Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

GIỚI VÀ TRI KIẾN ĐỐI VỚI NGƯỜI TU TẬP


GIỚI VÀ TRI KIẾN ĐỐI VỚI NGƯỜI TU TẬP

Giới và tri kiến đối với người tu tập rất quan trọng, giống như đôi chân và đôi mắt của một con người, nếu thiếu một trong hai thì không đi đâu được. Vì thế đức Phật dạy, chúng ta đừng để mất giới và mất tri kiến, vì mất hai thứ này thì mất luôn cơ hội làm người trong dời sau.
Mất giới chúng ta sẽ không thành người tốt, có thể bị tù tội khổ đau, sau khi từ giã cõi đời này ta không thể tái sanh làm người trở lại. Trên thế gian ít người giữ được giới, nên đức Phật nói những người sau được tái sanh được làm người rất ít như đất trên đầu ngón tay, còn không sanh được làm người trở lại nhiều như đất trên quả đất địa cầu.
Còn mất tri kiến là chúng ta có sự hiểu biết sai, khi đó dẫn đến lời nói và hành động sai, khiến cho hiện đời chúng ta đau khổ đời sau khó cơ hội làm người. Tri kiến rất quan trọng vì nó định hướng cho cuộc đời chúng ta. Muốn có tri kiến đúng, không gì hơn chúng ta phải học phật pháp để thấy được sự thật của cuộc đời qua lời dạy của đức Phật. Nhờ có trị kiến đúng, chúng ta sẽ có lời nói và hành động đúng, đưa đến một cuộc sống an lạc hạnh phúc không chỉ ở hiện đời mà cả đời sau.
Nền tảng của người học Phật là Giới, Định, Tuệ, nếu ai đi ra ngoài nền tảng này là đang tu không đúng đường. Trong đó Giới là gốc của Định và Tuệ. Có Giới mới có Định và Tuệ. Dù tu pháp môn nào cũng đều cần phải giữ giới. Nhờ giữ giới chúng ta không phạm tội lỗi, rồi từ đó chúng ta có được Định và Tuệ.
Khi ta có định tâm, ta có sự sáng suốt xử lý mọi sự việc một cách tốt đẹp, cũng như khi nhìn xuống một hồ nước trong thì ta sẽ thấy rõ khuôn mặt của mình, còn nước đục thì không thể thấy được. Tâm có định thì chúng ta mới thấy được bản chất của sự việc để xử lý một cách sáng suốt.
Tiếp theo là ta phải tạo phước báu, vì chưa thành tựu Phật quả nên chúng ta cần phải có nhiều phước báu. Sau cuộc đời này chúng ta sẽ tiếp nối một cuộc đời khác. Nếu có phước chúng ta được làm người, hoặc sanh về cõi trời. Nếu không có phước chúng ta sẽ đoạ vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đức Phật không chỉ tu trong một kiếp mà trải qua vô lượng vô số kiếp tích luý công đức phước báu, mới thành tựu quả Phật. Không có kết quả nào mà không có nguyên nhân. Mỗi người trong chúng ta có gương mặt khác nhau, cuộc sống khác nhau, tuổi thọ khác nhau, trí tuệ khác nhau. Sai biệt này không phải do thần linh hay thượng đế, hay ai khác an bài sắp đặt được, mà là do nhân quả của mỗi người. Như trong gia đình những người con được sinh ra cùng một cha một mẹ, mà lại mỗi người có những điểm khác nhau, như khuôn mặt, tính cách…Sự khác nhau này là do nhân quả của mỗi người con, chứ không phải do cha mẹ tạo ra.
Trong đời có những người quanh năm suốt tháng không phải làm việc gì mà sung sướng cả đời, lại có những người đầu tóc mặt tối, tất bật cả ngày này sang ngày khác, tháng nọ sang năm kia, cả đời nghèo vẫn hoàn nghèo, khổ vẫn khổ. Đó là do phước báu của mỗi người tạo nên, cho nên chúng ta cần phải tạo phước báu cho chính mình ở hiện tại và tương lai. Mà tạo phước thì không chi lớn hơn là bố thí, người bố thí là người khôn ngoan nhất. Bởi vì, khi từ giã cuộc đời chúng ta không thể đem theo của cải hay bất cứ thứ gì, nhưng có thể đem theo phước báu. Bố thí là cách gởi tài sản vào  “ngân hàng nhân quả “nên không bao giờ mất.
Trong vòng lục đạo, nếu thiếu phước thì chúng ta sống rất khổ và rất khó tu, muốn có phước chúng ta phải thực hành bố thí. Bố thí gồm có tài thí, pháp thì, vô thí,  nội tài, ngoài tài. Ngoài tài là tài sản bên ngoài như: tiền bạc, thức ăn, nước uống, thuốc thang, dụng cụ, phương tiện v.v. Nội tài là tài sản bên trong như: khả năng, trí tuệ, sức lực…tất cả chúng ta ai cũng có thể thực hành bố thí. Trong kinh có dạy có ba cách bố thí, tự mình làm, sai người khác làm, thấy người khác làm mình hoan hỉ. Nghĩa là dù không bố thí những thấy người bố thí, mình vui mừng, tán thán, thì cũng có phước báu giống nhau  như họ.
Người Phật tử phải thực hành bố thí để tạo phước báu, đừng nghĩ tu là tụng kinh, lễ lạy, niệm phật, ăn chay là đủ. Phước báu có ảnh hưởng rất nhiều đến công phu tu tập của mỗi người, có nhiều phước mình mới an ổn ngồi tu tập, có ít phước thì đủ các nghịch duyên xảy ra, khi đó rất khó tu. Ngoài phước báu ra, người tu cần phải có trí tuệ để thấy được bản chất của con người, vũ trụ và nhân sinh, là khổ, không, vô thường và giả tạm, mà bình thường chúng ta thấy những gì cũng tưởng là chân thật. Vì thế cố chấp nên sanh ra nhiều hệ luỵ đau khổ, buồn vui. Nếu thấu hiểu rõ mọi sự mọi vật trên thế gian này đều là giả tạm không thật, thì không chấp, không chấp thì không sanh ra đau khổ luỵ phiền.
Vì thế phước báu và trí tuệ là hai phần quan trọng nhất giúp cho người tu tập đạt được giải thoát và giác ngộ ở hiện tại, thân tâm an lạc, tương lai tái sanh về cảnh giới an lành, không sa đoạ trong ba đường ác./.
{]{

GIỚI VÀ TRI KIẾN ĐỐI VỚI NGƯỜI TU TẬP Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét