Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

NHÂN VÀ QUẢ

 NHÂN VÀ QUẢ

Những gì chúng ta đã gieo, tức chúng ta sẽ hái quả, lúc này, nơi này hay lúc khác, nơi khác.  Nói cách khác, hiện tại chúng ta phải nhận lấy kết quả của hành động của chúng ta đã gây ra trong quá khứ, tương lai chúng ta sẽ gánh chịu kết quả của hành động chúng ta tạo trong hiện tại. Trong một nghĩa khác, hiện tại của chúng ta không hoàn toàn là kết quả của chúng ta trong quá khứ, và trong tương lai của chúng ta không tuyệt đối là kết quả của chúng ta trong hiện tại. Chẳng hạn, một tội phạm hôm nay có thể trở thành một thành nhân trong ngày mai. (Trường hợp chàng Vô não, giết người thời Phật còn tại thế).
Phật giáo chủ trương mọi sự khác biệt (trong đời sống) là tuỳ thuộc vào nơi nghiệp (Karmma). Nhưng Phật giáo không quyết rằng tất cả đều do ở nghiệp. Nếu tất cả mọi việc đều do nơi nghiệp thì một người sẽ phải luôn luôn xấu vì nghiệp của họ là xấu và bệnh nhân khỏi cần đi khám bác sĩ để chửa bệnh, vì nếu Nghiệp của họ đã vậy, thì họ sẽ được chữa lành.
Nghiệp không phải là vận số, cũng không phải là định mạng khống chế chúng ta do một quyền lực xa lạ huyền bí buộc chúng ta phải ngoan ngoãn phục tùng. Chính hành động của chúng ta đã tạo nên kết quả cho chúng ta, và do đó, con người có khả năng thay đổi phần nào của nghiệp lực của mình, chuyển đổi đến mức độ nào, điều ấy tuỳ thuộc nơi ta. Không thể dùng các từ ngữ như  sự ban thưởng và trừng phạt để giải thích về  vấn đề của Nghiệp. Vì Phật giáo không công nhận một đấng toàn năng có quyền điều khiển con người và ban ân hay giáng hoạ cho họ. Người Phật tử tin tưởng rằng: sự đau khổ hay hạnh phúc mà con người gánh chịu là hậu quả tất nhiên của những hành động thiện và ác do chính họ gây ra. Nghiệp gồm có hai  nguyên tắc vừa liên tục vừa báo ứng. Nhân và quả tương tục nhau. Nhân sanh quả, quả sanh ra nhân. Trong quả có nhân (hột)  Nhân và quả có sự tương quan với nhau, cũng như có sự liên hệ giữa Nghiệp và quả báo.
Trong nhân đã có sẵn mầm giống của quả. Người Phật tử nhận thức rằng, hoàn toàn giáo lý Nghiệp báo, không cầu xin kẻ khác để được cứu rỗi, nhưng tự tin chính ta có thể giúp ta giải thoát.. Bơi lý Nghiệp báo dạy rõ mỗi cá nhân chịu trách nhiệm (hành động của mình). Thuyết nghiệp báo đã mang lại cho con người niềm an vui, nguồn hy vọng, tánh tự tin và đạo đức can đảm. Niềm tin nơi nghiệp báo, làm tăng giá trị của sự tinh tấn và khích lệ lòng nhiệt thành, khiến con người luôn luôn có lòng tốt, khoan dung và giúp đỡ kẻ khác. Cũng chính niềm tin ở Nghiệp báo đã nhắc nhỡ con người tránh điều ác làm việc lành để gặt quả tốt, mà không chút sợ hãi, sẽ bị trừng phạt hay cám dỗ bất cứ sự ban thưởng nào. Thuyết Nghiệp báo có thể giải thích vấn đề khổ đau, sự bí ẩn của các vấn đề gọi là số mạng hay tiền định của các tôn giáo khác. Và trên hết giải thích sự bất đồng trong nhân loại. Nghiệp báo và luân hồi được xem như là định luật tất nhiên./.
Nghiệp lực tồn tại thì còn luân hồi, vì con người chỉ là biểu tượng cụ thể của Nghiệp lực không trông thấy. Chết là sự chấm dứt cái thân tứ đại ngũ uẩn. Chết là sự chấm dứt tạm thời của hiện tượng cái thân ngũ uẩn tạm bợ. Cuộc sống hữu cơ kết thúc, nhưng nghiệp lực hoàn toàn không bị xáo trộn bởi sự tan rã của thân xác nhất thời nầy. Sự chấm dứt chập tư tưởng (cuối cùng) của người chết hiện tại quyết định một thức mới mới trong kiếp sống sau.
Chính do nghiệp bắt nguồn từ vô minh và dục vọng, đã tạo điều kiện cho sự tái sinh. Nghiệp quá khứ tạo điều kiện để ta luân hồi trong kiếp hiện tại và nghiệp hiện tại cùng với nghiệp quá khứ tạo điều kiện để ta luân hồi trong kiếp tương lai. Hiện tại là con đẻ của quá khứ và trở thành cha mẹ của tương lai./.
{]{

NHÂN VÀ QUẢ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét