Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

NHỮNG NỔI SỢ CỦA CON NGƯỜI


NHỮNG NỔI SỢ CỦA CON NGƯỜI

Con người sinh ra từ nhỏ đến lớn ai ai cũng có nhiều nổi sợ hãi. Có các loại sợ như sau :  Sợ khổ về thân, sợ khổ về Tâm, sợ khổ về hoàn cảnh,
  Sợ khổ về thân: Như đau bệnh, đói khát, nóng lạnh v.v
  Sợ khổ về Tâm : Như lo buồn, sầu muộn, giận tức v.v
 Sợ khổ về hoàn cảnh : Như sợ trộm cướp, giặc giả chiến tranh, mưa gió, bão lụt v.v..
 Nhưng có một cái đáng Sợ mà con người vì vô minh không biết sợ đó là cái Sanh tử luân hồi.  Chính cái đáng sợ nhất là cái sanh tử luân hồi mà mọi người không biết nên phải chịu đau khổ dài dài. Nếu con người biết được cái khổ này tìm đường đi ra khỏi cái khổ này thì ba cái khổ kia không cần sợ và không thể làm khổ con người được. Khổ của con người thì vô số : Khổ hiện tại, khổ bị tái sanh, khổ sanh vào ba đường ác, là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Nhưng nổi khổ nào rồi cũng qua đi, vào ba đường ác hết nghiệp rồi cũng tái sanh làm trời, người v.v. Nhưng khổ luân hồi sanh tử là cái đáng sợ nhất, tất cả con người từ vô thủy đến nay chưa có ai tự mình ra khỏi con đường sanh tử, chỉ có Đức Phật Ngài đã tu chứng và tìm ra con đường thoát khổ sanh tử, và dạy lại cho chúng sanh nếu ai biết tin theo lời dạy và thực hành đúng thì sẽ đi ra khỏi con đường sanh tử. Trong kinh ví như một khinh thành lớn rộng mà chỉ có một cửa ra vào. Rất khó ai biết được con đường để đi ra nếu không có người chỉ dẫn. Cũng vậy con đường sanh tử dài lâu nếu không có bậc giác ngộ chỉ dẫn thì chúng sanh không biết đường đi ra. Trong sáu loại chúng sanh, trời, người, A tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chỉ có một loại chúng sanh ưu việt có khả năng đi ra mà thôi, đó là loài người có đủ điều kiện để đi ra khỏi con đường khổ này.
       Con người sau khi chết được tái sanh lại làm người rất khó, vì sao, vì được tái sanh làm người phải có phước mới được tái sanh. Khi tái sanh vào một gia đình nào đó ta phải có phước và nhân duyên với gia đình đó thì mới vào được, còn không có phước và nhân duyên thì khó mà vào được để tái sanh. Thứ đến ta có phước mà gia đình kia không có phước thì ta cũng không có thể tái sanh vào được. Cho nên đức Phật nói được làm thân người rất khó là vậy, vì thế nay ta đã được làm thân người phải quý mến là cơ hội chúng ta tu tập tạo phước để đi ra khỏi con đường sanh tử đau khổ này.
 Vậy khổ này là do đâu mà phải chịu tái sanh luân hồi, đó là do chúng sanh thiếu trí tuệ. Nếu chúng ta có trí tuệ thì có thể chấm dứt khổ sanh tử luân hồi. Vậy làm sao để có trí tuệ để chấm dứt sanh tử luân hồi ? Có ba cách để phát triển trí tuệ :
a/ Cách thứ nhất đối với người chưa phải là người Phật tử. b/ Cách thứ hai đối với người đã quy y Tam bảo và thọ trì 5 giới c/ Cách thứ ba đối với những người đã xuât gia tu tập.
Đối với người không phải phật tử phải có 5 điều :  Tín, tàm, quý, tinh tấn, và tuệ.
Tín của người không phải phật tử là tin vào các điều thiện lành khác với tín của người có đạo tin vào Tam bảo. Tàm là biết xấu hổ. Quý là biết thẹn. Tấn là siêng năng. Tuệ là phải biết 6 nguyên tắc sống hòa thuận.  Đó là thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, kiến hòa, giới hòa, và lợi hòa. 1/Tức là thân không đấu tranh gây gổ,2/ miệng không nói lời thô ác,3/ ý không đối nghịch,4/ Kiến thức cùng chia sẻ, 5/Các nguyên tắc bổn phận phải tuân thủ, sống có tôn ty trật tự, 6/của cải vật chất cùng chung hưởng chia đều.
Đối với người tại gia có lòng tin Tam Bảo, quy y Tam Bảo thì có 5 điều  là : Tín, giới, văn, thí và Huệ. Là có lòng tin Tam bảo, có giữ giới đã lành thọ, phải nghe giáo pháp, phải biết bố thí cúng dường, phải có trí tuệ.  Trí tuệ của người Phật tử là: Tín, Giới, văn, Thí. Tín đây là tin Phật, pháp, tăng. Người phật tử tại gia có hai thành phần, Phật tử thuần thành và Phật tử không thuần thành. Phật tử thuần thành thì thực hiện cả hai pháp học và pháp hành, tức có học có tu, có ứng dụng lời dạy của Phật vào trong cuộc sống. Phật tử không thuần thành chỉ có lòng tin không có sự thực hành, không có sự hiểu biết về Phật pháp. Người tu tập mà không biết làm công đức thì tu khó thành. Làm công đức mà không biết tu thì công đức chuyển thành phước báo, thọ hưởng phước báo chuyển thành nghiệp báo đời đời kiếp sanh tử luân hồi. Người biết tu chuyển công đức thành phước trí, phước đức chuyển thành phước trí. Thế nào là Phật tử thuần thành, phật tử thuần thành là người có lòng tin bất động, đối với ba ngôi Tam Bảo  lòng tin bất động, không bao giờ thay đổi. Người có lòng tin bất động khác với người có lòng tin thay đổi. Thân tâm, hoàn cảnh có thay đổi nhưng tuệ giác không thay đổi. 
  Nếu người thế tục chưa là Phật tử và người Phật tử tại gia thực hành trọn vẹn 5 điều như trên thì gọi là người đang đi trên ccon đường giải thoát và sẽ đến con đường giải thoát đời này và những đời sau./.

{]{

NHỮNG NỔI SỢ CỦA CON NGƯỜI Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét