Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

GIỚI VÀ LUẬT


GIỚI VÀ LUẬT

Luật có ba tên: 1/ Tỳ Ny, 2/ Thi la, 3/ Ba la đề mộc xoa. Tỳ ny là Giáo. Thi la là Hành, Ba la đề mộc xoa là Quả. Là trình tự của Giáo, Hành , Quả. Tức từ học hỏi hiểu biết nơi giáo pháp, kế đến thực hành và đạt kết quả. Cũng như nhân Giới sanh Định, nhân Định mà có Huệ.
Tỳ ni là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Luật, Luật có nghĩa là pháp, cũng tức là pháp luật. Pháp lấy khuôn phép làm nhất định làm ý nghĩa, chính khuôn phép đó quyết định là phạm giới hay trì giới. Bởi vì trong luật tạng có phương pháp trì phạm. Nếu như phạm thì có tướng nặng nhẹ, hoặc là khai duyên hoặc là giá chỉ, hoặc là nhân tội hoặc là quả tội, đều được nói rõ thiết thực trong luật, cho nên gọi là Pháp luật. Cũng chính dùng pháp luật này mà để phán xét trì phạm, thưởng phạt phân minh, cho nên gọi là giáo thuyên.
Thi la là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch gọi là Giới, hoặc là thanh lương. Bởi vì giới pháp này có thể trừ bỏ sự thiêu đốt trong thân tâm của chúng ta, chúng sanh cho nên dựa vào công dụng của nó mà phiên dịch.
Lục độ gọi là Thi la Ba la đề mộc xoa, gọi là Giới độ.  Giới có nghĩa là cảnh cáo, cũng chính là cảnh sách ba nghiệp thân, khẩu, ý của chúng ta có thể xa lìa lỗi lầm, khi đối mặt với cảnh giới trước mắt. Giới là pháp giúp cảnh tỉnh ba nghiệp là hành vi được cảnh tỉnh. Giới có ý nghĩa ngăn chặn làm ác, ngăn ngừa ác pháp, giúp cho người tu hành, xả ác hướng thiện, xả phàm hướng thánh đến quả vị thánh nhân cho nên gọi là cấm giới.
Ba la đề mộc xoa là tiếng Phạn, phiên dịch ra tiếng Trung Hoa có nghĩa là Biệt. Biệt giải thoát hoặc gọi là xứ xứ giải thoát. Có hai ý nghĩa, cận giải thoát, cũng gọi là cận quả. Thứ hai là viễn giải thoát, cũng gọi là viễn giải thoát. 250 giới, 348 giới, 10 giới, Bát Quan Trai giới, 48 giới ….có thể trì một giới thì nhận được giải thoát của một điều giới. Trì được 10 điều giới thì nhận được giải thoát 10 điều giới. Nếu trì tất cả thì nhận được tất cả giải thoát, sẽ không bị nghiệp lực ràng buộc, cho nên gọi là biệt biệt giải thoát.. Lại nữa, cũng có thể nói về tam nghiệp, thân không tạo sát sanh, trộm cắp, dâm dục, thì thân nghiệp chúng ta được giải thoát. Miệng không tạo vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu thì khẩu nghiệp chúng ta được giải thoát. Ý không khởi phiền não tham, sân, si thì ý nghiệp của chúng ta được giải thoát, cho nên gọi là xứ xứ giải thoát. Khi ba nghiệp thân, khẩu, ý cùng với sáu căn, đối với ngũ dục, lục trần, có sức mạnh của giới hạnh không chạy theo làm các việc ác, gọi là chỉ trì, vâng làm các việc thiện gọi là tác trì. Không bị cảnh giới của nghiệp trói buộc, không vi phạm giới thì chúng ta được giải thoát, thì giới thanh tịnh, giới thể trong sáng, thì sẽ không bị nghiệp lực trói buộc, cho nên gọi là giải thoát. Điều này gọi là cận quả, thọ giới là nhân, không phạm là quả. Thứ hai viễn giải thoát, cũng gọi là viễn quả. Viễn quả là nói về tương lai, hiện tại trừ bỏ hoặc nghiệp, tương lai thành quả vị thánh, cho nên gọi là viễn quả, viễn giải thoát. Do đó, trong nhân hành giới đức của ta được thanh tịnh thì có thể sanh khởi rất nhiều thiền định. Tâm định hiện tiền mới có thể mở rộng trí tuệ Bát nhã của chúng ta. Có trí tuệ Bát nhã rồi chúng ta có thể đoạn trừ phiền não, liễu sanh tử, độ chúng sanh, thành Phật đạo. Điều này gọi là viễn quả, cũng gọi là viễn giải thoát.          
{]{

GIỚI VÀ LUẬT Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét