Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

CÁC TÍN NGƯỠNG NHÂN GIAN (phần tóm tắt)


          Nói đến tín ngưỡng là nói đến tôn giáo, từ tín ngưỡng dân gian đưa đến tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng phát xuất từ tâm lý sợ hãi của con người. Tâm lý sợ hãi con người phát sinh ra tìm nơi che chở bảo hộ, tâm lý tín ngưỡng đấng siêu nhiên và thần linh đều từ đây mà ra. Tín ngưỡng nhân gian bao gồm các hiện tượng như sau:
          1/ Sùng bái tự nhiên: Con người ban đầu không hiểu biết về sự vận hành biến đổi của thế giới tự nhiên, nên cảm thấy mình nhỏ bé, trong khi sức mạnh của tự nhiên thì quá vĩ đại khó lường. Cho nên phát sinh ra tâm lý sùng bái. Những sức mạnh này, làm sản sinh ra hàng loạt các vị thần tự nhiên như: thần sông, thần núi, thần biển, thần gió, thần sấm v.v...Vì vậy sự xuất hiện của các vị thần tự nhiên có quan hệ với hoàn cảnh địa lý ở mỗi nơi, gồm các loại như sau:
2/ Sùng bái đất: Người ta xem đất là da thịt, nham thạch, đá là xương, sông suối là mạch máu, không khí là hơi thở của đất. Vì thế đất có thể sinh dưỡng vạn vật nên gọi là “mẹ đất”. Đã có mẹ thì phải có cha, nên người ta liên tưởng đến bầu trời trùm trên mặt đất gọi là “cha trời”. Từ đó phát sinh ra triết lý âm dương.
          3/ Sùng bái nước: Nước là thứ không thể thiếu với tất cả sinh vật. Nhưng nước là thứ có thể chảy tràn khắp nơi gây lũ lụt nhận chìm mọi vật. Vì vậy con người xem nước là “thần thánh”. Suối thánh, giếng thần, nước thánh. Bà la môn giáo xem sông Hằng là nước thánh linh thiêng. Đạo Công giáo xem nước là việc rửa tội cho con người. Tất cả đều phát nguồn từ gốc sùng bái nước. Ở sông gọi là thần sông, ở biển gọi thần biển, ở ao hồ gọi thần ao hồ v.v...
          4- Sùng bái  Đá và Núi: Những hòn đá mang hình dạng giống như loại động vật ngẫu nhiên hình thành tự nhiên hoặc do con người đẽo gọt nên. Con người xem chúng là thần hoặc thánh tích. Đó gọi là sùng bái Đá. Núi cao rộng lớn hùng vỹ con người quan niệm rằng ở trên núi là nơi ở của các bậc thần tiên, cho nên người ta sùng bái. Như núi Nga My, núi Phổ đà v.v...
5- Sùng bái lửa: Nguyên thủy con người không biết tạo ra lửa, lửa trong tự nhiên từ sấm sét hay núi lửa, đối với họ rất đáng sợ. Vì lửa có thể nuốt chửng tất cả sinh vật. Tình cờ người ta phát hiện xác thú vật được lửa nướng chín thơm phức còn sót lại sau cơn cháy rừng. Người nguyên thủy cho rằng lửa là một sinh vật sống có thể ăn thịt các sinh vật khác, cho nên sùng bái  là “thần lửa”. Tín ngưỡng sùng bái lửa bắt nguồn từ đó
6/ Sùng bái mặt trời, mặt trăng các vì sao: Sự xoay vần tiếp nối của ngày và đêm làm cho con người nguyên thủy kinh ngạc sợ hãi. Bóng tối là nổi sợ hãi bẩm sinh của con người, vì vậy nó được xem là thần bí. Có ánh sáng con người mới hoạt động được, cho nên con người xem ánh sáng là ân huệ, nên sùng bái mặt trời. Mặt trời chiếu ban ngày, trăng sao chiếu ban đêm. Tín ngưỡng sùng bái mặt trời mặt trăng các vì sao phát sinh từ đó. Tín ngưỡng mặt trời rất phổ biến, như ở Nhật dân tộc Yamato tự cho mình là con của mặt trời, đến ngày nay vẫn còn lấy mặt trời tượng trưng cho quốc gia của mình. Tín ngưỡng sùng bái vì sao cũng có khắp nơi. Những nhà thiên văn học đầu tiên chính là những chiêm tinh gia mang đậm nét tôn giáo. Họ dự đoán điềm lành dữ con người, thọ hoặc yểu, tốt hay xấu của thời tiết, điều may rủi của số mạng từ sự vận hành các vì sao. Từ đó họ xem các vì sao là thần linh.
          7- Sùng bái động vật: Người nguyên thủy thấy những con vật to lớn khỏe mạnh, cảm thấy hoảng sợ, vì thấy các loài vật có khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên hơn mình. Vì con người có rất nhiều điểm không bằng động vật, nên sinh ra sùng bái động vật. Như sùng bái voi, ngựa, cọp, sư tử, bò, khỉ, rắn, cá sấu v.v...
          8- Sùng bái thực vật: sự đâm chồi trong mùa xuân, sự sinh trưởng trong mùa hạ, sự héo tàn trong mùa thu và sự ẩn tàng trong mùa đông. Những biểu hiện của sự sống và thích nghi với khí hậu của thực vật, khiến con người nguyên thủy cho rằng chúng cũng có linh hồn chủ tể và cũng có tình cảm ý chí giống như con người. Một số thực vật có chứa chất dịch đặt thù có thể làm cho con người say, hoặc trúng độc, nên con người rất kinh sợ. Những cây cổ thụ to lớn, thường được con người xem là thần thánh, và tôn sùng là thần cây rất phổ biến. Cây thần có thể chửa bịnh, có thể nói chuyện với con người. Cho nên mỗi khi chặt cây phải làm lễ xin thần cây.
9- Sùng bái vật tổ:  Vật tổ là loại vật tự nhiên nào đó mà người hoang dã cho rằng mỗi vật như vậy đều có quan hệ mật thiết và đặc thù với họ, vì thế họ sùng bái. Vật tổ là những thứ động thực vật có rất nhiều thứ, như mây, mưa, sương, móc, ráng, mặt trời, mặt trăng, gió, mùa thu, mùa hạ, mùa đông, vì sao, sấm, lửa v.v... chim, chuột v.v... khi lấy những sự vật, con vật làm vật tổ người ta không dám giết vật tổ để ăn thịt. Như ở Ấn Độ có dân tộc người ta cho bò đực là vật tổ của họ. Lại người nguyên thủy xem việc giết vật tổ để cúng hiến rồi ăn thịt là nghi thức tôn giáo thiêng liêng của họ. Cơ Đốc giáo ngày nay vẫn cử hành Tiệc Thánh “ăn thịt và uống máu của Jesus” (bữa ăn cuối cùng trước khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Jesus lấy bánh phân phát cho mọi người, nói đây là “thân thể của ta”, lấy rượu nho đưa mọi người, nói đây là “máu của ta”, lại dặn “ hãy nhớ đến ta ”). Mối quan hệ giữa việc làm này với tín ngưỡng sùng bái vật tổ rất rõ ràng.
10- Sùng bái linh vật:  Sùng bái linh vật cũng là một dạng sùng bái vạn vật. Đối tượng của nó là những vật vô sinh nhỏ nhặt, như hòn đá nhỏ, một cành cây, một cái nón cũ, miếng vãi rách v.v... chỉ cần người ta thấy một vật và trực giác của họ cho rằng nó là linh vật liền đem nó ra cúng tế và cầu nguyện. Ví dụ như lá cờ bằng vãi, hay xương cốt sau khi thiêu cô đọng lại người ta gọi là xá lợi họ tôn sùng lễ bái.
11- Sùng bái tượng: Sùng bái ngẫu tượng cũng là một trong những hình thái tôn giáo nguyên thủy, có thể tiến hóa từ sùng bái linh vật mà ra. Người ta điêu khắc hay đắp nặn tượng của những vật mà họ sùng bái để làm đối tượng thờ phụng. Những vị thần có uy lực lớn thường tạo tượng cực lớn, người ta xem tượng là bản thân thần linh, có người xem tượng là nơi ngự của thần linh, tính chất của niềm tin này giống như tín ngưỡng sùng bái linh vật. Việc sùng bái ngẫu tượng sau này đều bị Do Thái, Cơ Đốc, Hồi giáo nghiêm cấm. Phật giáo ngay từ buổi đầu cũng không sùng bái ngẫu tượng.
12- Sùng bái người sống: Tự xem một con người còn sống nào đó như một thần linh để sùng bái. Lại có người tự xưng mình là Chúa Cứu Thế, là thần, là Phật, là Bồ Tát, là Tiên, thánh v.v...Tín ngưỡng sùng bái người sống này tiến hóa từ tín ngưỡng sùng bái vạn vật, những nhân vật đặc biệt đang còn sống trong xã hội loài người, có người tự xưng mình là thần linh, là Bồ Tát, v.v... Như Jesus tự xưng mình là con trai  và cũng là hóa thân của Chúa. Các lãnh tụ chính trị hoặc tôn giáo ở Trung Quốc và nhiều nước khác tự khoe mình là con của Trời, hoặc con của thần rất nhiều.
13-  Sùng bái vong hồn: Người nguyên thủy cho rằng tất cả mọi vật đều có linh hồn hoặc sinh khí, con người cũng vậy. Do đó, sau khi con người chết đi, sức sống linh khí của con người vẫn còn và nó sẽ thành vong hồn. Khi ngủ cơ thể con người không hoạt động, thế mà những cảnh mộng xuất hiện, suy ra ngoài thể xác con người còn có cả linh hồn. Sau khi con người chết đi linh hồn này trở thành vong hồn. Người ta tin rằng thân xác con người bắt buộc phải chết, nhưng linh hồn vẫn luôn tồn tại là một trong những niềm an ủi vượt bậc mà các tôn giáo nguyên thủy dành cho tín đồ của mình.
   Con người khi còn sống bị hạn chế bởi nhục thể nên phạm vi hoạt động rất nhỏ hẹp. Nhưng sau khi chết linh hồn không bị trói buộc nên tự tại hơn rất nhiều, nên có đôi chút thần thông, đây là nhân tố dẫn đến sùng bái vong hồn.  Người ta thích sùng bái những người và vật có sức mạnh lớn, đồng thời thần thánh hóa những người và vật đó. Những anh hùng dân tộc, sau khi chết luôn trở thành đối tượng của tín ngưỡng sùng bái vong hồn. Như miếu Khổng Tử, Quan Đế, Mã Tổ ở Trung Quốc đều là dạng của tín ngưỡng sùng bái vong hồn.
14- Sùng bái tổ tiên: Sùng bái tổ tiên có đồng tinh chất với sùng bái  vong hồn và là loại sùng bái vong hồn thịnh hành nhất. Người ta tin tưởng rằng, những người sau khi chết cũng có quan hệ mật thiết với con cháu còn sống, tuy đã qua đời nhưng họ vẫn âm thầm theo dõi quan sát hành vi của con cháu, hoặc phù hộ hoặc trừng phạt. Đây là căn nguyên của tín ngưỡng sùng bái tổ tiên. Việc thờ bái tổ tiên là đạo lý báo hiếu của người còn sống đối với người đã chết cũng là loại tín ngưỡng sùng bái vong hồn rất thịnh hành và phổ biến.
                                                      {]{

CÁC TÍN NGƯỠNG NHÂN GIAN (phần tóm tắt) Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét