Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

ĐỨC VÀ NGHĨA


ĐỨC VÀ NGHĨA

     Tại viện bảo tàng nước Puerto Rico, người ta treo một hoạ phẩm hình ảnh người con gái trẻ để lộ bầu ngực, quần áo xộc xệch cho ông lão ngậm bầu sữa của cô ta. Đó là họa phẩm “Simon và Perot” bức tranh sơn dầu của Rubens.
Những người đầu tiên bước vào viện bảo tàng đã thấy vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy bức tranh này, có người cười và chế nhạo sao có thể treo bức tranh như vậy ngang cửa chính viện bảo tàng được chứ.  Nhưng người dân nước Puerto Rico thì rất kính trọng bức tranh này, hoặc cảm thấy rơi nước mắt. Cô gái để lộ bộ ngực là con gái của ông, ông lão chính là cha cô gái. Simon trong bức tranh chính là người anh hùng đã đấu tranh đòi độc lập cho nước Puerto Rico, nhưng bị bắt giam vào ngục và bị kết tội “cấm thực”. Ông già chết dần chết mòn, lúc lâm chung con gái ông vừa sinh con đến thăm cha. Nhìn thấy cơ thể suy nhược của cha không muốn cha chết thành ma đói. Cô đã cởi áo, đưa dòng sữa của mình cho cha bú. Cùng một bức tranh, có người cười nhạo, có người cảm động, người không biết được câu chuyện, thực sự đằng sau bức tranh sẽ chế nhạo, người biết cảm thấy đau lòng.
Lời bình:  Con người thường chỉ nhìn thấy bề nổi của sự vật không nhìn thấy bản chất. Nhiều lúc sự thật không như ta thấy. Đáng sợ nhất không phải sợ người ta gạt mà chính là sự ngộ nhận của bản thân. Rất nhiều thứ không thể đánh giá qua bề ngoài. Hãy dùng trái tim tĩnh lặng, đôi mắt sáng suốt và trí tuệ minh mẫn để học thông bài học cuộc đời.
Một hôm Khổng Tử cùng đồ đệ  đi qua nước Lỗ, dừng lại một nhà nọ để nghỉ chân. Nhan Hồi là đệ tử trung thành có uy tín nhất trong nhóm đồ đệ mà Khổng tử tin cậy, Khổng Tử ngồi bên cửa sổ đọc sách, Nhan Hồi nấu cháo phục vụ cho Thầy, lúc cháo gần chín một sợi rác trên trần nhà rơi vào nồi cháo, Nhan Hồi lấy muỗng vớt lên, nhưng tiếc mấy hột cháo còn dính trên cái rác nên mới dùng miệng ăn mấy hạt cháo dính trên cái rác. Tử Lộ là người nóng nảy, đa nghi hay thò le thộc mạch, thấy Nhan Hồi ăn cháo trước khi chưa dâng lên cho Thầy, bèn mắc với Khổng tử Nhan Hồi vô lễ  ăn cháo trước thầy, khi Nhan Hồi múc cháo dâng lên Thầy, Khổng Tử không chịu ăn mà trách sao Nhan Hồi vô lễ ăn trước rồi mới dâng lên Thầy sau. Nhan Hồi bàng hoàng ngạc nhiên phân trần việc ăn mấy hạt cháo trước trên cái rác, Khổng Tử nghe vậy không còn trách mà còn khen Nhan Hồi biết tiết kiệm. Và Khổng Tử than rằng “thấy vậy mà không phải vậy”.
 Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường sống bị chi phối bởi những người chung quanh, mà quên đi mất mình là ai, cứ nghe và sống theo họ, có lúc cũng hay mà có nhiều lúc mình không sống cho mình mà sống cho người khác nhiều hơn.
Mình mua xe cho mình, lại hỏi người này, người kia, cuối cùng tiền mình bỏ ra, nhưng mua chiếc xe người khác thích.
Tìm người yêu, hỏi người này một câu, người kia một câu cuối cùng tìm được người mình yêu, nhưng không phải là người mình muốn.
Sự nghiệp bản thân, nghe ý kiến của người thân, của bạn bè. Cuối cùng bỏ lỡ cơ hội thay đổi cuộc đời, đi trên con đường của người khác chứ không phải của mình.
Đôi giày mình mang, vừa hay không vừa bản thân mình biết, hãy mang đôi giày của mình đi trên con đường của chính mình.
Lời bàn: Ba câu chuyện mua xe, tìm người yêu, và chọn sự nghiệp, theo tác giả nói trên nhìn thì đúng có lý. Nhưng phần đông con người được mấy ai có đủ trí thông minh để nhận xét tình người và sự việc. Cho nên có lúc nghe theo người khác có thể đúng mà có thể sai, nên ta cần phải dè dặt cân nhắc, việc gì không biết không hiểu hết cần phải tìm minh sư, người hiểu biết hơn mình mà chọn cho mình công việc phù hợp với trí tuệ và sức lực của mình.
 Sau đây một câu chuyện có thực xảy ra trong đời thường: Tại một thành phố ở Ấn Độ, có một vị thương gia nọ bận rộn cả ngày với công việc, mệt mỏi. Ông vào một nhà hàng, tự thưởng thức cho mình một bữa tối thịnh soạn. 
 Khi những món ăn đã được dọn sẵn trên bàn, bất chợt ông nhìn thấy một cậu bé đang nhìn trộm ông qua cửa kính với ánh mắt thèm thuồng… hình ảnh ấy như có gì làm nhói tim ông.
Ông đưa tay vẫy cậu bé… cậu bé bước vào, theo sau cậu là một bé gái nhỏ, hai đứa trẻ nhìn chăm chăm vào những đĩa thức ăn còn nóng hổi, mà chẳng cần biết người vừa gọi chúng vào là ai.
Vị thương gia bảo chúng cứ tự nhiên mà ăn thoả thích. Không nói, không cười, cả hai  ngấu nghiến ăn hết các món ăn trên bàn một cách ngon lành. Vị thương gia im lặng, nhìn hai đứa trẻ ăn đắm đuối, và khi chúng ra đi, chúng đã không quên nói lời cảm ơn với ông, cơn đói trong lòng vị thương gia lúc ấy xua tan một cách kỳ lạ, kèm theo một cảm giác khó tả đang lẫn trong lòng.
Mãi một hồi sau, vị thương gia gọi tiếp các món ăn lần nữa, rồi từ từ thưởng thức, đến khi gọi thanh toán, nhìn tờ hoá đơn… không ghi số  tiền mà chỉ là hàng chữ:
Thật đáng tiếc, tiệm chúng tôi không in được HOÁ ĐƠN THANH TOÁN CHO TÌNH NGƯỜI, xin chúc ngài luôn luôn hạnh phúc.
Một giọt nước mắt đã rơi từ vị thương gia, ông quay lại nhìn người đàn ông đang ở tại quầy thu ngân, rồi gật đầu mỉm cười, ông ta đáp lại một nụ cười rất rạng rỡ.
Vị thương gia đã dùng “Đức”đối xử với người nghèo. Chủ nhà hàng dùng “Nghĩa”đáp lại “Đức”không ai hơn ai.
Ngồi trên đống cát, ai cũng là hiền nhân, quân tử. Nhưng ngồi trên đống vàng, mới biết rõ, ai mới thực là quân tử hiền nhân.
Tình yêu thương luôn đem đến những sự kỳ dịu từ hai phía người cho và người nhận.  Hạnh phúc của Tình người là cảm giác bình yên và thật sâu lắng, xoá tan tất cả những đau khổ và bất hạnh.
Vạn vật tồn tại trên thế giới này đều không thể sống mãi với thời gian, ngay cả con người cũng không thể đi ngược lại hay cưỡng cầu với quy luật ấy.  Theo thời gian mọi thứ đều biến hoá thay đổi. Tất cả có thể sinh ra hoặc mất đi, có thể phát triển hay lụi tàn. Cái gì có đến chắc chắn sẽ ra đi không bao giờ tồn tại mãi mãi, vật chất là ngoại thân, Tình người là vĩnh cửu ./,
                                                                                                  Hùng Ngọc
Ở đời trong cuộc sống ai cũng phải ăn, nhưng có những người chết vì ăn, khi có những người nhục nhã vì ăn. Thật khó nói lên được có những người nhịn đói để giữ phong cách sống.
{]{

ĐỨC VÀ NGHĨA Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét