Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

TÂM ĐỨC VÀ TUỆ ĐỨC


         Người tu cần phát huy hai phần Tâm đức và Tuệ đức để làm tự lợi, lợi tha, hai phần này là hai phần cơ bản của người tu. Người tu có Tâm đức sẽ làm lợi cho mọi người, được mọi người kính mến. Và phải có Tuệ đức để nhìn thấy rõ những điều quan trọng trong cuộc đời (trí tuệ mở rộng thấy rõ nhân quả). Hai phần này hoàn thiện sẽ tạo nên nhân cách một người tu đúng hướng tự lợi, lợi tha.
         Cơ sở vật chất tùy theo Tâm đức và Tuệ đức quyết định. Cơ sở vật chất không quan trọng bằng mạng sống của chúng ta, và mạng sống cũng không quan trọng bằng Tâm đức và Tuệ đức. Quan trọng nhất là Tuệ đức và Tâm đức. Tâm đức là đạo đức là tấm lòng vị tha bác ái từ bi thương người thương vật, tất cả đều xả bỏ hết chỉ còn lại Tâm đức.
         Tất cả pháp Phật nói ra đều nhắm xây dựng con người đạo đức, con người trí thức có tầm nhìn sâu rộng. Một khi có đạo đức và kiến thức sẽ làm lợi cho cuộc đời. Vậy mục tiêu giáo dục Phật giáo là giáo dục đạo đức, giáo dục kiến thức và giáo dục vị tha.
         Đức Phật thuyết pháp 49 năm để xây dựng con người trên ba tiêu chuẩn là Đạo đức, Tri thức và Lợi ích. Người có đạo đức là người biết thân thiện với mọi người. Phật giáo xây dựng người tu là xây dựng con người đạo đức và tri thức. Tri thức hiểu biết pháp thế gian và hiểu biết pháp xuất thế gian. Tất cả lời dạy của Phật chỉ nhằm xây dựng con người đạo đức và trí tuệ như kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Diệu pháp là đạo đức- Liên Hoa là trí tuệ hay tri thức. Kinh là sự xuyên suốt kết nối giữa đạo đức và tri thức. Nếu tu hành không làm lợi ích cho chúng sanh thuộc thành phần tiêu cực thụ động gọi là Tiểu thừa-xe nhỏ. Nếu tu hành làm lợi ích cho chúng sanh thì gọi là thành phần tích cực, chủ động gọi là Đại thừa – cổ xe lớn. Tu tập là quá trình chuyển hóa nghiệp. Nghiệp nhân thì có khả năng chuyển được nhưng nghiệp quả thì không thể thay đổi được./.
{]{
         Nước Việt thời nhà Đinh. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi dựng nghiệp, thời ấy có pháp sư Ngô Chân Lưu giúp cho vua Đinh Tiên Hoàng dựng nghiệp giữ nước được an bình thịnh vượng. Đinh Tiên Hoàng làm vua do thiền sư Ngô Chân Lưu giúp ngôi vàng được vững mạnh, Ngô Chân Lưu người có trí tuệ và từ bi, vua Đinh Tiên Hoàng phong pháp sư Ngô Chân Lưu là Pháp sư Khuôn Việt. Khuôn Việt nghĩa là khuôn phép cho nước Việt- khuôn mẫu.
         Lý Công Uẩn lên ngôi vua được đào tạo từ trong chùa Cổ Pháp do Vạn Hạnh thiền sư chỉ đạo. Hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lý Công Uẩn đã được chỉ đạo bởi các thiền sư nên nước nhà được thạnh trị và đạo pháp cũng được xương minh. Đạo Phật đã đào tạo những nhân tài đạo đức từ bi, không những làm cho nước nhà giữ vững được bờ cõi, đánh đuổi ngoại xâm, chánh trị được vững bền, kinh tế và văn hóa phát triển, giữ vững được nền độc lập, nước nhà tự do, dân chúng an cư lạc nghiệp. Xét ra Phật giáo Việt Nam khác biệt với Phật giáo các nước, Phật giáo Việt Nam gắn liền với sự phát triển đất nước hoặc suy hoặc thịnh. Nếu đất nước lâm nguy Phật giáo cùng số phận suy đồi, đất nước hưng thịnh Phật giáo phát triển. Qua các thời kỳ chống ngoại xâm Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nước dựng nước. Phật giáo các nước khác phần đông chuyên tu tập chứ ít gắng liền với sự tồn vong của đất nước. Chúng ta thấy Đạo đức và Trí tuệ của một người tu rất quan trọng cho đạo pháp và dân tộc.
{]{

TÂM ĐỨC VÀ TUỆ ĐỨC Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét