Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

13 ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ CÓ SỰ AN LẠC TRONG CUỘC SỐNG

13 ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ CÓ SỰ AN LẠC TRONG CUỘC SỐNG

1/  Không nên biết nhiều. Biết những điều cần biết, những điều không cần, không nên biết. Ví dụ đa ngôn đa oán v.v...
2/  Chọn bạn mà chơi. Bạn có hai hạng bạn tốt và bạn xấu.  Bạn tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Người ta nói “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là vậy.
3/ Cẩn thận với những lời khen, chê của người khác.  khen và chê đều là hai thứ lời nói ta thường bị vui hay buồn theo nó. Lời nói khen giúp ta vui, nhưng chính lời nói khen thường hay đưa ta đến hư thân mất nết. Lời nói khó nghe, khiến ta khó chịu trong lòng không vui, nhưng nó khiến ta dè dặt chín chắn đề phòng hơn, không sống buông thả …
  4/  Đừng tự chuốc lấy phiền phức. Phiền phức có hai: a/ Tự mình chuốc lấy, b/ Do người khác đem lại. Dù cho mình hay người khác làm phiền phức, nhưng ta phải biết kiềm chế, biết dung hoà, đừng làm cho việc nhỏ biến thành lớn, việc bé xé thành to, mà việc to biến thành nhỏ, việc nhỏ biến thành không.
  5/ Đừng để tâm vụn vặt . Những việc vụn vặt đừng để tâm, để tâm vào những việc vụn vặt khiến tâm ta loạn càng rối loạn, không khác gì ta đem rác ngoài đường đỗ vào trong nhà mình .
  6/  Sống thanh thản. Cuộc sống hạnh phúc không phải có tiền nhiều hay địa vị cao sang mà hạnh phúc. Chính sự thanh thản trong tâm hồn mới là cuộc sống có hạnh phúc. Người có hạnh phúc như vậy sẽ sống khoẻ sống lâu. Đừng làm khổ mình và cũng đừng làm người khác khổ vì mình, do lời nói và hành động không thiện lành đem lại.
  7/ Đừng bao giờ phán xét vội vàng. Trên đời có những việc mới nhìn thấy đúng như thật, nhưng nhìn kỹ lại không phải như ta thấy, ví dụ như ra chợ thấy người ta bán xoài chín, thấy bên ngoài chín vàng láng đẹp, nhưng mua đem về nhà bổ ra thấy thúi nát. Trong kinh Phật dạy, trong đời mọi sự mọi vật đều vô thường, chúng ta cứ nhìn mọi sự mọi vật đều là thường, nên ta kết luận như ta suy nghĩ thì nhiều lúc không chính xác. Ngày nay con người đó xấu ác có thể ngày mai họ tốt hơn mình, ngày nay ta thấy người kia họ nghèo thiếu nhưng ngày mai họ có thể giàu có hơn ta v.v... vì thế không nên vội phán xét, kết luận…
  8/Cẩn thận trong lời nói. Người ta nói lỡ bước gượng lại được chớ lỡ mồm lỡ miệng khó mà gượng lại được. Lời nói là sự truyền thông truyền tin đến với mọi người hay một người, nếu ta nói hay nói đúng giúp họ an lạc lợi ích, bằng nói sai nói ác khiến người ta khổ, người ta bất an và đưa đến sự oán thù cho bản thân ta. Nhiều lúc ta nói nhưng không thể kiểm soát được lời nói của ta, khiến người nghe sinh tâm khó chịu, vô tình ta kết oán sanh thù không hay. Ông bà ta nói: “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói làm sao cho vừa lòng người cũng thật là khó, nếu ta không biết tập nói, muốn tập nói đem lại sự lợi ích nhiều hơn là tổn hại. Ta  siêng tập làm các việc thiện lành, tập suy nghĩ những việc tốt, lần lần ta nói những lời nói tốt nhiều hơn ..
  9/ Đối đãi với người bằng sự tử tế.  Sở dĩ chúng ta mới gặp nhau hay quen nhau đã lâu đều là “Duyên”. Nếu không duyên đối diện bất tương phùng, không có duyên gặp nhau mà không thấy nhau. Cho nên đã có duyên chúng ta biết đã là bà con quyến thuộc nhiều đời vậy, đã là duyên nó đi kèm với “nợ”, “nợ ân, nợ oán”. Nợ ân thì kết nối yêu thương, nợ oán thì thù hằn bực tức. Cho nên đã là nợ thì dù nợ ít hay nợ nhiều đều phải bằng lòng mà trả bằng sự tử tế, không thể không trả. Nếu ta không tử tế tức ta không chịu trả nợ mà còn thêm nợ là vậy.
  10/ Hãy trân trọng những người yêu thương mình. Những người yêu thương mình là những người có ân nghĩa với mình, họ đang trả nợ cho mình mà họ đã vay mượn từ đời trước, nay gặp lại họ yêu thương quý mến mình, vì thế chúng ta hãy trân trọng họ.  Người giúp đỡ mình phải trân trọng họ, người đem tiền trả nợ cho mình, mình phải vui và cảm ơn họ, không lẽ mình trở nên ghét bỏ họ làm khổ họ coi thường họ v.v...gọi là kẻ “vô ơn bội nghĩa”. Ở đời có những trường hợp: “giúp vật, vật trả ơn, giúp người, người báo oán”là vậy. Con vật trung thành nhất là con chó nó có đặc tính luôn luôn nhớ ơn người chủ, nên cực kỳ trung thành, thế mà có một số người không có sự trung thành đặc biệt như con chó…tình trạng vô ơn với nhau trên đời này không phải ít, nhất là con cái đối với cha mẹ, thứ đến là thầy và trò kể sao cho xiết…
  11/ Cái gì cũng phải có cái giá của nó. Đạo Phật luôn đặt mọi sự mọi việc trên nhân và quả. Có  nhân mới có quả, người ta nói  “có làm mới có ăn”.  Làm có hai cách làm bằng sức lực và làm bằng khối óc con tim, những người lao động họ làm bằng sức nhiều hơn khối óc, bác sĩ kỹ sư, người tu hành làm bằng khối óc nhiều hơn bằng sức tay chân. Cho nên phải biết trân quý khi được làm thân người, biết trân quý thời gian mà phải làm mọi việc đóng góp cho đời, bằng sức lực bằng tinh thần. Không nên ăn không ngồi rồi không làm lợi cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội. Đừng làm con nợ của gia đình và xã hội. Hãy vượt lên chính mình, chúng ta thấy có rất nhiều người khuyết tật mà họ làm những việc phi thường còn được, huống nữa chúng ta có thân hình khoẻ mạnh đủ đầy mà không làm được một việc nhỏ cho bản thân mình và gia đình và xã hội, thì ta là con nợ của cuộc đời, là người quá tội lỗi.
  12/ Hãy nỗ lực vì lý tưởng.  Ước mơ có thể không thành, nhưng lý tưởng thì không thể bỏ cuộc. Ta có thể ăn nửa bữa, ngủ nửa giấc nhưng lý tưởng của ta không thể dừng. Lý tưởng là cái định hướng cho cuộc đời của ta sống vui hay sống khoẻ, sống hạnh phúc cho đời này và đời sau, cho ta cho gia đình cho xã hội. Vì thế nên phải nỗ lực không ngừng trên con đường lý tưởng. Cuộc sống luôn thay đổi, thành rồi bại được rồi mất, chứ lý tưởng không bao giờ mất, có chí thì nên. Thắng cũng đừng vội vui, thua cũng đừng vội buồn, đối với vật chất và danh vọng hôm nay ta có được, nhưng có thể ngày mai không còn. Nhưng lý tưởng thì không mất theo thời gian và không gian. Vì thế phải nỗ lực không ngừng, Ca dao người ta nói “chị giàu đeo huyền đao huyết, em nghèo em quyết chí đi tu, một mai bóng xế trăng lu, huyền huyết chị bán hết, nhưng đức tu em vẫn còn ”. Vì thế lý tưởng rất quan trọng đối với một đời người.
  13/ Tu dưỡng đạo đức.  Con người có hai phần, vật chất và tinh thần. Cơ thể con người thuộc về phần vật chất, phải nuôi dưỡng bằng vật chất, cơm ăn áo mặc, nước uống, nhà cửa v.v... Về tinh thần nuôi dưỡng bằng sự học hỏi và tu tập. Học hỏi theo thế gian là để học cách làm ăn, học cách làm ra vật chất. Còn học đạo là học cách làm người rồi để làm Phật thánh sau này. Học cách nuôi thân, thân này dù có sống trăm tuổi rồi cũng phải chết, nhưng tâm thì không chết. Mà thân có vui, có buồn có khổ đều do tâm chỉ đạo. Tâm tốt thì thân vui, thân khoẻ, tâm xấu ác thì tâm buồn thân khổ. Vậy nên cần phải tu dưỡng đạo đức là vậy./.
{]{
                   Đồng tiền không dạy ta cách làm người
                   Nhưng nó làm rõ bản chất của con người
{]{
                Vẽ người vẽ mặt khó vẽ xương
                   Biết người biết mặt khó biết lòng
                   Chân thành quá là một cái tội
                   Tin người quá vội là một cái ngu
                                      {]{
                Đừng cải lý với người say
                   Đừng bắt tay với kẻ xấu
                   Đừng chiến đấu với kẻ liều
                   Đừng nói nhiều với người ngu
                             {]{
                   Tiền rách dán lại vẫn có giá trị
                   Nhân cách thối nát có xịt nước hoa vẫn nặng mùi
                   Sống làm sao cho người ta nể
                   Chứ đừng sống để người ta khinh.
                                      {]{
                Tiền không phải là tất cả
                   Nhưng không có tiền thì vất vả gian truân
                                                          {]{
                   Không phải cái gì lóng lánh cũng là vàng
                   Không phải ai nhìn đàng hoàng là người tử tế
                                                {]{

13 ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ CÓ SỰ AN LẠC TRONG CUỘC SỐNG Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét