Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

Ý NGHĨA LỄ LẠY VÀ THỜ PHỤNG QUAN THẾ ÂM


Ý NGHĨA LỄ LẠY VÀ THỜ PHỤNG QUAN THẾ ÂM

Đức Bồ tát Quán thế âm được biết đến qua thân tướng của người nữ. Là sự biểu tượng của người mẹ hiền độ lượng, nhu hoà. Điều này thật dễ hiểu, bởi thiết nghĩ bằng biểu tượng của người mẹ hiền mới có thể chuyển tải hết hạnh từ bi vô biên và sự giúp đỡ không điều kiện của Ngài.
      Phẩm Phổ Môn kinh Pháp Hoa phẩm th 25 là một trong những kinh điển nói rõ hạnh nguyện của Ngài. Kinh dạy: '' Nếu có chúng sanh nào đang đau đớn, bị những nỗi khổ bức bách mà nhớ niệm danh hiệu Quán Thế Âm thì lập tức được Bồ tát, quán âm thanh đó và người đó được giải thoát khỏi khổ ách nạn''. Vì hạnh nguyện và năng lực như vậy nên vị Bồ tát này có danh hiệu Quán Thế Âm.
  Quán có nghĩa là quán sát, xem xét tất cả những gì có trong cảnh giới chúng sanh.
  Thế Âm là những tiếng kêu vang cầu cứu của chúng sanh, tiếng khổ ở đây, không chỉ hạn hẹp ở những tiếng được phát thanh ra bằng lời, mà bao hàm cả tiếng ở những cõi lòng, những nỗi mong mỏi, ao ước suy tư trong tâm cảm của mỗi  chúng sanh .
  Phẩm Phổ Môn nói rằng: Tuỳ theo đối tượng của mỗi trường hợp khác nhau mà Ngài thể hiện ra nhiều ứng thân, gồm có 32 thân tướng, nhằm dẫn dắt con người ra khỏi những khổ nạn những lầm mê.
  Hạnh nguyện cứu khổ của Bồ Tát Quán Thế Âm thường bị người đời hiểu lầm không ít, có người suy nghĩ rằng Bồ  Tát Quán Thế Âm đáp ứng mọi nhu cầu cho chúng sanh, nên họ tôn thờ Ngài như một vị thần linh, với những năng lực siêu nhiên. Ngài sẽ giúp đỡ cứu hộ, nếu có người chỉ gọi tên người và chỉ trông ngóng vào sự giúp đỡ mà thôi. Nghĩ như vậy thật là chưa đúng nghĩa.
  Người Phật tử không chỉ tôn thờ hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm mà tôn thờ một lý tưởng và hạnh nguyện cao đẹp và đang học tập thực hành theo hạnh nguyện của Ngài.
  Niệm danh hiệu của Ngài là mong cầu Ngài giúp đỡ sự toàn thiện, trưởng dưỡng những phẩm tánh cao đẹp trong tâm tánh của chính mình cũng như học theo gương Ngài sống hỷ xả, Từ bi, cứu mình, cứu người, không vụ lợi, không cố chấp, ích kỷ. Phải biết lắng nghe chánh pháp làm chất liệu để nhận ra bản chất của cuộc đời. Bởi Ngài là hiện thân của tâm Từ bi v”biên, của trí sáng suốt, là tình thương không vướng mắc.
  Do những đặc tính vĩ đại, thể hiện trong hạnh nguyện của Ngài nên Ngài đã thành biểu tượng hy sinh cao nhất trong mọi sự hy sinh.
  Đôi khi tin tưởng Ngài qua hình tướng và danh hiệu không thôi cũng đã là niềm an ủi lớn lao cho con người có chỗ tựa, trong những lúc nguy hiểm khốn cùng, giúp con người vượt qua những đau khổ sầu muộn và đến được những bến bờ bình yên.
  Người Phật tử không những tôn thờ Ngài mà đồng thời phải học tập và sống theo hạnh nguyện của Ngài để cuộc sống càng ngày càng thêm cải thiện cả thể xác lẫn tinh thần của mình. Có như thế mới mong xây dựng sự an lạc cho tự thân, cho gia đình và xã hội càng thêm tốt đẹp.
]

Ý NGHĨA LỄ LẠY VÀ THỜ PHỤNG QUAN THẾ ÂM Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét