Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

TRÍ TUỆ BẬC THÁNH VÀ TRÍ TUỆ PHÀM PHU



       Ở xã hội phát triển đời sống vật chất lên cao, còn mặt tinh thần thì xuống thấp. Xã hội quan tâm phát triển về mặt vật chất còn về phần tinh thần họ không để ý, không quan tâm, và họ cũng không có khả năng làm được. Vì thế vật chất đầy đủ  con người vẫn không hết đau khổ, có thể nói còn khổ hơn lúc vật chất thiếu thốn. Vật chất tuy đầy đủ nhưng tình người không còn thân thiện như xưa, bịnh tật gia tăng, tệ nạn càng phát triển, môi trương ô nhiễm, khí hậu bất thường lũ lụt thiên tai liên tục không dung tha con người bất cứ nơi đâu. Tất cả hiện tượng ấy đều do tâm con người tạo ra nội tâm và hoàn cảnh. Đạo Phật có khả năng làm cho con người bớt khổ và hết khổ. Đạo Phật có khả năng làm cân bằng giữa vật chất và tinh thần. Những người tu tập theo Phật giáo tu sĩ và cư sĩ tại gia đều có khả năng làm được sự cân bằng cho bản thân mình và gia đình cùng xã hội.
        Muốn cân bằng giữa vật chất và tinh thần, người tu phải có trí tuệ. Trí tuệ ở đây do tu tập mà có chứ không phải trí tuệ do học hỏi nơi thầy bạn. Người tu học có trí tuệ chúng ta sẽ không phạm vào những sai lầm, có trí tuệ chúng ta làm được nhiều việc lợi ích, không làm những việc vô ích. Có trí tuệ chúng ta sẽ có tất cả. Trí tuệ là sản phẩm siêu vật chất. Trí tuệ do tu tập tinh cần mà có, là loại trí tuệ Vô Sư mới thật là trí tuệ. Còn trí tuệ hữu sư là kiến thức hiểu biết do học hỏi thầy và bạn mà có, trí tuệ này chưa ra khỏi bản ngã và phiền não. Khi có trí tuệ thì sẽ thay đổi được hoàn cảnh, thay đổi được khí hậu, đất đai cằn cỗi thành màu mỡ. Thay đổi tánh tình tham sân thành hiền từ  độ lượng, làm lợi ích cho mọi loài chúng sanh. Trí tuệ như ánh sáng mặt trời xua tan bóng tối,và  sưởi ấm mọi sanh linh.
         Chính Trí Tuệ Vô sư này đã làm nên một đức Phật lịch sử của loài người. Thái tử Sĩ Đạt Ta sau khi tu tập giác ngộ thành bậc chánh giác, gọi là Phật đà. Phật là một con người bình thường có quyền lực mà không dùng quyền lực, có vật chất không dùng vật chất để dụ dỗ và áp đặt, hay ép buộc mọi người phải tin theo Ngài, đức Phật chỉ dùng đạo đức để cảm hóa mọi người.  Vua A Xà Thế giết cha hại mẹ, phá Phật nhưng được Phật cảm hóa trở thành người thâm tín Phật pháp và thành người hộ trì Phật pháp đắc lực. Chàng Vô Não giết người không gớm tay được Phật hóa độ xuất gia tu tập cũng chứng quả thánh. Liên Hoa Sắc là một kỷ nữ giang hồ, Phật độ xuất gia tu học cũng đắc quả. Những người ác tâm từ xưa đến nay, nhờ thấm nhuần Phật pháp mà họ cải ác tùng thiện, cải tà quy chánh trở thành người lương thiện giúp ích cho đời, đem lại sự bình an cho xã hội.
         Đạo Phật chưa từng tốn giọt máu nào để bắt người theo đạo hoặc cải đạo, chỉ dùng đạo đức mà cảm hóa. Cho nên không có trường phái nào, tôn giáo nào có thể so sánh với đạo đức về giáo dục của Phật giáo từ xưa đến nay. Vì thế năm 1999 Liên Hiệp Quốc chọn  Phật giáo làm tôn giáo hòa bình cho thế giới. Từ đó đến nay hằng năm đến ngày 14-4 Âm lịch, Liên Hiệp Quốc đều tổ chức lễ Phật Đản để kỷ niệm và tôn vinh tinh thần hòa bình của đức Phật để làm kim chỉ nam cho chương trình hoạt động của Liên Hiệp Quốc, với mục tiêu vì hòa bình, an lạc cho nhân loại toàn cầu../.
{]{

TRÍ TUỆ BẬC THÁNH VÀ TRÍ TUỆ PHÀM PHU Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét