Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

ÁC TÂM VỚI NGƯỜI ĐẠO ĐỨC


ÁC TÂM VỚI NGƯỜI ĐẠO ĐỨC
Phật dạy: Thà tự mình đeo ngàn vạn cân đá lớn trên thân, chứ tuyệt đối không có tâm ý độc ác để mưu hại Thầy và những người đạo đức. Phật hỏi A Nan. “Tự mình mang như thế có khổ không? ”. A Nan thưa: “Bạch Thế Tôn, khổ lắm! khổ lắm! ”. Phật nói: “ Người ôm tâm ác độc muốn mưu hại người đạo đức, hại Thầy nổi khổ đau còn khốc liệt hơn ngàn vạn lần mang đá”.
Khổ mang đá trên thân chỉ một đời, còn cái khổ quả báo ác độc hại Thầy, hại người đạo đức, cái nổi thống khổ ở địa ngục tới ngàn vạn năm không ngày ra khỏi được.
Là người đệ tử, không nên có tâm ngạo mạn coi thường Thầy mình, không có tâm ý ác độc hại người đạo đức, coi những vị này giống như Phật, không có tâm xem thường, tật đố. Thấy người làm việc thiện, tâm mình vui vẻ, người giữ gìn giới pháp đạo đức của họ cảm đến chư thiên, trời rồng, quỷ thần. Vậy không thể không tôn kính. Thà thân bị lửa dữ thiêu đốt, dao bén xẻ thịt, thận trọng chứ có ganh tỵ, ghen ghét người hiền. Tội đó rất nặng phải thận trọng, thận trọng.
Là người đệ tử, nên hiếu thuận với các sư trưởng, thận trọng không khởi tâm ý  ác với Thầy, ác ý với thầy cũng như ác ý đối với Phật, Pháp, Tăng, với cha mẹ không khác. Tội này trời không dung đất không chứa.
Đoạn này Phật nói bổn phận làm người học trò mà trái lời thầy dạy, kết quả là đồng với tội hại thầy phản đạo.
Quy y Phật không đọa địa ngục, quy y Pháp không đọa ngạ quỷ, quy y Tăng không đọa vào bàng sanh. Phật là  Vô Thượng Y Vương, Pháp là vị thuốc hay để chửa bịnh tham dục. Tăng là những bậc thiện tri thức là ruộng phước thanh tịnh. Nếu học trò làm trái nghịch với Thầy tức đã phá bỏ Tam quy vĩnh kiếp đọa vào ba đường ác.
Quy y Phật là quy y Giác, đầy đủ phước trí là bậc đáng tôn kính. Quy y Pháp là quy y Chánh, xa lìa dục vọng gọi là Ly dục tôn. Quy y Tăng là quy y tịnh là nương tựa vào đoàn thể thanh tịnh đáng tôn quý.
Người đã quy y từ nay về sau lấy giác làm thầy, những tà kiến si mê không cho phát sanh. Quy y Chánh, từ nơi tự tâm, mỗi niệm không tà kiến, do không tà kiến nên không có cống cao ngạo mạng, nhân ngã tham ái, chấp trước. Đó gọi là Ly dục tôn quý. Quy y tịnh, tâm ta không chạy theo trần cảnh ác dục nhiễm ô, giữ tâm ý thanh tịnh, như thế gọi là đoàn thể thanh tịnh tôn quý.
Sự tu hành là quy y tự tánh  Tam bảo. Tự quy y Phật rồi, tức không quy y Phật ở bên ngoài. Tự tâm mình có đầy đủ Tam Bảo bên trong điều hòa tâm tính, bên ngoài tôn kính người khác. Đó là tự quy y.
Thân mạng chúng ta có được là từ cha mẹ, Huệ mạng chúng ta có được là nhờ sư trưởng, cho nên bổn phận làm người học trò phải có lòng hiếu thuận và kính trọng cha mẹ sư trưởng. Nếu có tâm ý xấu ác thì hành vi đó cũng như hũy báng Phật pháp Tăng không khác. Người mà không có hiếu thuận cha mẹ, sư trưởng thì mọi người xa lánh, quỷ thần oán ghét, trời không dung đất không tha.
Đời mạc pháp rất nhiều người làm ác, bất trung bất hiếu, không nhân nghĩa, không hiếu thuận, không trọn đạo làm người.
Nay đúng vào thời mạc pháp trãi qua 2000 năm tính từ lúc Phật diệt độ lễ nghi xã hội ngày càng giảm dần quên lãng, tinh thần tôn sư trọng đạo cũng giảm sút. Đây là tình trạng chung của xã hội lẫn giáo hội. Phật vì tình thương xót chúng sanh ở thời mạc pháp mà nói ra những việc này. Chúng ta cách Phật quá xa, sự tu hành giảm sút, tinh thần giới luật, lễ nghi cũng theo đó dần đi xuống.
Chúng sanh do vọng nghiệp nên gâ y tạo nhiều điều ác. Đức Phật đã dùng tuệ nhãn quán sát và biết trước tất cả sự việc như thế, nên nói lời khuyên nhắc như trên.
Có bốn loại người làm ác:
1/ Bất trung. Đối với quốc gia không trung thành, phải tận trung với nước với dân. Một quốc gia muốn có hòa bình thịnh vượn, phải lấy dân làm gốc, phải tôn kính vua, bề tôi phải trung với nước, nếu không làm tròn bổn phận gọi là bất trung.
2/ Bất hiếu: Đối với gia đình cha mẹ là bậc tôn kính, cho nên hiếu kính là điều trước tiên, bổn phận làm con không hiếu kính với cha mẹ là một đại tội.
3/ Không nhân nghĩa: Đây là đối với xã hội phải luôn kính trọng mọi người, làm điều nhân nghĩa, cứu giúp tất cả chúng sanh, con người cùng sống chung trong một xã hội đều có sự tương quan tương duyên cho nên phải biết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, gọi là nhân nghĩa, không như vậy gọi là bất nhân.
4/ không thuận đạo: Đây là đạo làm người. Đức Khổng Tử nói về Nhân, Nghĩa, lễ, Trí, Tín. Tình cha hiền con hiếu, anh em thuận hòa, tình chồng nghĩa vợ. Làm người lớn phải quang minh chánh đại, người nhỏ phải kính trọng lễ phép nhu thuận vâng lời người trên. Vua phải nhân đức, thần phải trung tín. Còn về đạo pháp nói về 5 giới và 10 điều thiện đều dạy về đạo đức làm người. Kinh luật nói giới luật là cội gốc của đạo đức. Phá giới thì yêu tà càng ngày càng thịnh hành thế gian. Nếu không giữ Tam cương Ngũ thường hay phá bỏ giới luật thì không hoàn thiện nhân cách, không thuận với đại đạo. Đây là việc ác thứ tư. Phật nói vào thời mạt pháp ở thế gian hạng người như thế rất nhiều và ở trong Phật pháp người xuất gia tu hành không đúng chánh pháp cũng không ít.
Phật nói: “Tỳ kheo, thời mạc pháp ở trong tứ chúng, thường hay nhìn lỗi người, tự mình tạo tội mà không chịu dừng lại soi xét nơi chính mình”.
Tỳ kheo thời mạc pháp, tu hành đạo tâm bại hoại, làm việc của ma, giả dạng len lõi vào cửa phật, trà trộn vào chốn thanh tịnh mang hình tướng xuất gia, lo tranh giành chức vụ trong chùa, phá hoại đạo pháp làm cho Phật pháp suy tàn.
Người giữ năm giới thì được phước đức. Làm việc gì nên bạch Tam bảo, Đức Phật là bậc toàn trí không có việc gì mà Ngài không biết. Người đạo đức là người trì giới, làm cho Phật pháp được bền lâu và vững mạnh, khiến chư thiên, thiên long, quỷ thần cung kính nễ phục. Quý trọng giới thì được tôn kính, không giữ giới thì là bất thiện. Sao lại ghen ghét đố kỵ làm trái lại những điều bất thiện? Việc thiện ác do tâm người tạo ra, họa phước đi theo người như bóng với hình, như âm thanh và tiếng vang.
Công đức trì giới luật tự nhiên cảm ứng được chư thiên gia hộ, sở nguyện được toàn ý, cảm động mười phương cõi giới, chư thiên cảm mộ đức độ, công đức sáng ngời, thánh chúng ca ngợi tán thán không thể kể hết được../.
                        (Trích: Phật giáo là gì: Pháp sư Tịnh Không- Tâm An dịch)
                                        {]{

ÁC TÂM VỚI NGƯỜI ĐẠO ĐỨC Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét