Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

NHỮNG CA TỪ VỀ MẸ


Những ca từ
Về Mẹ

THÍCH THIỆN PHƯƠNG
sưu – tập

Vài dòng tâm sự

Vu lan về lúc những người con nhớ mẹ, nhớ cha. Chúng tôi trích tập những ca từ về mẹ của nhiều tác giả, không tiện ghi tên, để nói lên một trong muôn ngàn công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Thay lời sám hối cũng là lời cầu nguyện cho các bậc cha và mẹ đã quá vãng được siêu sanh tịnh cảnh. Các cha và mẹ còng sống được mạnh khỏe, tinh tấn tu tập, bỏ ác làm lành để đời thêm an lạc. Và qua Những Ca Từ Về Mẹ này, cầu mong những người con bất hiếu sẽ hồi đầu thành hiếu tử, những người con có hiếu lại càng hiếu thêm.
Chúc một mùa Vu Lan báo hiếu hạnh phúc và an lạc.
Thích Thiện Phương

Con dù lớn vẫn là con của Mẹ
Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con
{]{

NHỚ ƠN MẸ

Cảm ơn Mẹ! đã một đời vất vả
Ẳm bồng con từ thuở mới còn thơ,
Dìu dắt con trên những chặng đường đời
Bao khó nhọc, nụ cười luôn vẫn nở
Cảm ơn Mẹ, cho con từng nhịp thở
Từ lời ru, tình yêu ấy là vô bờ
Dù cuộc đời có những lúc chơi vơi
Mẹ luôn đến bên con hằng như thế
Nhớ đến mẹ lòng con thầm rơi lệ
Ơn cù lao muôn một trả chưa xong
Nợ mẹ cha con tạc dạ ghi lòng
Nguyện đáp trả ơn sinh thành biển rộng
{]{

ÂN NHƯỜNG KHÔ MẸ NẰM ƯỚT

Tự mình nằm chỗ ướt
Chổ ráo để cho con
Hai vú phòng đói khát
Hai tay ủ gió sương
Thâu đêm nằm chẳng ngủ
Nâng niu tựa ngọc vàng
Những mong con vui vẻ
Lòng mẹ mới được yên
êYê

ÂN ĐI XA MẸ THƯƠNG NHỚ

Đi xa lòng mẹ thương nhớ
Từ hết lòng khôn nhẫn
Sinh ly dạ đáng thương
Con đi đường xa cách
Lòng mẹ chốn tha phương
Mẹ cho con trọn cả thân người
êYê

MẸ VÔ CÙNG

Mẹ là biển thẳm bao la
Mẹ là dòng suối mẹ là gương trong
Mẹ là nghĩa cử vô cùng,
Mẹ là một khối tình chung đời đời
Mẹ là đất mẹ là trời,
Mẹ là hơi thở không rời thân con
Sông dẫu cạn núi dẫu mòn
Mẹ thương từ thuở con còn trong nôi
Khi chưa biết đứng biết ngồi
Bao cơn đói lạnh trở trời mẹ lo
Thịt xương này của mẹ cho,
Mẹ thương không hạn bến bờ mẹ ơi !
êYê
Cho con cuộc sống nụ cười đầu tiên
Không còn gì để dành riêng,
Mẹ là nắng ấm dịu hiền bao dung
Mẹ ơi nói mấy cho cùng
Giữa con với mẹ thơ chung một tờ
Thầm nghe tiếng vọng ầu ơ
Kiếp tằm dẫu hết dây tơ còn vàng.
êYê
Thuở lên ba con tập đi tập đứng
Mẹ dìu con chập chững bước trên giường
Gối tay bèo dựng kín một chân tường
Sợ con té trầy da non gót nỏn,
Con dợm bước đi mẹ cười mơn trớn
Giỏi đi cưng bước nữa đi cưng,
Bước thứ hai từng bước nhỏ ngập ngừng,
Sợ con té vịn chừng con trẻ,
Bước ba bước mẹ cười như nứt nẻ,
Con cũng cười rồi quỵ té trên giường,
Thành gối ôm sụp đổ trên giường,
Mẹ hoảng hồn ôm con rồi ve vuốt.
êYê

DÂNG MẸ

Bao năm rồi, con lưu lạc ngàn phương,
Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải,
Ơn dưỡng dục, mẹ ôi, sao xiết kể,
Công sinh thành, con nghĩ quặn lòng đau,
Gốc mai già, xơ xác đã từ lâu,
Chơi vơi đứng giữa trường đời giá lạnh,
Dòng sông chảy, ấy đời con trong mộng,
Lững lờ trôi, trôi mãi đến bao giờ
Có những đêm con thiêm thiếp trong mơ,
Con mơ thấy hồn con về thăm Mẹ
Được ấp ủ trong tình thương của Mẹ
Mảnh hồn con ấm dịu biết bao nhiêu
Bốn phương trời con tìm kiếm đã nhiều
Nhưng không có một tình yêu của Mẹ,
Vu Lan đến, cõi lòng con quạnh quẽ,
Bóng người xưa như phảng phất đâu đây,
Một chiều thu lạnh, dâng bát cơm đầy,
Tình nghĩa ấy, Mẹ ôi bao thắm thía.
Phương trời này con ngậm ngùi rơi lệ,
Ðức cù lao muôn một trả chưa xong.
                             {]{

VU LAN NHỚ VỀ MẸ

Khi con biết đòi ăn - Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo - Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu - Mẹ là người thức hát ru con - Bầu trời trong mắt con một ngày xanh hơn - Là khi tóc Mẹ ngày thêm sợi bạc - Mẹ đã thánh hiển nhiên như trời đất - Như cuộc đời không thể thiếu trong con - Nếu có đi một vòng quả đất tròn- Người mong con mỏi mòn cũng không ai ngoài Mẹ - Cái vòng tay mở ra từ tấm bé- Cứ rộng dần khi con trẻ lớn thêm - Mẹ là người đã đặt cho con cái tên riêng - Trước cả khi con biết bậc lên tiếng Mẹ - Mẹ- Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ - Đến lúc trưởng thành con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu - Mẹ- Có nghĩa là bắt đầu - Cho sự sống cho tình yêu, cho hạnh phúc - Mẹ -Có nghĩa là duy nhất - Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng - Mẹ chưa sống đủ trăm năm - Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát - Chỉ có một lần Mẹ không cho con khóc - Là khi mẹ không thể nào lau nước mắt cho con - Là khi mẹ không còn - Hoa Hồng đã từ đây hoá trắng- Rồi những đứa trẻ chào đời và lớn lên theo năm tháng - Biết bao người được làm mẹ trong ngày- Tiếng trẻ thơ gọi mẹ ngân nga trên quả đất này - Thành âm thanh không thể nào vắng lặng.
          Mẹ có nghĩa là ánh sáng - Ngọn đèn thắp sáng máu con tim - Cái đám lửa thiêng liêng- Cháy trong bão bùng, cháy trong đêm tối  - Mẹ - Có nghĩa là mãi mãi- Là cho đi không đòi lại bao giờ - Cổ tích của những ai còn mẹ là “ngày xưa có một công chúa hay một ông vua” - Cổ tích của tôi là “Ngày xưa có Mẹ”
          Và để xót xa tưởng nhớ những người mẹ đã qua đời với bài thơ mất Mẹ.
          Năm xưa tôi còn nhỏ - Mẹ tôi đã qua đời - Lần đầu tiên tôi đã hiểu - Thân phận trẻ mồ côi - Xung quanh tôi ai cũng khóc - Im lặng tôi sầu thôi - Chỉ dòng nước mắt chảy - Là bớt khổ đi rồi- Thuở nhỏ tôi không tin - Người thân yêu sẽ mất - Hôm nay tôi sững sờ và nghi ngờ trời đất - Từ nay tôi hết thấy - Trên tráng mẹ hôn con - Những con khi phải đòn - Đau lòng mẹ la rầy - Kìa nhà ai sung sướng- Mẹ con vỗ về nhau - Tìm mẹ con không có - Khi buồn biết trốn đâu - Hoàng hôn phủ trên mộ- Chuông chùa nhẹ rơi rơi - Tôi thấy tôi mất mẹ -Như mất cả bầu trời.
          Kính thưa quý vị: Vu Lan lại về với bao niềm sung sướng và thương nhớ những bậc sinh thành dưỡng dục thâm ân- Với trong ý nghĩa này chúng tôi xin nguyện cầu mười phương chư Phật vô lượng Thánh hiền thuỳ từ phóng quang mật hộ cho cửu hiền thất tổ, chư tiên linh quá cố tứ thân phụ mẫu lục thân quyến thuộc ông bà cha mẹ của quý vị đã quá vãng nương nhờ Phật lực Pháp lực chúng Tăng lực siêu sanh tịnh cảnh. Hiện tại cha mẹ bà con quyến thuộc thân tâm thường an lạc, đạo tâm kiên cố căn lành tăng trưởng  mọi sự kiết tường như ý.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
Ma Ha Tát.                                                            
{]{                
Hồng vàng dâng Phật Pháp  Tăng
Hồng đỏ  cha mẹ trong ngày Vu lan
Hồng trắng xúc động bàng hoàng
Con côi mất mẹ lòng càng xót xa
Hồng hường còn mẹ mất cha
Nếp bên chân mẹ lệ nhoà tiếc thương
]

NHỚ MẸ SAU BÓNG MỜ

Người ta có mẹ để thương
Còn con nhớ mẹ qua hương khói tàn
Chén cơm con đặt trên bàn
Mẹ ơi đã nguội theo làn gió bay
Hai tay con thắp  hai  tay run run
Mời mẹ về đây ăn cùng
Thoảng trong nhang khói lạnh lùng
Hình như nước mắt não nùng con rơi
Con nghèo chỉ có nhiêu thôi
Bát canh con nấu mồng tơi quanh nhà
Miếng tương chấm mấy quả cà
Một đời mẹ nhịn để mà nuôi con
Người ta dâng mẹ mâm son
Còn con dâng mẹ héo hon một đời
Ngoài kia đêm đã khuya rồi
Ngọn đèn đã lụi mẹ ơi hãy về
Người ta có mẹ cận kề
Con đâu có mẹ não nề đớn đau
Nhang tàn hương lạnh qua mau
Đêm nay con nhớ mẹ sau bóng mờ ./.
               {]{

MẸ

Con không đợi ngày kia khi mẹ mất
Mới giật mình khóc lóc,
Những dòng sông trôi đi,
Có trở lại bao giờ,
Con hoảng hốt trước thời gian khắc nghiệt,
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua,
Mỗi ngày qua đi, mỗi giờ đi qua,
Con bổng thấy ngẩn ngơ,
Ai níu nổi thời gian, ai níu nổi ?
Con mỗi ngày một lớn lên,
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi,
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn
Con không đợi đến ngày kia
Có người cài lên áo cho con một bông hồng,
Mới thoảng thốt nhận ra mình mất mẹ
Mỗi ngày đi qua đang cài giùm con một cái bông hồng
Hoa thì đẹp cớ sao lòng hoảng sợ.
                                     {]{

ĐÔI MẮT CỦA MẸ CHO CON

Mẹ cho con đôi mắt sáng ngời,
Để nhìn đời và để làm duyên,
Đời cho em đôi mắt màu đen
Để thương để nhớ để ghen để hờn,
Đôi mắt em là cửa sổ tâm hồn
Là bài thơ hay nhất là lời ca không viết
Là tuyệt tác của thiên nhiên
Mẹ cho em đôi mắt tuyệt vời,
Giữa dòng đời nhìn rõ đục trong
Nhìn non cao gọi bóng biển đông
Sáng như tia nắng rọi trong sương mù
Đôi mắt em để nhìn rõ quân thù
Nhìn tình bạn tươi thắm,
Nhìn người thương thân thiết
                                     {]{

CHÍN CHỮ CÙ LAO

          Cây có cội mới đâm chồi nẩy lộc
          Nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông
          Làm người ai cũng có tổ có tông
          Ơn dày nghĩa trọng ra công đáp đền
   Chữ hiếu trong đạo Phật bao gồm trong hai ý nghĩa: Biết ơn và đền ơn. Chữ Hiếu nói lên đạo đức cá nhân gia đình và xã hội. Hiếu của đạo Phật bao gồm cả tinh thần lẫn vật chất. Không những cung dưỡng cha mẹ bằng vật chất mà còn cả tinh thân nữa. Tinh thần ở đây là hướng cha mẹ biết bỏ ác làm lành, xa lìa mê tín, dị đoan, biết quy kính Tam bảo, hướng cho cha mẹ đến con đường giải thoát giác ngộ, thế mới thật là chí hiếu vẹn toàn.
          Công cha nghĩa mẹ cao vời
          Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta
          Nên người con phải xót xa
          Đáp đền nghĩa trọng như là trời cao
          Đội ơn chín chữ  cù lao
          Sanh thành kể mấy non cao cho vừa.
Chín chữ cù lao :
1-   Sanh: sanh đẻ, mang nặng đẻ đau.
2-   Cúc: nuôi nấng, nuôi dưỡng
3-   Vũ: bồng bế, ẳm bồng, cưng nựng
4-   Dục: dạy dỗ
5-   Súc: cho bú, cho ăn
6-   Dưỡng: gìn giữ, cưng chìu,
7-   Cố: quan tâm, chăm sóc
8-   Phú: che chở, bảo vệ
9-   Phúc: lòng dạ thương con trong từng khúc ruột
“Chín chữ cù lao ân chưa báo
Ba năm bú mớm nghĩa chưa quên ”
{]{

  MƯỜI ÂN NẶNG TRONG KINH BÁO ÂN

1-   Ân thai mang gìn giữ: “Điều thứ nhất giữ gìn thai Giáo, mười tháng trường chu đáo mọi bề”. Từ khi mang thai, bụng mẹ mỗi ngày một lớn, mang nặng hơn chín tháng trường. Mẹ mỗi ngày mỗi nặng, đi đứng phải gìn giữ, nhẹ nhàng, sợ nắng táp, gió sương.
2-   Ân sanh sản khổ sở: “Thứ hai sanh đẻ gớm ghê, chịu đau chịu khổ mõi mê trăm bề”. Qua chín tháng mười ngày, đêm đêm như bệnh nặng, ngày ngày tợ hoàng hôn, mê man, hải hùng lo sợ, âm thầm lệ rơi, bồn chồn nghỉ ngợi, sợ tử thần không dung tính mạng.
3-   Ân sanh rồi quên lo:  “Điều thứ ba thâm ân nuôi dưỡng, cực đến đâu bền vững chẳng lay”. Khi sắp sinh đẻ, gan ruột từ mẫu dường như xé rách, đau đớn tận cùng, máu huyết dầm dề. Khi nghe con được an toàn, bao nhiêu nổi đau dường như tan biến, quá đỗi vui mừng mà quên đi tất cả. “ vui buồn thống khổ triệt can trường”.
4-   Ân nuốt đắng nhường ngọt : “thứ tư ăn đắng nuốt cay, để dành bùi ngọt đủ đầy cho con” Tình thương cha mẹ rất thâm sâu, chẳng hề phai nhạt
Nhổ ngọt không tiếc nuối
Ăn đắng chẳng phiền hà
Thương mến càng sâu đậm
Bi sầu càng tăng thêm,
Miễn sao con được no ấm
Đói khát mẹ chịu chớ phiền trách chi.
5-   Ân nhường chỗ khô nằm chỗ ướt: “Điều thứ năm lại còn khi ngủ, ướt mẹ nằm, khô ráo phần con”. Em bé thường hay tiểu tiện, nên chăn chiếu luôn bị ướt ẩm, mẹ chịu nằm chỗ ướt trên nước tiểu của con mà ngủ, để chỗ khô ráo con nằm.
6-   Ân bú mớm nuôi dưỡng: “Thứ sáu sú nước nhai cơm, miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê”. Ngày xưa chưa có sữa, chưa có bột cho em bé mới tập ăn, mẹ phải nhai cơm sú nước mớm cho bé, rất là vất vả mà mẹ không nhờn không than.
Đôi vú, no ấm áp
Hai tay che gió sương
Yêu thương quên ngủ nghĩ
Ân mẹ quá trời cao
Miễn sao con yên ổn
Chẳng toan tính điều chi
Con sinh từ bụng mẹ
Còn đổi dạ thương ai ?
7-   Ân tắm rửa, săn sóc: “ Điều thứ bảy, không chê ô uế, giặt đồ dơ của trẻ không phiền”. Ngày xưa vải bao rất hiếm, không có đồ lót đồ tả như bây giờ, nên mẹ phải luôn giặt đồ dơ của trẻ thải ra hằng ngày, mới có đủ để thay cho con.
Hết lòng lo tắm rửa
Quần áo kín thân con
Lòng mẹ cha ấm áp
Vui nào hơn thương con
8-   Ân xa cách nhớ thương: “Điều thứ tám chẳng nỡ chia riêng, nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo”. Mỗi lần con đi xa vắng nhà, là lòng mẹ luôn theo dõi trông chờ con về mới yên lòng. Con dù lớn lòng mẹ vẫn trông con. Mẹ già trăm tuổi còn thương lo cho con tám mươi. .
Chết từ biệt đã đành
Sống xa cách nhớ thương
Con đi đường xa vắng
Lòng mẹ bóng theo hình
Ngày đêm không yên dạ
Tối sớm nào tạm quên.
9-   Ân vì con mà làm ác : “ Điều thứ chín miễn con sung sướng, dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam. Tính sao có lợi thì làm, chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm”. Cha mẹ vì sự ăn, việc mặc của con mà phải làm những việc ác, vẫn biết tội lỗi mà vì quá thương con, lo cho con nên không màng sự nguy hiểm. Nhiều người mẹ bị rơi vào vòng lao lý cũng vì miếng cơm manh áo cho con mà hy sinh cả thân mạng và danh dự của mình.
Lao khổ đủ muôn bề
Từng bữa ăn khó kiếm
Việc ác mẹ khó vương
Vì muốn con no ấm
Nuôi lớn cùng học hành
Kho nấu sinh vật tươi
Cũng vì ngon miệng con
10-Ân thương mến trọn đời: “Điều thứ mười, chẳng ham trau chuốt, dành cho con các cuộc thanh nhàn, thương con như ngọc như vàng, ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái Sơn”. Ơn đức cha mẹ cao dày như trời cao đất rộng, hy sinh tất cả vì con mà vẫn chưa mãn nguyện hài lòng.
Mẹ già hơn trăm tuổi
Còn thương con tám mươi
Ân ái có đoạn chăng
Chỉ hơi thở cuối cùng.
                   ***
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khó bằng cha
                   ***
Mẹ sanh ra ta, cha nuôi dưỡng ta,
Thương thay cha mẹ nuôi ta nhọc nhằn,
Ước mong con được đáp đền
Thì cha mẹ đã hoá ra người thiên cổ?
                   ***
“ Mẫu hề sanh ngã, phụ hề cúc ngã
Ai ai phụ mẫu sanh ngã cù lao
Dục báo thâm ân
Hiệu thiên võng cực”  ( Kinh Thi )
“ Mộc dục tịnh nhi phong bất đình
Tử dục dưỡng nhi thân bất tại ”
(Cây muốn lặng mà gió không ngừng
Con muốn đáp đền công ơn cha mẹ, nhưng cha mẹ chẳng còn)
Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi cha mẹ kể tháng tính ngày
Cha mẹ nuôi con đã chín mùi cây khổ
Ngậm đắng nuốt cay mớm ngọt nhả bùi.
                             ***

VỀ MẸ

Mẹ là hoa sứ hoa đào, hương toả ngát
Là niềm vui, an ủi lúc sầu thương
Mẹ là sao, sáng giữa đêm trường
Rất quý giá, giữa lòng con bất diệt
Mẹ là cả một tâm tình tha thiết
Là vầng trăng trằn trọc cả đêm thâu
Mẹ là Mẹ của con yêu
Muôn đời cao thượng
      ***

VỀ CHA

Cha là bóng cả ngã che con
Là cả tình thương chẳng xoá mòn
Là cả cuộc đời vô biên quá
Nặng nghĩa tình cha như nước non
Nhìn được cha, là ánh sáng tưng bưng,
Hương ấm áp của mặt trời mới mọc
Ân tình cha là trăng vàng dịu ngọt
Hãi hà thay cho trăm cảnh thêm tươi.
          ***
Cha đã cho con trọn cuộc đời
Mối tình thương sâu kín
Trong lời dạy !
Lòng cha nghiêm nghị
Quả thật thiêng liêng
Cha đã cho con tròn lẽ sống
Đi giữa trần gian rất nhiệm mầu
    ***
Con lớn lên trong nguồn thơm sữa mẹ
Nguồn yêu thương ngào ngạt nước mưa trong
Ôi ! suối nào thơm,
Ngọt nước bên trong
Mẹ ấp ủ với linh hồn vàng ngọc
Mẹ âu yếm khi con vừa chợt khóc,
Mẹ mỉm cười khi thoáng bóng con vui
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu treo lắc lẻo gập ghềnh khó đi,
Khó đi mẹ dắt con đi.
Con đi trường học, mẹ đi trường đời
Những tối con đau, mẹ thức suốt đêm dài,
Đôi mắt ướt, dáng mẹ ngồi hiu hắt
Con vừa lớn lên, rồi mẹ hiền đi mất,
Lòng đất sâu nào đủ ấm thân côi.
Mẹ bỏ con đi, dòng suối chảy đâu rồi?
Ôi ! dòng suối chảy thơm ngon
Đâu còn nữa ? ? ?
***

  CHIẾC GẬY CUỘC ĐỜI

Phàm làm cha mẹ xưa nay
Yêu con còn có ai tày nữa không ?
Con chơi cha mẹ vui lòng
Con đau cha mẹ hết lòng trông nom
Lại còn lo kế sinh tồn
Xót xa lòng ruột, mỏi mòn chân tay,
Lo đêm rồi lại lo ngày
Vì con cha mẹ hình gầy da xương
Nuôi con đã đến ngày khôn lớn,
Lại dựng xây sự nghiệp vợ chồng
Nào ngờ con lại phụ công
Con yêu quý vợ, con không thương già
Tấm thân đói khát bơ vơ
Hai tay bị gậy lân la ăn mày,
Nghỉ như cây gậy này đây,
Vô tri vô giác mà hay giúp người
Đêm hôm lui tới dò đường
Trâu hoang chó dữ có nơi cậy nhờ
Con còn nào thấy ở đâu ? Đâu ?
Sanh con bất hiếu phải mang tiếng đời.
]

  CÂY ĐÒN GÁNH

Lưng cây đòn gánh mòn trơn
Lời tre  kĩu kịt công ơn mẹ già 
Chợ chiều chợ sớm bôn ba
Hái gieo tất bật, đồng xa , đồng gần
Bán than, buôn muối, tảo tần
Bao lần xuống biển, bao lần lên non
Da xương bào cật tre mòn
Trăm năm mẹ gánh đời con qua đèo,
Gánh thương yêu, gánh khổ nghèo
Gánh luôn mơ ước, gieo neo đi về
Gánh bình minh, lội bến quê,
Gánh hoàng hôn dọc chân đê bước dòn
Gánh trăng khuya, giếng đầu thôn,
Gánh than củi chạy, qua cồn cát trưa
Một đời gánh nắng cùng mưa
Vai mòn mà mẹ vẫn chưa yên lòng
Một đời gióng đứt đòn cong
Vì ai ? vai lệch, lưng còng … Mẹ ơi !
                    ***

CHA VÀ MẸ

Còn cha còn mẹ là tiên
Mất cha mất mẹ buồn phiền bủa vây
Cho dù tìm khắp đó đây
Không ai bằng mẹ tràn đầy tình thương
Vì con chẳng quản gió sương
Cả đời vất vả ruộng nương cấy cày
Thân tàn đói khát ai hay
Chỉ mong con được tháng ngày ấm no
Với con mẹ chỉ biết cho
Không hề hối tiếc đắn đo chuyện gì
Mẹ lo mọi việc vuông tròn
Dù con già lớn mẹ còn lo âu
Tình mẹ cao cả thâm sâu
Mẹ là duy NHẤT tìm đâu ra NHÌ
Vậy nên đừng dùng chữ “VÌ”
Để mà biện hộ quên đi mẹ mình
]

GIAI ĐIỆU CA TỪ VỀ MẸ

Năm xưa tôi còn nhỏ/ Mẹ tôi đã qua đời/ Lần đầu tiên tôi hiểu/ Thân phận trẻ mồ côi/ Quanh tôi ai cũng khóc/ Im lặng tôi sầu thôi/ Để dòng nước mắt chảy/ Là bớt khổ đi rồi/ Hoàng hôn phủ lên mộ/ Chuông chùa nhẹ rơi rơi/ Tôi biết tôi mất mẹ/ Mất cả một bầu trời”.
Cả một bầu trời yêu thương, cả một dòng suối dịu hiền, cả một mạch nguồn bao la như biển xanh ngọt ngào vỗ về con thơ giờ đây không còn nữa. Anh chị không còn trong vòng tay yêu thương của mẹ, anh chị sẽ nghe cõi lòng mình trống vắng và là thời khắc anh chị như chú chim non cánh mỏng bơ vơ lạc lối - bởi vì có mẹ là có đủ mọi thứ trên đời: Mẹ là tất cả…
Giai điệu và ca từ nhẹ nhàng sâu lắng: “Một bông hồng cho em/ Một bông hồng cho anh/ Và một bông hồng cho những ai/ Cho những ai/ đang còn Mẹ/ đang còn Mẹ/ để lòng vui sướng hơn…”. Tuỳ bút thầy Nhất Hạnh kể chuyện từ xứ Phù Tang - bước chân nhẹ trên phố xa - nhân ngày của Mẹ (Mother’s day), một nhóm sinh viên trẻ thầm thì to nhỏ với người đồng hành rồi cài lên ngực trái thầy một bông hồng trắng. Hỏi ra mới biết nếu ai còn mẹ thì sẽ nhận một nụ hồng. Một nụ hồng yêu thương - một nụ hồng tuyệt vời cao cả, bởi một lẽ anh chị đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn.
Cơm cha cơm mẹ đã từng/ Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người/ Cơm người khổ lắm mẹ ơi/ Chẳng như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn”.
Tứ khổ: sinh lão bệnh tử - ai trên đời mà không chết? Chết là quy luật, là lẽ thường của tự nhiên, cái chết không loại trừ bất cứ ai. Nhưng cái khổ lớn nhất của những đứa con trên đời là ngày mất mẹ. Mẹ ơi! Hai tiếng thiêng liêng đi suốt cả cuộc đời con những lúc hỷ nộ ái ố sầu bi - khổ đau, buồn vui hay hạnh phúc.
Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi/ Như đoá hoa không mặt trời/ Như trẻ thơ không nụ cười/ ngỡ đời mình không lớn khôn thêm/ Như bầu trời thiếu ánh sao đêm…”. Còn mẹ sẽ là tình yêu thương tròn đầy viên mãn. Còn mẹ là hạnh phúc lớn trên đời này của những đứa con.
Anh chị lớn bao nhiêu tuổi, làm nên biết bao công trạng, nhưng đứng trước mẹ, anh chị cũng chỉ là đứa con bé nhỏ như ngày xưa mẹ yêu thương, nâng niu bú mớm dỗ dành…
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”
(Chế Lan Viên)
Mẹ, Mẹ là dòng suối dịu hiền/ Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên/ Là bóng mát trên cao/ Là mắt sáng trăng sao/ Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối/ Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào/ Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau/ Là tiếng dế đêm thâu/ Là nắng ấm nương dâu/ Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời…”.
Dẫu là nguyên thủ quốc gia/ Hay là những anh hùng/ Là bác học hay là ai đi nữa/ Vẫn là con của một người phụ nữ/ Một người đàn bà bình thường/ Không ai biết tuổi tên”(Xuân Quỳnh).
Tuỳ bút của thiền sư Nhất Hạnh “Bông hồng cài áo”, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ nhạc đã xuất hiện hơn 50 năm (1962 - PL 2507), bài hát ra đời vào mùa Vu Lan (1963) tại Huế. Bài hát đã đi vào lòng người. Mỗi mùa Vu Lan đến thì bài hát được vang lên trong các chùa, tự viện. bài hát đã làm thức tỉnh nhiều người con bất hiếu, lầm lạc đã quay về với cách sống lương thiện, hiếu thảo. Bài hát đã đưa đứa con hư trở về bên vòng tay yêu thương của mẹ. Cảm ơn thiền sư Nhất Hạnh và nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã dâng nụ hồng lên mẹ kính yêu mỗi mùa Vu Lan.
{]{

                            CÔNG CHA

Cha tôi tuy đã già rồi
Vẫn còn cặm cuội để nuôi cả nhà
Canh năm vừa dứt tiếng gà
Cha tôi lại vác cuốc ra ngoài đồng
Công cha bằng biển cha ơi !
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .
êYê

BA LÀ GÌ ?

Người ta ví Mẹ là thân cò lặn lội
Ba là gì, con nghĩ mãi chưa thông
Ba ơi ba ! tận sâu thẳm đáy lòng
Con kiêu hãnh Ba là một nhà vĩ đại
Ba nào phải nhà thiên tài thông thái
Nông dân thôi, nhưng sỏi đá cũng thành cơm,
Gắn bó quê hương,vui với ruộng vườn
Thầm ước mong con “công thành danh đạt”
Mùa Vu Lan về chợt nghe lòng se thắt
Phận làm con chữ hiếu trả chưa xong
Ngày tháng trôi qua ba tóc bạc lưng còng
Con sợ lắm Ba ơi có một ngày sẽ đến !
êYê
ÂN CƯU MANG
Thân trọng như non Thái
Động tĩnh tợ phong tai
Áo the đành xốc xếch
Gương sáng biến trang đài
êYê

ƠN CHA NGHĨA MẸ

KINH BÁO ÂN
Thân đàn bà nhiều bề cực nhọc
Sanh đặng con mười tháng cưu mang
Tháng đầu, thai đậu tợ sương,
Mai chiều gìn giữ sợ tan bất thường
Tháng thứ hai, dường như sữa đặc,
Tháng thứ ba, như cục huyết ngưng
Bốn tháng đã tượng ra hình
Năm tháng, ngũ thể hiện sinh rõ ràng
Tháng thứ sáu, lục căn đều đủ
Bảy tháng, thì đủ bộ cốt xương
Lại thêm đủ lỗ chơn lông,
Cộng chung đến số tám muôn bốn ngàn.
Tháng thứ tám, hoàn toàn tạng phủ
Chín tháng, thì đầy đủ vóc hình
Mười tháng, thì đến kỳ sinh
Nếu con hiếu thuận xuôi mình ra luôn
Bằng ngỗ nghịch làm buồn thân mẫu
Nó vẫy vùng đạp quấu lung tung
Làm cho cha mẹ hãi hùng
Sự đau sự khổ không cùng tỏ phân
Khi sanh đặng muôn phần khoái lạc
Cũng ví như được bạc được vàng
Thế Tôn, lại bảo A Nan
Ơn cha nghĩa mẹ muôn phần phải tin
Điều thứ nhất, giữ gìn thai giáo
Mười tháng trường chu đáo mọi bề
Thứ hai sanh đẻ gớm ghê,
Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần
Điều thứ ba, thâm ân nuôi dưỡng
Cực đến đâu, bền vững chẳng lay
Thứ tư ăn đắng uống cay,
Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con
Điều thứ năm lại còn khi ngủ
Ướt mẹ nằm khô ráo phần con
Thứ sáu sú nước nhai cơm
Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê
Điều thứ bảy không chê ô uế
Giặt đồ dơ của trẻ không phiền
Thứ tám chẳng nỡ chia riêng
Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo
Điều thứ chín miễn con sung sướng
Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam
Tính sao có lợi thì làm
Chẳng màng tội lỗi, bị giam bị cầm
Điều thứ mười chẳng ham trau chuốt
Dành cho con các cuộc thanh nhàn
Thương con như ngọc như vàng
Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng  Thái Sơn
Phật lại bảo : A Nan nên biết
Trong chúng sanh tuy thiệt phẩm người
Mười phần mê muội cả mười
Không tường ân trọng đức đầy song thân
Chẳng kính mến, quên ân, trái đức
Không xót thương dưỡng dục cù lao
Ấy là bất hiếu mặc giao,
Vì những người ấy đời nào nên thân
Mẹ sanh con cưu mang mười tháng
Cực khổ dường gánh nặng trên vai,
Uống ăn chẳng đặng vì thai
Cho nên thân thể hình hài kém suy
Khi sanh sản hiểm nguy chi xiết
Sanh đặng rồi tinh huyết dầm dề
Ví như thọc huyết trâu dê
Nhứt sanh thập tử nhiều bề gian nan
Con còn nhỏ phải năng chăm sóc
Ăn đắng cay, bùi ngọt phần con,
Phải tắm, phải giặt, rửa trôn,
Biết rằng dơ dáy, mẹ không ngại gì
Nằm phía ướt, con nằm phía ráo
Sợ cho con ướt áo, ướt chăn
Hoặc khi ghẻ chốc khắp thân
Ắt con phải chịu trăm phần thảm thương
Trọn ba năm bú nương sữa mẹ
Thân gầy mòn nào nệ với con
Đến khi vừa được lớn khôn,
Cha mẹ dạy bảo cho con vỡ lòng
Cho con đi học mở thông trí tuệ,
Dựng vợ chồng có thế làm ăn
Ước mong con được nên thân,
Dẫu cho cha mẹ cơ bần quản chi
Con đau ốm tức thì lo chạy
Dẫu tốn hao đến mấy cũng đành
Khi con căn bịnh đặng lành,
Thì cha mẹ mới an thần định tâm,
Công dưỡng dục sánh bằng non biển
Cớ sao con chẳng biết ơn nầy !
Hoặc khi lầm lỗi bị rầy
Chẳng tuân thì chớ lại bày ngỗ ngang
Hỗn cha mẹ phùng mang trợn mắt
Khinh trưởng huynh nộ nạt thê nhi
Bà con chẳng kể ra chi
Không tuân Sư phụ lễ nghi chẳng tường
Lời dạy bảo song đường không kể,
Tiếng khuyên răn anh, chị chẳng màng
Trái ngang chống báng mọi đàng
Ra vào lui tới mắng càn người trên,
Vì lỗ mãng tánh quen làm bướng,
Chẳng kể lời trưởng thượng dạy răn,
Lớn lên theo thói hung hăng
Đã không nhẫn nhịn lại càng hành hung.
Bỏ bạn lành theo cùng chúng dữ,
Nếp tập quen làm sự trái ngang,
Nghe lời dụ dỗ quân hoang
Bỏ cha bỏ mẹ trốn sang quê người,
Trước còn tập theo thời theo thế,
Thân lập thân tìm kế sinh nhai,
Hoặc đi buôn bán kiếm lời,
Hoặc vào quân lính với đời lập công.
Vì ràng buộc  đồng công, mối nợ,
Hoặc trở ngăn vì vợ vì con,
Quên cha quên mẹ tình thâm,
Quên xứ quên sở lâu năm không về.
Ấy là nói những người có chí
Chứ phần nhiều du hý mà thôi,
Sau khi phá hết của rồi
Phải tìm phương kế kiếm đôi đồng xài
Theo trộm cướp, hoặc là bài bạc,
Phạm tội hình, tù ngục phải vương,
Hoặc khi mang bịnh giữa đường,
Không người nuôi dưỡng bỏ thân ngoài đồng
Hay tin dữ bà con cô bác,
Cùng mẹ cha xao xác buồn rầu
Thương con than khóc ưu sầu
Có khi mang bệnh đui mù vấn vương.
Hoặc bịnh nặng vì thương quá lẽ,
Phải bỏ mình làm quỷ giữ hồn,
Hoặc nghe con chẳng lo lường
Trà đình, tửu điếm, phố phường ngao du
Cứ mài miệt với đồ bất chính,
Chẳng mấy khi thần tỉnh mộ khang,
Làm cho cha mẹ than van,
Sanh con bất hiếu phải mang tiếng đời.
Hoặc cha mẹ đến hồi già yếu,
Không ai nuôi thiếu thốn mọi điều,
Ốm đau đói rách kêu rêu
Con không cấp dưỡng bỏ liều chẳng thương
Phận con gái còn nương cha mẹ,
Thì có lòng hiếu dễ thuận hoà,
Cần lao phục dịch trong nhà,
Dễ sai dễ khiến hơn là nam nhi
Song đến lúc tùng phu xuất giá,
Lo bên chồng chẳng sá bên mình
Trước còn lai vãng viếng thăm,
Lần lần nguội lạnh biệt tăm biệt nhà.
Quên dưỡng dục song thân ân trọng,
Không nhớ công mang nặng để đau
Chẳng lo báo đáp cù lao,
Làm cho cha mẹ buồn rầu thảm thay.
Nếu cha mẹ rầy la quở mắng,
Trỏ sanh lòng hờn giận chẳng kiêng
Chớ chi chồng đánh liên miên,
Thì cam lòng chịu chẳng phiền chẳng than.
Tội bất hiếu lưỡng ban nam nữ,
Nói không cùng nghiệp dữ phải mang,
Nghe Phật chỉ rõ mọi đàng
Trong hàng đại chúng lòng càng thảm thay,
 ….. Bọn ta quả thiệt tội nhơn,
Xưa nay chẳng rõ không hơn người mù,
Nay tỏ ngộ biết bao lầm lạc,
Ruột gan dường như nát như tan
Tội tình khó nỗi than van
Làm sao trả đặng muôn ngàn ơn sâu.
Trước Phật tiền ai cầu trần tố
Xin Thế Tôn mẫn cố bi lân
Làm sao báo đáp thù ân,
Tỏ lòng hiếu thuận song thân của mình,
Phật bèn dụng Phạm thinh sáu món
Phân tỏ cùng Đại chúng lắng nghe
Ơn cha nghĩa mẹ nặng nề,
Không phương báo đáp cho vừa sức đâu
Ví có người ơn sâu dốc trả,
Cõng mẹ cha tất cả hai vai,
Giáp vòng hòn núi Tu di,
Đến trăm nghìn kiếp ơn kia chưa đền,
Ví có người gặp cơn đói rét,
Nuôi song thân dâng hết thân nầy,
Xương nghiền thịt nát phân thây,
Trãi trăm nghìn kiếp ơn đây chưa đồng
Ví có người vì công sanh dưỡng
Tự tay mình khoét thủng song ngươi,
Chịu thân mù tối như vầy,
Đến trăm ngàn kiếp ơn này thấm đâu
Ví có người cầm dao thật bén,
Mỗ bụng ra, rút hết tâm can,
Huyết ra khắp đất chẳng than
Đến trăm ngàn kiếp thâm ân đâu bằng.
 Ví có người dùng ngàn mũi nhọn,
Đâm vào mình bất luận chỗ nào,
Tuy là sự khó biết bao,
Trãi trăm ngàn kiếp không sao đáp đền,
Ví có người vì ơn dưỡng dục
Tự treo mình cúng Phật thế đèn,
Cứ treo như vậy trọn  năm
Trãi trăm ngàn kiếp ân thâm chưa đền
Ví có người xương nghiền ra mỡ,
Hoặc dùng dao chặt bửa thân mình
Xương tan thịt nát chẳng phiền
Đến trăm nghìn kiếp ơn trên chưa đồng
Ví có người vì công dưỡng dục,
Nuốt sắt nóng thấu ruột thấu gan,
Làm cho thân thể tiêu tan
Đến trăm ngàn kiếp ân thâm chưa đền
Nghe Phật nói thảy đều kinh hãi
Giọt lệ tràn khó nổi cầm ngăn
Đồng thinh bạch Phật rằng:
Làm sao trả đặng thâm ân song đường ?
êYê

ÂN CHA NGHĨA MẸ

Trong kinh Sám Pháp Mục Liên chép rằng:
 Những người thế gian, ít khi nhớ đến công ơn cha mẹ, nuôi nấng sinh thành, từ khi tấm bé, cũng chẳng nghỉ đến ân nghĩa quốc dân, tham đắm vui chơi, thọ hưởng khoái lạc. Nếu có người nào, muốn báo ơn sâu, trước hết hiếu thuận, sau phải tu hành, mở đường phương tiện, lợi lạc chúng sinh. Nghĩ đến cha mẹ, sinh ra thân ta, mang thai mười tháng, khổ sở vô cùng, đến gần giờ sinh, kinh hoàng sợ hãi, tính mạng của mẹ, như sương ngọn cỏ, như đèn trước gió, họ hàng lo lắng, cả nhà không yên, đến khi được biết mẹ tròn con vuông, ai cũng vui mừng, kể sao cho xiết. Thế rồi bú mớm, ngày đêm chăm sóc, không lúc nào quên, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ khô con ngủ, đến khi lớn khôn, hiểu biết việc đời, gây dựng gia đình, hoặc cho xuất gia, tu học đạo pháp, trở thành giải thoát. Ân đức như thế, thật khó báo đền. Nếu không sám hối thay cho cha mẹ, thì sau lâm chung, đoạ vào địa ngục, chịu khổ vô cùng. Nếu là người con hiếu thuận cha mẹ, phải báo ơn sâu, quy y Tam bảo, kiên trì trai giới, thiết lập Đạo Tràng, cần tu sám pháp, đảnh lễ chư Phật, cầu xin sám hối thay cho cha mẹ, mong cứu độ mẹ, thoát khỏi huyết bồn, sinh lên cõi trời, hưởng mọi thứ vui.
…..Ngày nay, Đại chúng đồng nghiệp trong Đạo tràng phụng vì cha mẹ , lễ Phật báo ân. Đời nay luống phí, đời sau khó gặp, chỉ trong hơi thở, khó lại được nữa. Ngày nay chúng ta được gặp cha mẹ, nặng lòng yêu thương, đều bởi kiếp trước có nhân duyên lớn, nay sinh thân ta, mang thai mười tháng, khổ sở rất nhiều, công ơn chan chứa, lòng mẹ mang thai, nặng như núi Thái, đi lại khó nhọc, ngồi đứng không yên, tính mạng bấp bênh, như đèn trước gió; ăn uống không ngon, như người đau nặng, thân hình gầy yếu, tinh thần bải hoải, đến ngày mãn nguyệt, khổ không thể nói, chẳng kể đến mình, nhọc mệt bao nhiêu, chỉ mong cho con, thân hình đẹp đẽ. Bởi thế cho nên, ngày nay chúng ta, hết thảy phải mau mở lòng Bồ đề, nhớ nghĩ cha mẹ, ân đức sâu dày.
 Kinh Thai Cốt nói, A Nan hỏi Phật : “Trên thế gian này, cái gì lớn nhất ? ” Đức Phật trả lời : “Trên thế gian này, công ơn cha mẹ, là điều lớn nhất”, A Nan lại bạch Phật: “Xin Phật từ bi nói cho con nghe”. Đức Phật dạy rằng:  “Hình hài đứa bé ở trong bụng mẹ, trong khoảng tháng đầu, có thể ví như sương trên ngọn cỏ, buổi sáng tuy đọng, không lâu lại tan, chỉ biết buổi sáng, không chắc buổi chiều, cho nên gọi là sương đầu ngọn cỏ. Hình hài đứa bé ở trong bụng mẹ, vào khoảng hai tháng, hoá như cục huyết, vào tháng thứ ba, biến thánh máu đọng, và đã dài được sáu tấc ba phân; vào tháng thứ tư, tứ chi bắt đầu, trước sinh hai tay,  sau sinh hai chân; Đến tháng thứ năm, sinh ra năm bào, nghĩa là trước hết sinh xương chỏm đầu, rồi xương hai vai, sau cùng, là xương đầu gối, thế là năm bào. Thân hình đứa bé ở trong bụng mẹ, vào tháng thứ sáu, sinh ra sáu căn; mắt hay nhìn sắc, tai thích nghe tiếng, mũi để ngửi mùi, lưỡi để nếm vị, thân để va chạm, ý để phân biệt, đó là sáu căn. Đến tháng thứ bảy, sinh các loại xương, chia thành bảy thứ : nếu là chư Phật, sinh xương cứng chắc, ví như kim cương, nếu là Bồ tát, sinh xương đỏ thắm, như cánh hoa sen, nếu là Thanh văn, sinh xương xá lợi, có đủ năm sắc, nếu là Đế vương sinh xương rồng phượng, nếu là đại thần, sinh xương móc khoá, nếu là tướng quân, sinh xương mãnh hổ, còn những người thường, sinh đủ ba trăm sáu mươi đốt xương. Đàn ông sinh xương từ đầu trở xuống, đàn bà sinh xương từ chân trở lên, nếu là đàn ông, xương trắng mà nặng, nếu là đàn bà, xương đen và nhẹ. Hình hài đứa bé ở trong bụng mẹ, vào tháng thứ tám, chịu tám nỗi khổ : mẹ ăn thứ nóng, cảm thấy đau rát, mẹ uống nước lạnh, cảm thấy giá buốt, lúc mẹ ăn no, thấy bị đè ép, khi mẹ đói lòng, cảm thấy chơi vơi, lúc mẹ ngủ nghỉ, như nằm giường sắt, nếu mẹ đi lại, mình thấy lắc lư, khi mẹ ngồi xuống, mình như bị té, nếu mẹ cuối xuống, mình như bị treo; đến tháng thứ chín, ba lần xoay mình, xoay lần thứ nhất, trai chuyển bên trái, gái chuyển sang phải, xoay lần thứ nhì, tay ôm lòng mẹ, chuyển lần thứ ba, chân đạp sườn mẹ, đến tháng thứ mười, là kỳ sinh hạ, nếu đứa con hiếu, thì sinh dễ dàng, nếu là ngỗ nghịch, thì rất khó khăn, cả nhà lo sợ. Sau khi sinh rồi, thân mẹ nhơ nhớp, tinh thần tán loạn, trong khi sinh nở, lo khổ như thế, vì vậy nên biết, ân đức của mẹ, thật là to lớn.
 Cho nên Phật nói : ơn mẹ khó báo đền, thế mà người đời, chỉ ham vui chơi, không nghĩ công ơn mẹ, chẳng tưởng báo đền, không nhớ lúc sinh, mẹ như người ốm, khi mới mang thai, tinh thần bải hoải, thân thể mệt nhọc, ăn uống không ngon, sợ đau thai con, suốt ngày lo lắng, chịu bao khổ não, không thể nói hết. Khi đủ mười tháng, đến ngày lâm bồn, ai cũng hồi hộp, bao giờ thầy được mẹ tròn con vuông, bấy giờ cha mẹ họ hàng mới yên lòng. Dù trai hay gái, diện mạo đẹp đẽ, thân hình đầy đủ, thì nỗi vui mừng, không thể kể xiết. Nếu nhà giàu có, mượn người vú em, trông nom thay mẹ, nhưng nếu nghèo túng, thì mẹ tự nuôi, chăm nom bú mớm, mỗi ngày ba lần. Nâng niu như hoa, yêu quý như ngọc, phẩn giải nhơ bẩn, mẹ cũng chẳng màng, giặt giũ sạch sẽ, không quản giá rét, bao nhiêu khó nhọc, nào có kể chi, chỉ mong cho con, ăn yên ngủ ngon, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo nhường con, mong con sạch sẽ, mẹ chịu bẩn nhơ. Khi chưa sinh con, thân mẹ thơm tho, mày như lá liễu, má như sen hồng, vì sinh con cái, nhan sắc biến đổi, chẳng muốn trang điểm, suốt ngày chăm lo, nuôi nấng con cái. Đến khi lớn khôn, lo cho con đi học, mong con thành tài, rồi lại gây dựng, con trai hỏi vợ, con gái gả chồng. Nếu con gặp nạn, hay là đau ốm, đêm ngày lo sợ, ăn ngủ không yên, tìm thầy tìm thuốc, chạy ngược chạy xuôi, cầu cúng mọi nơi, mong con thoát nạn, dù có tốn kém, không hề tiếc của, thấy con bình yên, tai qua nạn khỏi, cõi lòng cha mẹ, sung sướng biết bao.
Ân đức cha mẹ không bến không bờ, thực khó báo đền. Trong kinh Phật dạy, trăm ngàn muôn đời, nghiền thân ta thành vị đề hồ, dâng cúng cha mẹ, cũng không đáp hết công ơn cha mẹ, nếu lại có người, dâng các thức ăn, trăm mùi ngon ngọt, dâng các áo mặc thuốc thang đầy đủ, suốt ngày lễ lạy, cúng dường cha mẹ, cũng không báo được, công ơn dưỡng dục. Lại kinh Hiếu Tử, cũng nói  rõ rằng, con nuôi cha mẹ, dâng thức ăn quý, ngon miệng cha mẹ, hoà nhạc du dương, vui tai cha mẹ, sắm áo lụa là, mát thân cha mẹ, vai cõng cha mẹ, đi khắp thiên hạ; Đức Phật bảo rằng, tuy làm như thế, chưa phải là hiếu. Cha mẹ ương ngạnh, si mê tà kiến, không tin Tam bảo, hung hiểm bạo ngược, tàn ác bất nhân, gây các nghiệp dữ, người con thấy thế, phải cố hết sức, khuyên can cha mẹ, khiến sanh tín tâm, quay về chánh đạo, gần gũi bạn lành, mở lòng Bồ đề, tu thiền niệm phật, khiến cho cha mẹ, khi còn ở đời, thường được yên vui, sau khi lâm chung, sinh sang Tịnh độ, được gặp chư Phật, vĩnh viễn xa lìa, mọi nỗi đau khổ, như thế mới là người con chí hiếu.
Trong kinh Phật nói, nếu có người nào, tế bái quỷ thần, không bằng hiếu kính, cha mẹ của mình. Phật Di Lặc nói : “ Trong nhà mỗi người, có hai đức Phật, mà người không biết, cha mẹ hiện tại, tức là Thích Ca, Di Lặc Phật vậy. Tại sao không cúng cha mẹ, lại cầu công đức ở đâu ?”.  Đức Phật Di Lặc, vì thương xót chúng sinh, mới nói như thế, khuyên tu đạo hiếu. Nhưng người đời nay, khi đã lớn khôn, quên lúc tấm bé, không nhớ công ơn, cha mẹ nuôi nấng, những thức ăn ngon, không dâng cha mẹ, chỉ cho vợ con, quần thô áo vải may cho cha mẹ, còn đồ tơ lụa mặc cho vợ con; từ sáng chí tối, chẳng tưởng cha mẹ, không hề thăm hỏi, chẳng biết tôn ty, không chia trên dưới, ăn nói tục tằn, cha mẹ có khuyên, không nghe thì thôi, lại cãi chửi lại, rồi ghét cha mẹ, tha hồ hoành hành, hỗn láo xấc xược. Những kẻ như thế, sau khi chết đi, phải chịu hình phạt, tội khổ địa ngục, trăm nghìn muôn kiếp, không có ngày thoát, lại làm súc sinh, lúc ấy đã mất thân người, muôn kiếp khó gặp Phật pháp.
 Ở đời người hiền lành, có hiếu cha mẹ , hiện tại hưởng mọi sự bình an, sau khi chết sanh về cõi Tịnh, hưởng mọi thú vui, tu đạo Bồ tát vĩnh viễn không sanh vào cõi khổ. Trái lại người ác, bất hiếu cha mẹ, hiện đời mọi người khinh chê, sau khi chết đoạ vào địa ngục, chịu những cực hình. Đời nay lần lựa, kiếp sau khó tu, hơi thở không còn, thần hồn lìa xác, không biết đi đâu, bốn loài tăm tối, sáu ngã mịt mờ, một phút thay đổi hình hài, không biết trôi dạt nơi đâu, lúc ấy có mong cầu Phật pháp, cũng không gặp được, thân người đã mất, muôn kiếp khó gặp. Duy có Phật pháp, là con đường sáng, trong ngoài cùng tu, đều về một lý, ngoài tu giới thân, tu muôn pháp lành, trong rõ tính mình, lý không ngoài tâm, lý suốt tâm thông, chuyên cần niệm Phật, chính định hiện tiền, cùng về Cực lạc, đều chứng Bồ đề, Phật không nói dối, tin chắc như thế, nên mau phát tâm tu đạo Bồ đề.
{]{
Nếu mình bất hiếu với mẹ cha
Thì con cũng bất hiếu với ta khác gì
Như mình ăn ở vô nghì
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công
                             ***

CHẾT VUI

Sống thì ăn cháo, ăn rau
Chết con mấy đứa đua nhau cúng gà
Sống thì nhà chẳng ra nhà
Chết con xây mả, xây mồ cao to
Sống thì bữa đói bữa no
Chết con nó gửi xuống cho đủ đầy
Bây giờ mình sướng hơn Tây
Biết vậy mình xuống đây lâu rồi
Ngày xưa mình sống trên đời
Con cháu nhăn nhó nói lời đắng cay
Mình chết chúng đã đổi thay
Nghiêm trang cung kính chắp tay đàng hoàng
Năm nào cũng gởi tiền vàng
Mình tiêu không hết phải mang cho người
Bây giờ mình quá vui tươi
Sống lặng lẽ khóc, chết cười nhăn răng ./.
{]{

NUÔI CON

Cuộc đời vất vả nuôi con
Cầu mong con lớn nhờ con về già
Vậy mà khi tuổi xế tà
Sức lực cạn kiệt thân già ốm đau
Con cái thì lại ganh nhau
Chăm được ba bữa càu nhàu rên la.
{]{

NHẪN KHI GIẬN

Tục rằng no quá mất khôn
Khi giận quá mất khôn thành khờ
Lửa xông đôi mắt đã mờ
Trắng đen phải quấy, bây giờ thấy đâu
Không phân biệt nghĩa nặng, tình sâu
Không rành sự cảnh, đuôi đầu làm sao
Con tâm đã lánh đường nào
Mà con ma giận, nhập vào đó thôi
Đánh Nam dẹp Bắc một hồi
Múa men nào kể đất trời là chi
Người sầu, vật khóc lâm ly
Rõ ràng một cảnh A Tỳ gớm ghê
Đau lòng xót mắt mọi bề
Mà người gây thảm chớ hề có hay
Đứng xa trông thấy thương thay
Lửa lòng bốc ngọn, ai tày chữa chuyên !!
{]{

GIẬN

Một cơn nóng giận không hiền
Khói sân tím ruột, lửa phiền cháy gan
Hại lây lắm kẻ vô can
Hoả tai một trận, khổ nàn biết bao
Gió lên ngọn lửa càng cao
Bao nhiêu sự nghiệp đổ nhào như chơi
Phật xưa có dạy mấy lời :
Rằng:“Rừng công đức một đời trồng gieo
Lửa sân nổi dậy đốt thiêu,
Như chim mất cành, như diều đứt dây”
Hơi ai ! nghe mấy lời nầy
Có nên tiếc đám rừng cây chăng là?
Có nên dẹp lửa cho xa?
Có nên nhẫn nhục cho qua tháng ngày?
Có nên lấp mắt, ngơ tai?
Có nên niệm Phật hoài hoài hay chăng?
                 {]{     

GIỌT NƯỚC MẮT MUỘN MÀNG

          Có một phụ nữ nuôi một đứa con gái rất chu đáo từ tấm bé đến trưởng thành. Từ nhỏ ăn học cho đến ra nước ngoài sinh sống và lập gia đình ở xứ người. Lòng mẹ theo dõi con như bóng theo hình đã hơn năm năm rồi mà cô con gái chưa một lần trở về thăm mẹ. Người mẹ trông chờ từng ngày từng tháng từng năm, đứa con gái duy nhất cưng năm xưa bây giờ biền biệt. Còn cô con gái bà ta thì ỷ y rằng mỗi tháng mình gởi về mẹ 200 đô thì cuộc sống nhà quê của mẹ không thiếu thốn gì, mẹ sẽ yên tâm không vất vả lo cơm lo nước như ngày xưa nữa. Với sự vất vả bao năm dồn hết sức lực nuôi con, nay đến tuổi già cùng với sự trông chờ thương nhớ con mãi không về mà chẳng biết nói cùng ai. Cả hai sự áp lực ấy bà ta đỗ bịnh và trút hơi thở cuối cùng chưa một lần thấy mặt con. Được tin mẹ chết cô con gái vội vã trở về lo tang cho mẹ, cô tổ chức một cái đám tang thật hoành tráng cô nghĩ là để báo hiếu cho mẹ lần cuối cùng. Nhưng cô không biết rằng những suy nghĩ xưa nay cho rằng mình đã hết bổn phận với mẹ nên cô không hề có một giọt nước mắt nào chảy ra khi về nhà biết mẹ đã chết. Trước giờ di quan một sự bất ngờ và linh tính, cô vào phòng mẹ xem lại còn những gì  của mẹ gởi theo cho mẹ về nơi yên nghỉ cuối cùng. Cô dỡ cái rương mẹ hay để đồ cô thấy bao nhiêu tiền đô mẹ đã sắp ngay ngắn cả rương và một bức thư gởi cho con. “Này con gái thương yêu của mẹ, mẹ đã trông chờ con về từ lúc ra đi cho đến nay. Lòng mẹ luôn nghĩ nhớ về con cho nên những đồng tiền của con gởi mẹ nghĩ nó là mồ hôi nước mắt là sức lực của con làm ra, đời mẹ tìm ra cái ăn, cái mặc chỗ ở và nuôi con rất cực khổ nên mẹ cảm thấy không nỡ nào dùng đến đồng tiền con gởi, cho nên mẹ để lại cho con phòng khi trái nắng trở trời và nuôi cho con của con ăn học nên người. Còn phần mẹ chẳng biết tiêu dùng vào việc chi, mẹ mong con khoẻ và nuôi con biết có hiếu biết cội nguồn dân tộc là mẹ mừng thôi, mẹ nghĩ không thể gặp con chỉ một lần nên có đôi lời gởi lại con, mẹ chào tạm biệt con. Mẹ của con…” Đọc xong mấy dòng chữ của mẹ gởi, cô ta mới  bật khóc nức nở, cứ tưởng xưa nay mẹ mình đã an phận với số tiền mình gởi, nhưng nay mẹ không dùng một đồng, mà mẹ duy nhất là chờ ngày gặp con. Ta đã vô tình coi thường khi mẹ mình còn sống, ta nghĩ tiền bạc đầy đủ là sự trả ơn báo hiếu, nhưng không ngờ rằng có cái thiêng liêng nhất là “ cái tình “nó không cần phải nhiều tiền mà ai cũng sẽ làm được lúc còn gặp mặt nhau. Nay về lần đầu cũng như lần cuối không còn thấy mẹ nữa, mẹ ngày xưa đơn giản quê mùa chân chất bình dị mà hôm nay có bao nhiêu tiền của địa vị danh vọng cũng không tìm lại người mẹ ngày xưa. Ôi ! cây muốn lặng mà gió không ngừng, con muốn gặp lại mẹ như ngày xưa lúc còn thơ ấu nay người đã hoá ra người thiên cổ rồi./.
{

HỒI ĐẦU SỰ LỖI LẦM

Có một đứa con trai, ngỗ nghịch mắng chửi lại mẹ, người cha thấy vậy đau lòng cho đứa con ngỗ nghịch và thương nổi khổ của người vợ, cảm thông nổi khổ của người đàn bà mang nặng đẻ đau, niềm hy vọng và nguồn an ủi duy nhất là đứa con đẻ của mình. Thế mà giờ đây những niềm hy vọng, nguồn an ủi đó ôm ấp bao lâu nay trở thành mây khói. Người vợ cắn răng nuốt nước mắt vào lòng, không biết than vãn cùng ai.  Người chồng thấy vậy không la con, không đánh con, mà ông lấy một tờ giấy viết mấy dòng để trên bàn học cho con.
Này con trai yêu dấu của ba. Ba nói với con những lời này, với tính cách một người đàn ông với nhau, nếu con muốn sống trong nhà này thì con hãy tôn trọng người đàn bà thân quý trong nhà này. Này con khi ta có được cái thân này thì người đàn bà phải chịu nhiều cực hình sau đây:
1/ Liên tục trong ba tháng khi mang thai, mỗi lần ăn xong một bữa cơm đều sẽ phải nôn ra (vì thai nghén)
2/ Khi sắp sinh đẻ, người mẹ phải bị đau bụng dữ dội khi đứa con sắp chào đời.
3/ Khi em bé sắp ra khỏi bụng mẹ, nó phải qua một cửa thật hẹp của mẹ nó, nên sự rán sức đưa em bé ra ngoài cực kỳ cam go và nguy hiểm, nếu cửa ra quả hẹp, bác sĩ phải lấy dao rạch cửa hẹp để em bé được ra, mẹ lại phải chịu một lần khiếp khủng nữa. Còn không bác sĩ phải mỗ bụng mẹ để đưa em bé ra ngoài. Nên khi đẻ người ta gọi là cửa thập tử nhất sanh. Sự sống của mẹ dành cho đứa con được sống  chỉ có một, mà sự chết đến 10 lần. Thật là khổ khổ, khổ đau khổ chết, khổ buồn,khổ lo.
4/  Người mẹ mang thai đứa con trong thời gian chín tháng mười ngày, như mang một quả bóng rỗ, nặng nề và khó chịu.
5/ Khi sắp sinh, như bị roi da đánh đập gần 48 tiếng, có lúc nhiều hơn, những cơn đau khiếp khủng mới sinh ra được con.
6/ Trong 10 tháng mang thai, người mẹ không thể uống nước đá lạnh, cà phê, trà và kiêng ăn một số thức ăn sợ ảnh hưởng đến thai nhi, dù có thèm cũng không dám ăn.
7/ Khi mang thai 5 tháng trở lên, bụng mẹ bắt đầu lớn, không thể trở mình khi ngủ.
8/ Mười tháng mang thai người mẹ không thể đi chơi xa, không thể tự do chạy nhảy.
9/ Mười tháng mang thai không được mắc bệnh, nếu bị bệnh cũng không thể được uống thuốc.
10/ Sau khi sinh, phải chịu dơ nhớp của thân mình và cứt đái của con luôn luôn đào thải ngày đêm.
11/ Trong đêm ngủ không bao giờ trọn giấc, con thức lúc nào mẹ thức lúc đó. Nhiều em bé khóc đêm cả tháng trời mẹ phải bồng dỗ suốt đêm cả tháng trời không hề có một giấc ngủ yên lành.
12/ Sau khi sinh em bé rồi, người mẹ phải hao tổn tinh thần và thể xác rất nhiều. Bao nhiều tình thương đều dành cho em bé, bỏ công việc hy sinh thời gian, tiền của thú vui v.v... để lo cho em bé.
Cho nên sinh ra được một đứa con lành mạnh khỏe khoắn, khôn ngoan là cực kỳ khó và vất vã. Vì thế, phải biết trân quý, trân trọng và thương yêu người đàn bà, không nên hất hủi xem thường họ, mặc dù họ có những lỗi lầm nên tha thứ và thông cảm.
   Làm người mẹ thật phi thường, rất vất vả  và vĩ đại. Thế nên các đấng mày râu nên nhớ. Như bạn thật sự yêu thương trân quý vợ mình hay người bạn gái hãy nhớ lấy những câu này là đủ:
Vợ là để yêu thương, vậy dù có nghìn vạn điều sai đều là do lỗi của ta cả, có gì không phục nào, ai bảo anh đã theo đuổi người ta, thì phải biết yêu thương và trân quý họ. Một người chồng biết thương yêu vợ, sẽ là tấm gương tốt cho những đứa con noi theo, con trẻ sẽ cảm thấy ấm áp hạnh phúc của tuổi thơ, và cũng bài học đạo đức đầu đời để con trẻ trưởng thành trong cuộc sống suốt cả cuộc đời tương lai.
Đứa con sau khi thức giấc,nó vào bàn học và đọc được mấy dòng tâm sự của ba gởi cho nó, nó cảm động khóc nức nở đến quỳ dưới chân mẹ và ba nói lời xin lỗi, và hứa với ba mẹ từ nay về sau không còn bướng bỉnh ngỗ nghịch, chăm chỉ học hành và siêng năng./.
{]{

ĐỪNG GIẬN MẸ

Em ơi đừng giận mẹ làm gì
Bởi người già tính tình như con trẻ
Bằng tuổi mẹ rồi chúng mình cũng thế
Cứ đổi thay nóng lạnh bất thường
Biết bao giờ không có mẹ để thương
Miếng trầu quả cau thắp hương rồi để héo
Mẹ đã qua một đời khôn khéo
Mới nuôi anh khôn lớn đến bây giờ
Tuổi già đi là sự sống hững hờ
Nên đổi tính ấy là điều dễ hiểu
Hãy vui vẻ đừng bao giờ khó chịu
Khi mẹ ta còn hiển hiện trên đời
Để một mai khi khuất bóng mẹ rồi
Mỗi chúng ta không còn gì phải hận
Mẹ có điều gì em ơi đừng có giận
Vì ta cũng là mẹ trong những tháng năm sau ./.
                             {]{

SỐNG

Sống không giận, không hờn, không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai
Sống an hoà với những người chung sống
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống an vui nhưng danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
                                {]{

CHẾT

Chết là kết thúc đoạn đường sinh mạng
Thân rã rời nhưng thức nghiệp không tan
Chết là chuyển qua cảnh đời mới lạ
Khổ hay vui, do nghiệp thức mang theo
Chết là đổi, vui buồn do thiện ác
Đến bờ vui, khi nghiệp tử bình an
Chết không lo,không vương vấn trần tình
Về tịnh lạc, chết mà như vẫn sống ./.
{]{

HƠN THUA

Một người nóng giận mắng ào ào
Chẳng lẽ ta đây cũng vậy sao?
Một đứa cộc cằn thêm đứa nữa
Thành ra hai đứa cũng như nhau
                                {]{
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo
Cao phi viễn tẫu dã nan hoàn
Thiện ác rốt cùng đều có báo
Cao bay xa chạy cũng khó toàn.
{]{
Người mê lo sự nghiệp đời này
Người trí lo sự nghiệp cả đời này lẫn đời sau
                                {]{

NHẪN ĐI

Nhẫn đi cuộc sống mới bình yên
Tranh cãi nhau chi, tự chuốc phiền
Bình tâm an lạc vui vẻ sống
Thế sự cuộc đời hãy thản nhiên
Lùi một bước, trời yên biển lặng
To hoá nhỏ sao có chiến tranh
Nhẫn một chút đổi lấy an lành
Lùi một bước phía sau biển rộng
Nhẫn đi thoát hoạ tai ương
Nhẫn đi sẽ thấy con đường dễ đi
Nhẫn đi để tránh chia ly
Nhẫn đi  để tránh tai ương
Nhẫn đi sẽ thấy từ bi cõi lòng
Nhẫn đi chuyện dữ hoá không
Nhẫn đi sẽ thấy trong lòng an vui
Nhẫn đi tâm ác đẩy lùi
Nhẫn đi sẽ thấy niềm vui cuộc đời
Nói thì dễ làm mới khó
Ai mà nhẫn được mới là người hay ./.
{]{

NGUY HẠI CỦA SÂN

Sân lên là phát cơn điên
Người khôn hoá dại
Người hiền hoá ngu
Giận hờn là tội lỗi
Là không có hạnh phúc
Cha con phải xa nhau
Vợ chồng phải cách biệt
Bởi tình thương rạn nứt
Từ gốc sân hận mà ra
Chiến tranh tang tóc
Cảnh đánh đập rợn người
Tạo muôn vạn thê lương
Gốc bởi lòng sân
Ăn uống chẳng được ngon
Giấc ngủ chẳng được yên
Trằn trọc đau khổ mãi
Bởi ma giận nhập vào
{]{

NĂM NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ CAO NHẤT TRÊN ĐỜI

1/ Hành thiện quý ở lòng  hiếu thuận, ở trên thế gian này, chuyện gì cũng có thể chờ đợi, duy chỉ có hiếu thuận là không thể chờ đợi được. Hiếu thuận song thân, là việc thiện to lớn nhất, khiến cho cha mẹ vui mừng gọi là hiếu thuận, khiến cho chúng sanh vui mừng, gọi là hành thiện.
  Bản thân mang chút thức ăn, vật dụng cho cha mẹ, có những lúc thỉnh thoảng bạn lại ghé qua xem thử coi cha mẹ mình hồi này sống ra sao, đây không gọi là hiếu thuận.. Khi cha mẹ chết mâm cao cổ đầy cúng kiến linh đình, đây không gọi là hiếu.
Khi cha mẹ còn sống, không khiến cha mẹ đau lòng, không khiến cha mẹ thất vọng,,không khiến cha mẹ buồn khổ. Mà làm cho cha mẹ vui mừng, làm cha mẹ hài lòng, đây mới là hiếu thuận thật sự.
2/  Nhân phẩm quý ở chỗ chính trực. Nhân phẩm lấy chỗ chính trực làm gốc. Chính trực là nền tảng làm người, làm rường cột để sinh tồn, cũng là căn bản của đối nhân xử thế. Chính là phẩm hạnh đoan chánh, trực là ngay thẳng, làm người cần phải chánh trực, làm việc phải nghiêm túc, đường đường chính chính mới là nền tảng lập thân, gốc rễ xử thế, tục ngữ nói “ cây ngay không sợ chết đứng”. “Chân ngay không sợ giày lệch”. Người mà chính trực tâm địa được bình an.
3/  Đối  người xử thế hay ở chổ khiêm tốn hoà nhã. Người quân tử lòng dạ thoáng đãng, kẻ tiểu nhơn khúm núm rụt rè.
Chân thành đối đãi với người sẽ khiến chuyện lớn hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoá không, hơn nữa, còn sẽ được người khác tôn trọng, khiến hai bên cùng đạt được kết quả có lợi nhất. Trong đời người xử thế, khiêm tốn hoà nhã, là một năng lực, nước sâu chảy chậm, người sang nói năng từ tốn nhẹ nhàng.
4/ Làm người quý ở thiện tâm, làm việc hay quý ở chỗ hết lòng hết dạ. Thiện tâm như nước, có thể làm dịu tấm lòng, tĩnh lặng tâm hồn. Không kể làm chuyện gì, chúng ta trước sau đều hết lòng hết dạ, “ mưu sự tại nhơn thành sự tại thiên”, nếu chúng ta làm việc gì cũng đều có thuỷ có chung, gắng hết sức mình, chắc chắn sẽ có thể giảm thiểu được những điều tiếc nuối.
5/ Giàu sang quý ở chỗ nhân từ, nghèo khó hay ở chỗ khí phách. Người xưa nói: “ Vi phú đương nhơn, ” giàu mà  nhân đức, là người cần phải có một trái tim  nhân từ, là chân tâm bản tánh vốn có của chúng ta. Dù nghèo nhưng giàu nghị lực, con người chỉ cần có chí khí, có mục tiêu theo đuổi, nhất định có thể thực hiện được. ước mơ của bản thân mình,  “ chí ”là chí khí, ý chí, chí hướng, là mục tiêu mà đời người theo đuổi, là quyết tâm gặt hái được thành tựu.  Người có ý chí, mọi việc sẽ thành công./.
{]{

ÂN CHA MẸ

Cha mẹ là bậc trọng ân
Dưỡng nuôi báo hiếu lúc thân về già
Ai mà phụ nghĩa quên công
Dù đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm
{]{

CHỮ HIẾU

Học cao hiểu rộng mà chi
Để rồi chữ hiếu vứt đi chẳng màng
Uy quyền chức tước giàu sang
Mặc cho cha mẹ lang thang chợ đời.  
                             {]{  

NUỐI TIẾC VỀ SAU

Mất rồi mới biết là đau
Khi còn lại chẳng coi nhau ra gì
Khuất mắt mới biết là đi
Lúc kề mặt có thấy chi đâu mà
Mất rồi mới biết là xa
Khi còn xem cũng như là hư vô
Tuột tay mới thấy hồ đồ
Lúc còn nắm được coi đồ bỏ đi
Mất rồi mới biết phân ly
Khi còn chẳng luyến thương chi chút nào
Lỡ mồm mới biết nao nao
Lúc đang giận chỉ biết muốn đào mà chôn
Mất rồi mới biết bồn chồn
Khi còn chẳng quản có tồn tại không
Ngoảnh mặt mới biết cảm thông
Lúc ghét chỉ muốn không trông thấy hình
Mất rồi mới biết là tình
Khi còn hờ hững lặng thinh không lời
Quay chân mới biết tiếc đời
Lúc đang có lại muốn thời bỏ đi
Trần gian nghịch lý vân vi
Có thì không thấy mất thì xót xa./.
{]{

TỰ HÀO VỀ NGƯỜI CHA LAO CÔNG

   Đặng Trung Thành
Ngay lúc từ nhỏ, tôi đã mặc cảm về việc cha mình là lao công. Tôi không thể nào chịu nổi cảnh mỗi khi vào lớp học, bọn bạn hùa nhau trêu chọc hội đồng. Lũ bạn cho tôi ra rìa, đến nỗi chiếc bàn trong lớp chỉ một mình tôi ngồi chơ vơ. Ai cũng chê cha tôi làm nghề quét rác đường phố, không sang trọng, sạch sẽ. Lúc đầu tôi cố nhẫn nhịn. Vào lớp, tan học, tôi lẫm lũi một mình như kẻ bị tự kỉ. Nhưng rồi sự xúc phạm dâng đến tột đỉnh khiến tôi không kiềm chế lý trí đã đánh ngay một đứa bạn trong lớp.
  Sau đó, giáo viên chủ nhiệm gọi cha tôi đến để trình bày sự việc. Cha không nói gì, chỉ biết xin lỗi cô và đưa tôi về. Về đến nhà, cha không giận dữ với tôi, ngược lại cha bảo: “Con trai, từ nhỏ cha đã dạy con là không nên đánh nhau, chẳng có ích gì. Mọi chuyện cần giải quyết trong hoà bình bằng lời nói. Vả lại, chuyện này không có gì phải xấu hổ. Đúng là cha làm lao công, nhưng nghề này có gì xấu cơ chứ. Cha biết lúc nào trên người cha cũng vấy bẩn, nhưng cha lại làm sạch đường phố, công viên từ đôi bàn tay cần mẫn của mình”. Thoáng chút suy nghĩ, tôi rớm nước mắt, ôm cha mình mà nói: “Con xin lỗi cha”.
  Cũng từ hôm đó, bạn bè trong lớp không còn dám trêu chọc tôi nữa, bởi chúng sợ tôi “động thủ”. Tuy nhiên, sau lưng tôi vẫn còn nhiều lời trêu giễu cợt. Nghe lời cha dạy, tôi chẳng thèm quan tâm đến chúng mà chú tâm học hành. Bước sang cấp ba, mọi chuyện không khá hơn. Vẫn những người bạn cũ xa lánh và dường như tôi bị cô lập trên một hồn đảo hoang vắng của Robinson. Chẳng ai làm bạn với tôi, vì chúng cho rằng tôi không đủ tư cách, không đủ giàu sang. Tôi phớt lờ đi. Dường như sự chế giễu đó đối với tôi không còn dao động. Sự mặc cảm nghèo hèn đã bị chai sạn từ lâu rồi. Người bạn thân nhất  của tôi lúc này là những quyển sách, quyển vở. Tôi cố học thật tốt để mọi người có cái nhìn khác về mình. Ngày đó cũng đến. Hôm đó đi xem kết quả thi tốt nghiệp, bọn bạn thảng thốt vì điểm số của tôi cao nhất lớp. Cả lớp không nói, chỉ biết im lặng và lãng đi nơi khác để che giấu sự hối hận. Có lẽ, tôi nên cảm ơn bạn mình, vì nhờ sự khắc nghiệt ấy đã giúp tôi có ý chí kiên cường, vượt qua mọi khó khăn trong học tập.
 Tôi biết, tuy nghề lao công dơ bẩn nhưng ít ra cha tôi đã góp phần làm nên một thành phố xanh, sạch đẹp. Chính vì vậy, tôi luôn tự hào rằng cha mình là một lao công./.
( Trích Văn Hoá Hương Pháp tập 14 chùa Hoằng Pháp )  
{]{

DẶN CON

Nếu một ngày cô phạt con quỳ gối
Con nhớ quỳ và nhận lỗi ăn năn
Bởi đến trường không chỉ mỗi học văn
Cách tính toán, cộng trừ nhân chia số
Mà con học hàng trăm điều ích bổ
Học làm người, học xử thế đối nhân
Quỳ gối xuống để nhận ra lỗi lầm
Để biết mình sai mà tịnh tâm con ạ
Để mai này biết chấp tay cảm tạ
Quỳ trước mẹ cha, ông bà tổ tiên
Trước anh linh bậc tiền nhân đi trước
Đã hy sinh cho dân tộc gắn liền
Bài học làm người là bài học đầu tiên
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Học cách cho đi để niềm vui nẩy nở
Chớ khinh khi phận tôi tớ thấp hèn./.      
                   {]{
Đường dù xa đến đâu
Bản thân vẫn phải tự bước đi
Việc dù nhiều rối rắm
Mình cũng phải tự làm
Niềm đau dù có khó tiếp nhận
Cũng phải tự mình vượt qua                
                   {]{

CHA MẸ DẶN CON

Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt, phải tháng năm tích nhựa
Hoa sẽ thơm, khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu, phải một nắng hai sương
Không có gì, tự đến dẫu bình thường
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ
Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi
Thương yêu con đồng nghĩa với nuông chiều
Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình
Nhớ nghe con !
{]{

KHÔNG CÓ GÌ SƯỚNG BẰNG Ở VỚI MẸ

Ở với Mẹ, sống hôm nay biết hôm nay
Ở với đời, sống hôm nay đã lo đến cuối tháng
  với Mẹ, Mẹ mắng thì dỗi, dỗi thì Mẹ dỗ
  với đời,  sếp mắng thì khóc, khóc xong toàn tự nín
Ở với Mẹ,  cơm ngày ba bữa Mẹ dọn sẵn
Ở với đời, lủi thủi một mình, ăn toàn cơm bụi
Ở với Mẹ,  con là cục vàng
Ở với đời, con là cục nợ
Ở với Mẹ, sướng như tiên
Ở với đời, chỉ thấy vùi dập
Ở với Mẹ, cơm, áo, gạo, tiền mẹ lo
Ở với đời, vất vả cuộc sống, cũng vì mưu sinh
Con chào đời – Mẹ rơi lệ
Con biết đi – Mẹ vui mừng
Con vấp ngã – Mẹ nâng niu
Con gọi Mẹ - Mẹ mỉm cười
Con đau yếu – Mẹ chăm chút
Con thất bại -  Mẹ động viên
Con thành công – Mẹ hãnh diện
Con nên người – Mẹ an lòng
Mẹ là người tuyệt vời nhất trong thế gian
{]{

NGHỊCH LÝ NHÂN SINH

1/ Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi
Con cái biết vòi, mà không biết trả
2/Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời
Bước chân vào đời, ngớ nga ngớ ngẩn
3/ Cha nở coi khinh, mẹ dám coi thường
Bước chân ra đường, kính phường trộm cắp
4/ Cha mẹ ngồi đấy, không hỏi không han
Bước chân vào cơ quan, cúi chào thủ trưởng
5/Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe khoang
Cha mẹ ốm bảy ngày, không lời thăm hỏi
6/Cha mẹ còn chẳng thơm thảo bát canh rau
Mai khuất núi rồi, xây mồ to mả đẹp
7/ Đi vào  siêu thị, trăm ngàn coi nhẹ
Góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng
8/ Bài hát Tây Tàu, hát hay mọi nhẽ
Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào
9/Giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không
Cả vợ lẫn chồng, đi làm từ thiện
10/ Khấn Phật cầu trời, lễ bái khắp nơi
Nhưng quên lời mời cơm cha, trà mẹ ./.
                                     {]{

        KIẾN BÒ MIỆNG CHÉN

Miệng chén bò quanh kiến khó phân thân
Tiếc đâu chân mỏi mãi ân cần
Tưởng rằng lui tới nên công nghiệp
Nào biết lại qua luống nhọc thân
Để lại miệng đời câu nhắc khéo
Còn ghi người thế chuyện cười rân !
Đây gương ngôn ngữ xưa hàm ẩn
Nhắn khách nhàn du thử lượng cân.
êYê

DÃ TRÀNG XE CÁT

Vo vo cát trắng , trắng tròn vo
Xe cát làm chi mãi diễn trò,
Thân phận dã tràng sao luống bận
Năm năm tháng tháng nhọc nhằn vo
Năm năm tháng tháng nhọc nhằn vo
Phô diễn công năng chỉ một trò
Cát trắng vo tròn hườn cát trắng
Ngày ngày sao cứ mãi lo vo,
Ngày ngày sao cứ mãi lo vo,
Chẳng biến công phu chẳng đổi trò
Giác tỉnh nhìn qua cơn giả mộng
Nhọc chi kiếp kiếp mãi lo vo.
Nhìn tổ quốc đẹp thiên thu
êYê

LỜI XIN LỖI MẸ

          Cô bé học sinh lớp 12 hôm nay có một cuộc sinh nhật của bạn lúc 7 giờ tối, là một bạn thân nên không thể bỏ qua được, cô bé xin mẹ cho đi dự sinh nhật của bạn bị mẹ không đồng ý cho con đi chơi đêm khuya, nhưng cô bé lại xin cha, cha cô cho và còn nói với mẹ thôi cho nó đi vui với bạn bè một bữa, học mà không có bạn bè thì học với ai, nghe thế mẹ cô cũng chiều theo ý cha cho đi, nhưng bà dặn phải về đúng giờ không được về khuya đó nghe, cô bé dạ dạ rồi đạp xe đi. Đến nhà bạn vui thật hơn trong lớp học phải giữ phép tắc kỷ luật tha hồ mà hát mà múa mà chơi, quên giờ quên giấc đến nỗi cũng quên ăn. Đến lúc ra về xe lủng lớp phải dắt bộ về nhà quá giờ cha mẹ chong đèn chờ con, vừa về đến nhà mẹ vừa mừng vừa giận mắng con, con gái gì mà hư đi chừ mới về hơn 10 giờ rồi thôi đi luôn đi, cô ta bị mẹ la rầy tức giận bỏ chạy đi, cha mẹ chạy theo kéo lại cũng không được, ông bà bèn vào nhà. Cô bé thế là lang thang trên hè phố bụng đói như cào thèm ăn nhưng không có tiền, thầm thò thầm thụt bên gánh bún của bà quán. Bà chủ quán biết bụng đói cô bé bèn hỏi con muốn gì, cô bé nói con muốn ăn bún mà không có tiền. bà ta nói con cứ ăn cho khỏi đói bà không lấy tiền đâu, cô bé nghe nói mừng quá và ăn tô bún bà chủ cho. Trong cái đói mới thấy cái ngon và cái ơn của người cho, nên ăn xong cô bé cảm ơn bà và ra về. Bà chủ quán nói con không phải cảm ơn bà mà con cảm ơn má con ở nhà, vì bà chỉ cho con mới có một lần tô bún mà con cảm ơn, trong khi mẹ con đã từng cho con thân xác và nuôi con lớn, con chưa một lần nói cảm ơn mẹ con. Con nên về cảm ơn mẹ con, mẹ con bây giờ đang chờ con về ở nhà đó. Đúng là 12 giờ rồi mà mẹ vẫn còn để đèn chờ đứa con gái mình. Cô ta về nhà ôm chầm lấy mẹ xin lỗi mẹ với những dòng nước mắt của những lời hối hận nông nổi đã giận mẹ làm mẹ buồn. cô bé hứa với mẹ không còn dại dột lầm lỗi nữa./       {        
Ai ơi…Mẹ còn sống đừng làm buồn
trên mắt mẹ
Để mai nay mẹ chết, khóc cũng như không
{]{
Thân gửi đến những người con đang còn có mẹ, để làm một người con hiếu thảo và xứng đáng là người công dân tốt trong xã hội. Nguyện cầu các mẹ và cha đã quá vãng được siêu sinh tịnh cảnh, các mẹ và cha còn sống, mẹ khỏe tịnh tâm tu hành.
{]{

tải toàn bộ file doc tại đây

NHỮNG CA TỪ VỀ MẸ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét