Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

THIỀN SƯ VIÊN CHIẾU (999- 1090)


Đời thứ 7 dòng Vô Ngôn Thông
         Có vị Tăng hỏi: Phật và Thánh khác nhau thế nào?
         Sư đáp: “Trùng dương cúc nở dưới rào
                Trên cành oanh hót thanh cao dịu dàng”
Tăng thưa: Cảm tạ Thầy, con chưa hiểu, xin Thầy chỉ dạy thêm.
Sư đáp: “Ngày thì vầng nhật nguyệt chiếu,
                                Đêm đến ánh trăng soi”
Tăng lại hỏi:  Đã được chân chỉ của Thầy, còn huyền cơ thì dạy thế nào?
Giải: Trùng dương là đến tiết  ngày 09 tháng 09. Hai câu trên có nghĩa rằng: Mùa xuân chim Oanh hót - Mùa thu (9 tháng 9) thì hoa cúc nở. Chim oanh và hoa cúc là hai loại tùy thuộc vào thời tiết. Chim oanh và hoa cúc là hai, nhưng thời tiết thì không hai, hết xuân đến hạ, hết hạ đến đông, thời tiết thay đổi bốn mùa. Bốn mùa tuy khác, nhưng thời tiết vẫn là thời tiết. Ý nói Phật và Thánh là hai tên khác nhau, nhưng thể cứu cánh thì không hai.
Sư đáp:  Bưng thay nước đầy không chú ý.
                  Một lúc sẫy chân hối hã ích gì?
Tăng thưa: Đa tạ
Giải: Vị Tăng chưa hiểu nên nói, cảm tạ thầy, xin thầy dạy thêm: Ngài dạy tiếp: “Ngày thì vầng nhật nguyệt chiếu, Đêm đến thì ánh trăng soi”.
Hai câu này ý nói: Dù ban ngày hay ban đêm, dù mặt trời hay mặt trăng, ánh sáng lúc nào cũng chiếu soi khắp vạn vật. Nghĩa là mặt trời mặt trăng tuy hai nhưng ánh sáng chiếu soi không khác. Hai câu này giống ý hai câu trên.
Tăng lại hỏi, đã được chiếu chỉ của thầy rồi, còn huyền cơ thì dạy thế nào? Ta có thể hiểu chân chỉ là Thể, huyền cơ là Dụng, và có thể hiểu khi đã được bậc thầy chỉ dạy, nhận ra Phật tánh rồi làm sao mà giữ? Ngài dạy: Bưng thay nước đầy không chú ý- Một lúc sẫy chân hối hả ích gì? Cũng vậy sau khi nhận được chân chỉ của thầy dạy rồi là phải khéo bảo nhậm, đừng tưởng mình ngộ rồi là xong, mà phải cẩn trọng.
(Như được vàng rồi, khéo giữ kẻo trộm ăn cướp).
Tăng thưa: Đa tạ, vị Tăng thấy ngài trả lời như vậy là đủ rồi, nên nói đa tạ, cảm ơn thầy.
Ngài bảo:  Chớ rửa sông to sóng-
                     Chính mình đến chết chìm.
Giải: Ngài dạy “Nếu  sông có sóng to, chớ lội xuống tắm rửa hay giặt giũ, sẽ bị sóng cuốn là chết chìm”. Ý ngài dạy tuy đã được thấy chân chỉ, phải biết cách gìn giữ, song chớ có xông pha, nếu xông pha e có ngày không cứu được. Đa số người tu tập bây giờ có chút hiểu biết, thường có bệnh muốn thử xem mình đã là thánh chưa, nên mới thỏng tay đi vào chợ. Nhưng đạo lực chưa vững, tâm chí chưa kiên định, tập khí phiền não chưa sạch. Thử như thế e có ngày bị dòng đời trôi hỏng cả đời tu. Vì vậy, Ngài dặn phải dè dặt, nếu dưới sông có sóng to, đừng xuống rửa chân giặt giũ sẽ bị nước cuốn trôi không cứu được. Ngài dạy hết sức cặn kẻ, chỉ cái thể dạy cho cách bảo trì, nhắc phải thận trọng, chớ có tự cao tự đại, e nguy hiểm tới huệ mạng.
Tăng hỏi: Thiếu thất, Ma Kiệt rất huyền diệu, từ xưa đến nay ai kế thừa làm chủ?
Sư đáp: Trời tối sáng soi nhờ nhật nguyệt
               Đất hiểm, phân ranh có núi sông
Giải: Vị Tăng muốn biết bí quyết của Phật và Tổ Bồ Đề Đạt Ma ngày nay ai kế thừa? Ngàu trả lời: Trời tối mà muốn được sáng thì phải nhờ mặt trời mặt trăng tỏa ánh sáng, chổ tối mới được sáng. Đất hiểm là vùng núi rừng được chia ranh từng phần bởi núi sông, vùng này có đặc tánh vùng này, vùng kia có đặc tánh vùng kia. Ý nói ai ngộ đạo thì người đó kế thừa, cũng như trời tối có mặt trời mặt trăng soi mới sáng được. Mặt trăng mặt trời chỉ cho người giác ngộ, người nào giác ngộ là người đó kế thừa. Tùy duyên truyền bá nơi này nơi kia.
Tăng hỏi:  Thế nào là Đại đạo
                  Cội nguồn một lối đi?
Sư đáp: Gió mạnh bờ cao biết cỏ cứng
             Nước nhà lận đận thấy tôi trung
Giải: Vị Tăng thắc mắc hỏi Đại đạo mà tất cả người tu phải đi con đường nào, làm sao đi?. Ngài trả lời: Gió mạng bờ cao biết cỏ cứng, nước nhà lận đận thấy tôi trung. Cơn gió mạnh nếu cỏ yếu mọc ở bờ cao thì nó rạp xuống không đứng được. Nếu cây nào không rạp xuống thì biết là cây cứng, cũng như nước nhà gặp lúc nguy biến hiểm nguy, người yếu đuối khiếp nhược thì lo chạy trốn hoặc hàng giặc. Còn người có ý chí gan dạ thì ra cứu nước, người đó mới là người trung nghĩa. Cũng vậy, người tu muốn biết được con đường tiến tới chổ cứu cánh, thì phải xông pha vượt qua khó khăn nguy hiểm và vững vàng không xiêu không ngã. Ngài nói người lôi thôi yếu đuối không thể đi suốt Đại đạo. Vậy, muốn tiến lên Đại đạo, chúng ta phải là thứ cỏ cứng trên bờ cao gió thổi không ngã rạp, là người trung cứu nước lúc nước nhà lâm nguy.
Người tu chúng ta phải là người không chao đảo trước mọi nghịch cảnh mới là người đi trên Đại đạo. Đa số người tu đời nay cầu an nhiều hơn là dấn thân vào khó khăn, nên khó đi trên Đại đạo. Người tu đối với những trở ngại bên ngoài, tâm thản nhiên không lay động, nhiều việc khốn đốn xảy ra dồn dập, tâm bình tỉnh không bấn loạn, người như thế mới là người tìm được cội nguồn tiến trên Đại đạo.  Vậy người tu thì không sợ khó, nếu sợ khó không phải là người đi trên Đại đạo.
Tăng hỏi:  Tất cả chúng sanh từ đâu tới
                           Sau khi trăm tuổi sẽ về đâu?
 đáp:    Rùa mù dìu vách đá
                  Trạnh què trèo núi cao.
          Giải: Chổ này nếu người chưa chứng ba minh làm sao biết được? Ba minh là Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh. Làm gì biết được trước kia mình ở đâu, nếu chưa chứng được Túc mạng minh, và nếu chưa chứng được Thiên nhãn minh, làm gì biết được sau khi nhắm mắt rồi mình sẽ đi về đâu? Vì không biết quá khứ mình đã tạo nghiệp gì và sẽ dẫn mình đi đâu. Còn ở trong mê muội mà muốn biết việc này, giống như rùa mù muốn xoi thủng vách đá, giống như con trạnh què muốn leo lên đỉnh núi cao, việc làm này vượt ngoài khả năng không thể thực hiện được. Cũng vậy, người tu chưa sáng đạo, không thể nào biết được mình từ đâu đến và chết sẽ đi về đâu. Mình không biết việc của mình làm sao nói được việc của người? Phải khéo tu cho sáng đạo thì tự thấy rõ ràng chưa sáng đạo đem ra hỏi chỉ vô ích mà thôi.
Tăng hỏi: Cửa kín nhà quê vắng
                            Ai biết gõ dễ dàng?
Sư đáp: Kim cốc tiêu điều hoa cỏ loạn
                     Mà nay sớm tối mặc ngựa dê
Giải: Vị Tăng thắc mắc hỏi: Nhà ở thôn quê vắng vẻ cửa đóng kín, ai biết gõ để vào cho dễ dàng? Câu này ngầm ý nói: chổ thanh tịnh an tỉnh của nội tâm con người, làm sao mở để vào cho dễ dàng. Sư trả lời: “Kim cốc tiêu điều hoa cỏ loạn,  mà nay sớm tối mặc ngựa dê”. Kim cốc là biệt thự của Thạch Sùng ở đất Hà Dương đời nhà Tấn, làm quan tới chức Vệ Uy Sứ, nhà rất giàu, sống rất kiêu sa. Thạch Sùng có người thiếp tên Lục Châu rất đẹp, Tôn Tú muốn Thạch Sùng nhường nàng cho Tôn Tú, Lục Châu không chịu, nhảy xuống lầu tự tử, Tôn Tú không được Lục Châu nên căm hận, dèm pha Thạch Sùng với Triệu Vương, rồi mạo chiếu chỉ của vua đem quân đến giết cả nhà Thạch Sùng, từ đấy nhà Thạch Sùng bỏ hoang, hoa cỏ mọc ngổng ngang không trật tự, sớm tối mặc ngựa dê ra vào ăn cỏ, không còn trật tự như xưa nữa.
Chỗ thanh tịnh yên tỉnh của nội tâm, khởi ý muốn vào là động loạn giống như biệt thự Kim Cốc của Thạch Sùng bỏ hoang, nên ngựa dê qua lại lộn xộn trong đó. Ngài trả lời như thế mà vị Tăng không hiểu còn thắc mắc hỏi tiếp:
Tại sao như thế? Ngài đáp: Giàu sang vẫn kiêu sa, khiến thành lầu chợ hoại.  Lầu là Lầu sò, chợ là Chợ bể. Vậy Lầu sò chợ bể là chỉ cho cái gì phù du tạm bợ không bền. Ngài lấy ý Thạch Sùng giàu sang mà kiêu sa, khiến cho gia cảnh sự nghiệp hoang phế hư hoại, giống như Lầu sò chợ bể tạm bợ. – Sở dĩ Kim Cốc bấy giờ hoang phế điêu tàn, vì Thạch Sùng kiêu sa phách lối nên mới như vậy. Vị Tăng ấy đâu có biết rằng, người muốn vào chỗ vắng lặng thanh tịnh của nội tâm thì phải dứt niệm buông lung xả tất cả. còn khởi niệm muốn gõ cửa để vào cho dễ dàng là có vọng tưởng lăng xăng làm sao vô được.
Tăng hỏi: Tứ đại đeo mang đã nhiều kiếp
                 Thỉnh Thầy phương tiện thoát luân hồi
Sư đáp:  Tất cả chúng sanh tê giác quý
                       Ăn toàn gai góc, nghỉ trong bùn.
Giải:  Tăng hỏi, tôi đã nhiều kiếp mang thân tứ đại này, bây giờ chán ngán không thích nó nữa, nhờ Thầy dạy cho một phương tiện để tôi thoát khỏi luân hồi. Ngài đáp: Tất cả chúng sanh thì con Tê giác quý hơn hết, vì sừng của nó dùng làm thuốc. Ăn thì nó ăn gai góc của các loại cây, ngủ thì ngủ trong bùn. Người hỏi vì chán cái thân tứ đại sanh tử này muốn thoát ra, nên xin ngài chỉ cho cách tu giải thoát. Ngài dạy muốn thoát trần phải ngay nơi trong trần mà thoát, đừng tìm kiếm đâu cả, cái quý không ngoài cái tầm thường nhơ nhớp này. Giống như con Tê giác ăn gai ngủ trong bùn rất nhớp nhúa, nhưng nó có cái sừng rất quý báu. Chúng ta mang thân tứ đại tầm thường này rất đáng chán ghét nhưng bỏ cái thân tầm thường này để đi tìm cái cao siêu hơn không thể được. chúng ta phải ngay nơi thân này mà tìm, bỏ cái này mà cầu cái kia là bệnh./.
{]{

THIỀN SƯ VIÊN CHIẾU (999- 1090) Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét