Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

PHẬT SỰ


PHẬT SỰ

Phật sự là việc chuyển hoá và độ thoát chúng sanh. Nói cách khác, độ chúng sanh, làm cho chúng sanh giác ngộ là Phật sự.
Bồ tát có thể tuỳ thuận chúng sanh là cúng dường Phật
Làm cho chúng sanh chuyển mê khai ngộ, lìa khổ được vui
Đó là Phật sự.
Ma quân có bốn loại, còn phiền não có 84 ngàn thứ, chúng sanh vì thế khốn đốn, khó tu khó thành, khó thoát. Còn chư Phật thì lấy chính những thứ ấy mà làm việc Phật.
Làm Phật sự phải có những việc như sau:
1/ Phải hiểu rõ bản thân, phải có sức mạnh và ý chí. Hiểu rõ năng lực cũng như sự hạn chế của mình (liệu cơm gắp mắm).
Con đường phụng sự độ tha là con đường rất mực cao đẹp nhưng cũng đầy cam go, thử thách. Con đường đó không thích hợp với những ai mang thể trạng yếu đuối, cùng với chí khí khiếp nhược, về thân và cả về tâm. Mỗi cá nhân có thể tuỳ chọn một dạng Phật sự nào đó, vừa sức vừa phù hợp với biệt nghiệp của mình để thực hiện. Biết rõ bản thân để thực hiện Phật sự là tâm thể tích cực cần có của hàng xuất gia.
2/ Cần phải duy trì năng lượng thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện Phật sự, năng lượng thương yêu đó là đồng thể đại bi tâm,  tâm thương yêu không điều kiện và rộng khắp, không giới hạn bởi không gian và vượt mọi khoảng thời gian trong suốt quá trình làm Phật sự. năng lượng này cần phải song hành, và nếu như quên mất năng lượng, hoặc năng lượng bị gián đoạn, thì mọi việc làm mang danh là Phật sự kia đều trở nên vô nghĩa. Đó là điều được khẳng định ở kinh Hoa Nghiêm: “Quên mất tâm Bồ đề, mà thực hành các thiện pháp, thì gọi là hành động của ma”.
Nói theo kinh Pháp Hoa là khi làm Phật sự cần phải: “Vào nhà Như Lai, mặc y Như Lai, ngồi toà Như Lai”. Nhà Như Lai là tâm từ bi lớn đối với trong tất cả chúng sanh, Y Như Lai là lòng nhu hoà nhẫn nhục, Toà Như Lai là nhất thiết pháp không. Duy trì tất cả nhũng tâm thể vừa nêu để thực hành Phật sự, thì diệu nghĩa của Phật pháp được thể hiện.
3/ Làm Phật sự với tâm tuỳ hỷ vô cầu, vui với niềm vui của mọi người, là điều mà người làm Phật sự cần phải thực hiện. Phải dũng mãnh như đại nguyện Tuỳ hỷ thứ năm trong 10 hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền, và phải giữ tâm vô dục, vô cầu, như Đức Phật thuyết pháp với tâm từ, vì lợi tha và do lòng từ mà Thế Tôn thuyết pháp.
Trong sự phong phú sinh động về việc làm Phật sự của hàng xuất gia thời nay, nên cần phải minh định đâu là Phật sự, đâu là gần với Phật sự và đâu chưa phải Phật sự ? Nên có thể chia ra làm hai loại, hạng Phật sự xuất thế gian, và  thế gian Phật sự.
Nhập thất quyết tu, kiến thiết già lam, cứu tế xã hội, gia nhập hội đoàn xã hội v.v... đều là những việc người xuất gia thời nay đang miệt mài thực hiện. Tuy nhiên chưa có một sự cảnh báo hay một sự phân định và đánh giá, đâu là những phật sự đòi hỏi người thục hiện phải có chí khí lớn, phải có tâm và có tầm và quan trọng nhất là phải luôn có Bồ đề tâm, chính xác hơn, mặc dù đã có sự cảnh báo từ lâu trong kinh điển, nhưng không được nhắc lại, không được chú trọng nên dễ bị lãng quên, và cũng vì vậy nên trong quá trình thực hiện Phật sự, do chưa nhận thức đầy đủ về bản thân, do chưa được trang bị kỷ càng, do thiếu vắng của tri thức, trí tuệ, do chưa phòng hộ đầy đủ và chu đáo, nên đôi khi nhân danh làm phật sự, nhưng kết quả đạt được chỉ tiệm cận với Phật sự trong nghĩa tích cực mà thôi. Bởi lẽ một thực tế hiển nhiên mà chúng ta cần phải bình tâm để nhận ra rằng, hấp lực của ngũ dục vẫn là một trong những điều quan ngại và luôn mang tính thời sự xưa cũng như nay./.
{]{

PHẬT SỰ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét