Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

VƯỢT QUA MƯỜI HAI XỨ


VƯỢT QUA MƯỜI HAI XỨ

Pháp Phật là pháp xuất thế gian, pháp để thoát khổ, pháp để xa lìa ba cõi, không phải như pháp thế gian chỉ thuần để thư giãn hay chữa bịnh. Tuy rằng pháp của Phật vẫn có vô lượng hiệu ứng phụ giúp người trần nhẹ gánh khổ đau, buồn giận lo âu sợ hãi v.v...
Nói thoát khổ của Phật pháp, nghĩa là thoát ra khỏi sanh tử luân hồi. Nghĩa là  thoát ra khỏi những buộc ràng, những phiền trược của tất cả các kinh nghiệm của chúng ta luân hồi trong ba cõi. Tức là sáu nội xứ (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân,ý) và sáu ngoại xứ, (cái được thấy, cái được nghe, cái được ngữi, cái được nếm, cái được chạm xúc, cái được tư niệm). Đức Phật dạy: Này các Tỳ kheo, thế nào là tất cả, Mắt và các sắc, tai và các tiếng, mũi và các hương, lưỡi và các vị, thân và các xứ, ý và các pháp. Như vậy, này các Tỳ kheo gọi là tất cả.
Bài kệ của Ngài Bồ Đề Đạt Ma tóm tắt tôn chỉ thiền tông, đã nói tới 12 xứ này, trong Sáu thiếu thất lục môn.
          Ngoại tức chư duyên
          Nội tâm vô đoan
          Tâm như tường vách
          Khả dĩ nhập đạo
Nghĩa là, Bên ngoài dứt bặt muôn duyên, bên trong không còn tư lương tăm hơi manh mối gì,       Tâm hệt như tường vách, mới có thể vào đạo.  Bên ngoài là nói sáu ngoại xứ, sắc, thinh, hương, vị, xúc. Bên trong nói sáu nội xứ là, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nếu lúc nào tâm cũng thấy được như thế, tất nhiên không cần phải tu gì nữa.
Thế Tôn nói: Này các Tỳ kheo, vị Tỳ kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tán rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỳ kheo, nếu thức đối với các ngoại trần không tán loạn, không tán rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, bệnh, chết trong tương lai. Giả sử nếu còn vướng bận, còn thấy chút tăm hơi manh mối trong tâm, thì làm sao để tu tập?
Nay đây chúng ta có hai cách tu tập: 1/ Là ly tham. 2/ Quán pháp tự tánh không của các pháp vốn thực là vô ngã.
Nếu các Tỳ kheo đoạn tận tham đối với thức giới, do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không hiện hữu.  Không có chỗ y chỉ như vậy thức không tăng trưởng, không có hành động, được giải thoát, do giải thoát nên được kiên trú, do kiên trú nên được tri túc. Do tri túc nên không có ưu não, do không có ưu não nên tự mình cảm thấy tịch tịnh, hoàn toàn. Vị ấy biết, sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.
Nghĩa là hệ ly tham được là bên ngoài cắt dứt sở duyên, bên trong thức không chỗ bám, và như thế là kiên trú, tịch tịnh, giải thoát.
Thứ hai là nói về pháp nhận ra tự tánh không của các pháp. Cũng có nghĩa là nhận ra các pháp vốn thực là vô ngã. Trong kinh nói rằng, hãy luôn luôn tỉnh thức và nhìn thế giới như rỗng rang, với cái nhìn về tự ngã đã bứng gốc, người đó sẽ vượt qua sự chết, thần chết sẽ không thấy người, đã nhìn thế giới này như thế./.
{]{

VƯỢT QUA MƯỜI HAI XỨ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét