Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

THỜI GIAN RA ĐỜI CÁC TÔN GIÁO LỚN

         1/ Phật giáo ra đời trước Công nguyên 634 năm nay Phật lịch là 2561 tính từ năm Phật nhập diệt nếu tính thêm 80 năm Phật tại thế Phật lịch là 2641 năm. Nay dương lịch là 2017.
2/ Công giáo còn gọi Thiên Chúa giáo ra đời đến nay là 2017 năm. Dương lịch là lấy năm chúa Giê su ra đời.
          3/ Hồi giáo  ra đời đến nay 1550 năm.
4/ Tin lành giáo  ra đời  đên nay 550 năm.
         Phật giáo  đức Thích Ca Mâu Ni khai sáng
         Công giáo đức Giêsu khai sáng
Hồi giáo đức Mô Ha Mét khai sáng
       Tin lành gốc từ đạo Công giáo lấy chúa Giêsu làm người khai sáng.
         Đạo Công giáo còn gọi là đạo Thiên Chúa.  Thiên là Trời, Chúa là đức Chúa, gọi chung là đức Chúa Trời, trong kinh Phật gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế là vua Cõi Trời, còn có chổ gọi là trời Phạm Thiên, ông vua trời có uy lực lớn nhất trong các vua cõi trời. Thiên Chúa còn gọi là Thiên chủ, vị trời có quyền lực tài năng rất lớn, ngày chủ nhật, là ngày của Chúa, nên gọi là ngày chủ nhật. Đạo công giáo quan niệm rằng chúa tạo ra muôn loài vạn vật, trong đó có quả đất  và con người cùng các loại khác trong  6 ngày đến ngày thứ 7 hoàn thành Chúa nghĩ. Cho nên mọi người đến ngày thứ 7 (tức chủ nhật) phải nghĩ việc làm mà hãy nghĩ đến Chúa. Nếu ai ngày chủ nhật không đến nhà thờ để tưởng niệm Chúa đồng như phạm quy luật của Chúa, nên người theo đạo Công giáo họ không bao giờ rời bỏ ngày sinh hoạt chủ nhật của họ ở nhà thờ. Vì thế đạo Công giáo và Tinh lành họ mạnh và đông là vậy.
         Vị Chúa Trời là một vị vua cõi trời các tôn giáo đều có nói có thờ và ảnh hưởng đến mọi tôn giáo không ít thì nhiều. Phật giáo cũng có nói đến các vị trời trong kinh, Ấn Độ họ cũng lấy Chúa Trời làm đấng giáo chủ của họ gọi là Đấng Phạm Thiên. Hồi giáo, Do Thái giáo cũng tôn thờ vị giáo chủ của mình là Chúa Trời. Người dân các nước lúc gấp rút nguy hiểm hay lúc may mắn cũng đều xưng danh Trời thành một thói quen. Từ quan niệm vị Chúa Trời này, đức Jesus  tự xưng mình là con trai của Chúa và cũng là hiện thân của Chúa Trời (còn gọi là hóa thân) xuống trần gian để chuộc tội cho loài người, nên gọi Jesus là chúa Con. Là Ngôi Hai được lưu xuất từ Ngôi Một là Chúa Cha (tức Chúa Trời). Đạo Công giáo  và Tin lành lấy cây thập tự giá làm biểu tượng của Chúa Jesus, gọi là Thánh giá, nó có giá trị linh thiêng như Chúa ngự ở đó, mọi người tin chúa đều tôn thờ Thánh giá như một sự mầu nhiệm và linh thiêng.
{]{
         Hồi giáo dịch từ tiếng Trung Hoa gọi Hồi giáo, vì khi đạo hồi truyền vào Trung Hoa thông qua một bộ lạc thuộc dân tộc Hồi Hột nên người Trung Hoa gọi Islam là đạo Hồi hoặc Hồi giáo. Vậy đạo Islam ở Việt Nam cũng gọi như Trung Hoa là Hồi giáo. Thánh A La nhập thể Mô Ha Mét là một đứa trẻ bình thường, sau một cơn ngủ say trong đống rạ, biến thành một đứa trẻ thông minh, sau đó trở thành giáo chủ đạo Hồi.
{]{
       Đạo Phật ra đời sớm hơn đạo Công giáo và đạo Hồi trên 650 năm. Đức Phật là một con người bình thường như bao con người khác, do nhận thấy cuộc đời đau khổ, Ngài phát nguyện đi tìm con đường cứu khổ cho chúng sanh. Rời cung vàng điện ngọc quốc thành thê tử đi tìm thầy học đạo. Với sự quyết tâm cao độ tu học qua các giáo phái, và cuối cùng Ngài tự tìm cho mình một cách tu và chứng quả giải thoát, mở ra cho nhân loại con đường thoát khổ. Vậy Phật là con người tuần tự có sự tu học và thành công con đường tu học giải thoát cho mình và chúng sanh. Đức Phật khác với các giáo chủ tôn giáo khác, sự thông minh sáng suốt do bản thân tu tập mà thành chứ không phải tự xưng tự phát như một số vị giáo chủ đạo khác. Cho nên người tu học theo Phật có thể noi gương của Phật mà tu học để đạt đến giải thoát giác ngộ, ai cũng có thể làm được như Phật. Nếu ngồi không mà đợi sự thông minh linh hiển đến, thì trăm ngàn người chưa có một. Nếu có thì không ai làm theo được, nên đạo Phật là đạo bình đẳng, ai cũng có thể làm được, ai cũng có thể thành bậc giác ngộ giải thoát như Phật, nếu đi đúng con đường Phật dạy./.
{]{

THỜI GIAN RA ĐỜI CÁC TÔN GIÁO LỚN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét