Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

CHỌN THẦY TU TẬP


CHỌN THẦY TU TẬP

  Ở đời làm cha làm mẹ, ai cũng muốn con mình được sống hạnh phúc thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cho những đứa con thơ được ăn, được học được nên người. Không có cha mẹ nào mà chẳng thương con, núm ruột của mình không nở bỏ ra ngoài. Ở chùa làm một vị thầy nuôi đệ tử cũng thế.
Nhưng thật sự ra không phải hy sinh nào cũng đem đến thành công như ý muốn. Bởi lẽ người xưa có câu: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tánh”, hay “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Con người cũng vậy, mỗi người bản chất khác nhau, không ai giống ai. Có người hiền lành, thông minh, hiếu thảo, lại có kẻ hư hỏng, bê tha, đần độn. Binh pháp Tôn Tử có dạy: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Muốn cảm hoá được người, trước hết ta phải hiểu được bản chất của người rồi mới sử dụng các phương pháp khác nhau.
Trong đạo Phật cũng thế,  mỗi vị thầy có cách dạy dỗ và nuôi nấng đệ tử khác nhau, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên ngoài. Có chỗ thiếu thốn vật chất nhưng lại giàu tình thương, có chỗ vật chất đầy đủ nhưng lại thiếu tình thương, hoặc có phước báu hơn là chỗ vừa đầy đủ tình thương vừa đầy đủ vật chất.
Nhiều lúc đến chùa thấy hơi khó khăn, chúng ta lại than, lại thắc mắc, tu hành sao lại khó khăn như vậy, và cũng chính vì khó khăn như vậy, ép mình trong khuôn khổ của nội quy, giới luật, không thối lui không bỏ cuộc. Nếu không có sự hy sinh đánh đổi làm sao có kết quả gặt được cũng phải có giá trị tương đồng.  Có câu ngạn ngữ rằng: “Trên bước đường thành công, không bao giờ có bước chân người làm biếng”. Sở dĩ đất đọng bùn hôi nên mới tạo ra được loài hoa sen thanh khiết, con người trải qua gian nan thử thách mới biết được ai là kẻ tài năng, ngựa hay chạy đường dài mới biết được ngựa tốt.
Tu hành nếu cứ sợ khó khăn, sợ đối đầu với cuộc đời sóng gió, sợ sức mình yếu kém, thì chắc chắn chúng ta dễ nản chí sờn lòng, sinh tâm bất mãn, mất hết niềm tin vào cuộc sống và sự tu tập. Nhưng nếu suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, thì mọi việc sẽ khác .
Khó khăn là lúc rèn luyện tính kiên nhẫn chịu đựng cho chính mình, không cho cái “ngã”có cơ hội phát triển, thì bù lại đó mình tự dưng thấy nhẹ nhõm, không bực dọc buồn phiền. Điều cần thiết của con người tu đó là sức chịu đựng. Trong sáu pháp tu Ba La Mật của Bồ tát thì đó chính là nhẫn nhục.
Dù cách sinh hoạt mỗi chùa mỗi khác, nhưng cùng chung một mục đích đều đưa dẫn mọi người đến con đường giác ngộ và giải thoát, không thầy nào, chùa nào muốn đệ tử mình hư hỏng, vô minh, mê tín tà kiến. Đệ tử giỏi thì làm bậc thầy  cũng được vui theo, đệ tử hư hỏng thì làm thầy cũng không yên tâm. Nhưng dù sao đã bước trên con đường tu tập thì mọi người hãy phấn đấu để mình như một hoa sen thơm ngát vươn lên trên bùn hôi nước đọng, toả hương thơm ngát, để cống hiến cho đời một hạnh phúc vô bên bất tuyệt./.
{]{

CHỌN THẦY TU TẬP Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét