Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

ĐƯỜNG LỐI GIÁO DỤC PHẬT GIÁO


ĐƯỜNG LỐI GIÁO DỤC PHẬT GIÁO


1-Giáo dục có mục tiêu đối tượng và nội dung  đúng đắn cụ thể

Phật giáo nhận định đời là khổ. Sự nhận định này không mang chút nào tính chất bi quan yếm thế mà chỉ nói lên một sự thực để rồi tích cực tìm cách thoát khổ. Đó là một thái độ dứt khoát, tích cực và lạc quan với mục tiêu là nhằm giải thoát dần những đau khổ cuả  con người, tiến đến giải thoát tối hậu Niết Bàn. Đối tượng giáo dục là con người với những khiếm khuyết tâm linh từ vô thỉ nhưng lại có khả năng tiến đến giải thoát tối hậu. Những khiếm khuyết gây đau khổ ấy như đã nói chính là Tham Sân Si. Cho nên để đối trị với chúng, nội dung giáo dục theo Phật giáo là Giới Định Huệ. Giới chủ yếu là để loại bỏ tham. Định chủ yếu là loại bỏ Sân và Tuệ chủ yếu là để loại bỏ Si. Tham sân si có liên hệ chặt chẽ với nhau nên Giới Định Tuệ là một nội dung thống nhất. Có thể nói, toàn bộ giáo lý của đức Phật là một hệ thống triển khai nội dung Giới Định Tuệ. Đức Phật thường nhắc nhở các đệ tử, nếu kết hợp Giới Định Tuệ cùng tu sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ đưa đến giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc.
          2. Giáo dục của Trí tuệ và Từ bi
Trí tuệ hiểu theo Phật giáo là các khả năng phá tan vô minh, đoạn diệt sinh tử luân hồi. Tuệ đây là Phật trí, là Tuệ giải thoát. Cho nên những kiến thức nào không đưa đến giải thoát, làm trở ngại giải thoát thì đều không phù hợp với trí tuệ chân thực.
       Như đã  nói Giới Định Tuệ là một nội dung thống nhất. Giới không phải là những thứ ràng buộc mà là điều kiện để có tự do, tự tại trong Định để đến Tuệ. Giới chính là sự thực hành đạo đức, điều đầu tiên trong giới luật Phật giáo là cấm sát sanh, là biểu lộ một tình thương đến hết thảy các chúng sanh. Các giới khác như không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.. đều nhằm khuyến khích lòng yêu thương rộng lớn, sự đoàn kết, tính chân thật và lối sống hiền thiện. Đây là những đức tính chủ yếu được đề cao trong đạo đức học Phật giáo, nổi bật là lòng Từ bi vô lượng. Lòng từ bi khiến người ta gần gũi, xoá bỏ mọi hiềm khích, thương người thương loài vật cỏ cây. Người Phật tử tin vào nhân qủa luân hồi làm lành thì gặp lành, yêu thương thì được yêu thương, thù hận thì bị thù hận. Tất cả chúng sanh trãi qua luân hồi  vô số kiếp, đã là và sẽ là cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, và thân thuộc của nhau. Thế thì lại không lý do gì lại không  thương yêu nhau. Lại nữa, tất cả đều đang trầm luân trong bể khổ, không lý do gì lại ghét giận nhau.
          Giáo dục là phải khơi dậy và phát triển lòng Từ bi trong mỗi con người. Từ đó có thể tránh được những hiềm khích, ích kỷnhững hành động gây hại lẫn nhau.

  3. Giáo dục  mang tính nhân bản thực sự, tôn trọng con người vì con người

          Đức Phật từng dạy rằng  được làm người là điều rất quý rất hy hữu rằng mọi người đều có Phật tánh, đều có khả  năng thành Phật. Con người tuhọc là Tu học để làm Phật, muốn thế con người phải tự nhận biết mình, quay vào tâm mình để nhận biết Tâm, tu sửa Tâm và chứng ngộ tâm. Bởi vậy Phật học xứng đáng được gọi  là Tâm học. Phần lớn trong các kinh điển Phật giáo nhất là Thiền Tông, thường nỗ lực đưa người học đối diện  với chính tâm mình. Lăng già khẳng định " Ngoài cái Tâm, không có cái gì được nhìn thấy cả " Hay ba cõi chính là Tâm mình(Tam giới duy thị Tự tâm)
        Giáo dục Phật giáo tôn trọng con người vì con người là một vị Phật tương lai. Mọi người đều có Phật tánh nên mọi người đều  bình đẳng, không phân biệt  nghèo hèn giai cấp giới tính chủng tộc. Giải thoát là tự  giải thoát, chứng ngộ là tự chứng ngộ cho nên giáo dục Phật giáo là khích lệ sự tự do, tinh thần sáng tạo, phá chấp của người học, khuyến khích sự tu lực tinh tấn niềm tin ở chính mình chứ không trông cậy vào người khác.  
                                                       {]{
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha
Bạn hãy truyền đạo đức cho con bạn, bởi vì đạo đức làm cho con bạn sung sướng, cũn của cải vật chất làm cho con người tham đắm và đau khổ.

{]{


ĐƯỜNG LỐI GIÁO DỤC PHẬT GIÁO Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét