Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

NGHIỆP CHƯỚNG LÀ GÌ, NÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG?



 NGHIỆP CHƯỚNG LÀ GÌ, NÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG?
Nghiệp là sự nghiệp. Thời gian tạo tác gọi là sự, sự tình sau khi làm hoàn tất đưa đến kết quả gọi là nghiệp. Thí như chúng ta là học sinh đến trường để học, thời gian học tập đó chính là tạo nghiệp. Kết thúc một học kỳ gọi là tốt nghiệp. Sau ba năm hoàn tất gọi là mãn khóa hay ra trường. Cho nên nghiệp là kết quả của những hành động tạo tác thành thói quen. Người bình thường chúng ta mỗi khi khởi tâm động niệm đều là tạo nghiệp, vì vậy từ vô lượng kiếp đến nay chúng ta đã tạo ra rất nhiều nghiệp. Phật dạy yếu tố chính tạo nghiệp không ngoài ba cửa; Thân, khẩu và ý. Tâm chúng ta khởi những tư tưởng động niệm gọi là ý nghiệp, miệng chúng ta phát ra ngôn ngữ là khẩu nghiệp, thân chúng ta tạo tác các việc gọi là thân nghiệp. Vì thế, mỗi một hành động tạo tác của thân, miệng, ý tất cả đều tạo nghiệp. Đã tạo nghiệp, đã hành động tất nhiên sẽ đưa đến hậu quả. Hậu quả đó được gọi là nghiệp. Nghiệp phát sinh ra chướng ngại, chướng ngại là gì?  Là Định và tuệ không phát sinh. Vì sao chúng ta không có định và tuệ? Vì tâm chúng ta luôn luôn hướng ngoại, bị ngoại cảnh dẫn dắt, đã bị dẫn dắt tức phải tạo nghiệp, một khi đã tạo tác và bị dẫn dắt là chúng ta không có định và tuệ, do đó nó biến thành nghiệp chướng. Chúng ta làm việc thiện cũng có thể là chướng ngại. Vì sao? Vì khi chúng ta làm việc thiện tâm chúng ta hoan hỷ, chứng tỏ tâm chúng ta không có bình đẳng. Cho nên cần phải có bình đẳng, nếu tâm chúng ta khởi làn sóng hoan hỷ, thì gió phiền não cũng từ đó phát sanh. Vì thế, tất cả đều là nghiệp chướng. Thiện nghiệp cũng là chướng, ác nghiệp cũng là chướng, song tất cả đều có nghiệp báo. Thiện nghiệp có ba đường: Trời, người, A tu la; Ác nghiệp cũng có ba đường: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Nói một cách khác, dù thiện nghiệp hay ác nghiệp tất cả đều còn nằm trong sáu đường luân hồi sanh tử khổ đau. Chúng ta có nghiệp chướng là chúng ta không có định, tuệ. Chỉ có định và tuệ mới vượt thoát khỏi lục đạo luân hồi, mới có thể giải quyết được vấn đề sanh tử. Do đó, Phật dạy chúng ta tu tịnh nghiệp, tức chúng ta không làm việc xấu mà làm việc tốt. Chúng ta làm thiện nghiệp nhưng không chấp vào việc mình làm thiện, thì chúng ta sẽ không gặp chướng ngại. Đây là điều chúng ta cần phải  ghi nhớ. Trong đời sống sinh hoạt, lúc cử động, đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, xã giao, từ sớm đến tối, hành động và việc làm chúng ta cần phải tương ưng với giới, định và tuệ. Giới, Định và Tuệ này  ba chữ nếu chúng ta hiểu thì sẽ rất có lợi ích và tuyệt vời, nhưng chúng ta là người sơ cơ khó mà hiểu được. Có thể nói nó tương ưng như tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh. Bình đẳng là không phân biệt, thanh tịnh thì không chấp trước. Đối với tất cả mọi việc không có phân biệt và chấp trước, thường nhận biết rõ ràng là trí tuệ; không phân biệt, không chấp trước  là định. Hành động nếu tương ưng với định và tuệ thì trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, chúng ta sẽ tự tại và mỹ mãn. Sự nghiệp của chúng ta nhất định sẽ thuận buồm xuôi gió, nhất định chúng ta sẽ làm tốt hơn người khác, vì chúng ta có định và tuệ.
     (Trích: Phật giáo là gì: Pháp sư Tịnh Không- Tâm An dịch)
{]{

NGHIỆP CHƯỚNG LÀ GÌ, NÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG? Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét