Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

NHÂN QUẢ BỐ THÍ RỒI HỐI TIẾC


NHÂN QUẢ BỐ THÍ RỒI HỐI TIẾC

Khi Đức Phật còn tại thế, có một thương nhân ở Xá vệ, rất giàu có nhưng cũng rất keo kiệt, không dám ăn xài gì hết và cũng không dám cho ai một đồng xu cắt bạc nào hết, không giúp đỡ ai được một cái gì. Bản thân ông ăn thì cháo cám với tương chua, còn cao lương mỹ vị thì không dám ăn. Mặc thì quần áo vãi thô, xấu, lụa là gấm vóc thì không dám xài. Đi xe thì cũ kĩ, ọp ẹp, còn những thứ xe đẹp đẽ trang hoàng lộng lẫy thì không đi. Nói chung cả đời ông ấy không dám ăn xài, tiền thì có rất nhiều và cuối cùng khi ông chết, không có con thừa kế, vua Ba Tư Nặc phải đến thu tài sản đó sung vào công quỹ. Một hôm, vua Ba Tư Nặc đến gặp đức Phật, trình bày việc của thương nhân giàu có này. Đức Phật mới nói là không phải ở kiếp này, mà ở kiếp quá khứ ông cũng như vậy. Đức Phật kể quá khứ của ông là một thương nhân rất giàu có nhưng cũng keo kiệt. Một hôm, trên đường đến cung vua có việc, ông gặp một vị Độc Giác Phật đi khất thực, tự nhiên ông phát khởi thiện tâm, muốn cúng dường cho vị sư này, thế là ông đến gặp vị sư và hỏi vị sư từ sáng đến giờ sư đi khất thực đã có ai cúng gì chưa. Vị sư trả lời là chưa. Ông nói, vậy thỉnh sư về nhà con, hôm nay con xin được cúng dường. Thế là ông cho người đưa vị sư về nhà của mình và căn dặn người nhà làm món ăn thượng vị dâng cúng lên cho vị sư này. Người nhà nghe lời ông làm món ăn đặc biệt dâng cúng lên cho sư. Sau khi chuẩn bị xong, họ để thức ăn vào trong bát của sư và sư đứng dậy đi về. Khi vị sư này vừa đi ra khỏi nhà thì ông thương nhân này từ cung vua trở về nhà kịp lúc vị sư vừa bước ra. Thương nhân mới hỏi vị sư đã nhận được vật phẩm cúng dường chưa. Sư trả lời có rồi và mở bát cho vị thương nhân này xem. Khi thương nhân nhìn thấy bát cơm  này ngon quá, ông ta mới tiếc, nghĩ rằng phần cơm này mà để cho những người làm công trong nhà mình ăn thì chắc có lợi hơn, thế là ông cứ tiếc mãi. Đức Phật nói là do cái phước báu ông cúng dường cho nên đời nay được giàu có, nhưng do ông ta tiếc của nên quả báo không hưởng được gì, nghĩa là có của mà không được hưởng ./.
Câu chuyện thứ hai, một hôm Xá Lợi Phất bạch với đức Phật:
 -Bạch đức Thế Tôn, con thấy có người buôn bán bị thất bại, không được như ý, có người buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn, nghĩa là sao?
 Đức Phật trả lời:  Này Xá Lợi Phất, ở trong quá khứ có những người hứa cúng dường cho một vị sư hay một ngôi chùa nào đó, thế nhưng họ không giữ lời hứa, do vậy họ bị quả báo đời nay buôn bán luôn bị thất bại, không được như ý muốn. Có người đời trước hứa cúng dường cho Tăng hoặc cho chùa nào đó và đã thực hiện đúng lời hứa và hơn cả lời hứa đó nữa. Do vậy , đời nay họ buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn.
Qua đây chúng ta thấy rằng, khi mình đã phát tâm cúng dường thì đừng có suy nghĩ gì hết, công đức phước báu đó chúng ta sẽ hưởng trong tương lai. Nếu mình cúng rồi mà còn tiếc, còn nghĩ mình có cúng hoặc là những trường hợp như cúng rồi đòi trở lại, thì chúng ta sẽ mất đi cái phước. Và tạo thêm cái khẩu nghiệp, vì sao? vì lúc mình cúng là tự tâm chứ không phải ai ép buộc, đến lúc đòi thì kể lể đủ chuyện. Vì thế đã mất phước còn tạo thêm nghiệp là vậy. Cúng dường cho Tăng hoặc cúng dường cho chùa, dù ít dù nhiều đều có phước, nhưng cúng rồi hối tiếc hoặc đòi trở lại thì mất phước thêm tội. Như câu chuyện ông thương nhân giàu có trong kinh vậy./.
{]{

NHÂN QUẢ BỐ THÍ RỒI HỐI TIẾC Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét