai là đủ rồi, những họ đâu có hiểu chính việc làm lợi cho người khác là nhân tố đem lại an lạc cho ta đời này và đời sau. Nếu người tu chỉ biết có bản thân mình, gia đình mình thì không sớm thì muộn cũng đứng tại chỗ chứ không tiến lên được, hoặc thối lui. Người ta nghĩ những gì đưa ra thì mất nên họ không dám hy sinh cho người khác, nhưng họ không biết rằng của đưa ra chính là của để dành, như tiền bỏ vào  ngân hàng đã không mất mà còn sinh ra lãi nữa.
    Cho nên các hòa Thượng luôn nhắc người tu phải chân thành tin Phật.
          Một lòng kính lạy Phật đà
          Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai
          Con hằng bận áo Như lai
          Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời
         Nhà Như Lai là tâm Từ bi, tâm Từ bi thì luôn làm lợi ích mọi thời, mọi xứ tất cả chúng sanh, không phân biệt thân sơ. Áo Như Lai là tâm Nhẫn nhục, tâm nhẫn nhục thì không tranh hơn tranh thua, không cố chấp thị phi nhơn ngã, không tránh nặng tìm nhẹ, không cầu an thủ lợi. Tòa Như Lai là tòa Pháp Không. Là nhận thức vạn pháp đều do duyên sanh không thật có, nên không cố chấp bám chặt hư danh và lợi  dưỡng. Sẵn sàng hy sinh làm lợi ích chúng sanh, không cầu mong báo đáp, mà tâm luôn niệm  nguyện rằng:
          Đốt nén tâm hương trước Phật đài
          Ngũ phần dâng trọn đức Như Lai
          Cầu cho nhân loại lên bờ giác
          Hạnh phúc bình an khắp mọi nhà.
          {]{
         Thiền sư Đạo Nguyên nói: “ Học Phật là học về cái ngã, học về cái ngã là quên cái ngã. Quên cái ngã là được đánh thức trong mọi sự” hay “quên mình là mở ra chính mình”
{
        Giáo  sư P.J. Saher viết: “ Thái độ của triết học Tây phương là điều gì không được chứng minh thì phải bị coi là sai lầm,”. Thái độ của của triết lý Đông phương là điều gì không kiếm chứng thì có thể chấp nhận là sự thật cho tới khi được chứng minh là sai lầm”.
Và cũng có nhiều bằng chứng để thuyết phục bất cứ suy nghĩ hợp lý nào về giá trị của thuyết luân hồi.
{

TU ĐỊNH Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét