Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

PHẬT GIÁO TRONG DÒNG CHẢY DÂN TỘC


PHẬT GIÁO TRONG DÒNG CHẢY DÂN TỘC
Từ khi du nhập vào nước ta Phật giáo đã đóng vai trò quan trọng góp phần không nhỏ vào lịch sử dựng nước giữ nước và phát triển đất nước. Trong lịch sử có những vị đóng góp to lớn của Phật giáo vào các công cuộc giữ nước dựng nước qua các thời đại từ xưa đến nay như các nhân vật như sau:
   Vào năm 40-43 sau tây lịch, hai chị em Trưng Trắc Trưng Nhị đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại sự đô hộ của ngoại bang. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, một cuộc khởi nghĩa do hai nữ tướng lãnh đạo đánh đuổi được quân Đông Hán xâm lược và đô hộ ra khỏi đất Giao Chỉ. Trong số 8 vị tướng dưới tướng của hai Bà Trưng có 5 vị là Ni sư. Ni sư Phương Dung một trong 5 vị nữ tướng của Hai Bà ngày nay  được thờ ở chùa Yên Phú, Thanh Trì Hà Nội.
Triều đại nhà Minh (968-980) vua Đinh Tiên Hoàng (924- 979), sau khi thống nhất giang sơn lập nên triều đại nhà Đinh. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, là vị vua đầu tiên của nước Việt Nam. Sau thời Bắc thuộc khi lên ngôi Đinh Tiên Hoàng mời thiền sư  Vô Ngôn Thông là Ngô Chân Lưu (933- 1011) là vị sư đạo cao đức trọng trong Phật giáo bấy giờ ra giúp vua, giúp nước tôn là Khuông Việt Đại sư, Ngô Chân Lưu là vị sư được phong Tăng Thống đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam vào năm 971, đây là sự khẳng định vai trò quan trọng của Phật giáo trong đời sống xã hội lúc bấy giờ, vua đề cao Phật giáo nhằm xây dựng nền đạo đức, mở mang trí tuệ, đoàn kết nhân tâm, sáng suốt trong chính trị, uyển chuyển trong ngoại giao.
  Khi nhà tiền Lê thay thế nhà Đinh (980-1009) vua Lê Đại Hành  (941-1005) sứ thần nhà Tống sang, vua nhờ hai nhà sư Khuông Việt và Pháp Thuận đứng ra tiếp sứ nhà Tống là Lý Giác. Trước khi đoàn sứ bộ ra về, vua Lê Đại Hành đã nhờ sư Khuông việt viết bài thơ “Ngọc lan quy” tặng để tiễn đưa sứ thần và đoàn sứ bộ. Điều này cho ta thấy văn chương đã khéo vận dụng để đưa vào phục vụ sự nghiệp chính trị ngoại giao của đất nước.
 Triều đại nhà Lý (101-1225) Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn 974-1028) là vị vua sáng lập triều Lý, sau khi lên ngôi, đã chuyển kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long (Hà Nội). Trong những năm đầu ra Thăng Long, vua không cho xây lăng miếu mà sắc cho dân tu sửa và xây dựng mới nhiều ngôi chùa để thờ Phật, có người hỏi tại sao vua không cho xây tông miếu ?
  Vua trả lời : “ Nước nhỏ dân còn nghèo, ngoài thì giặc phương Bắc luôn dòm ngó, trong thì nội trị chưa yên, nếu xây tông miếu chỉ làm khổ cho dân và chắc gì xây xong  đã giữ được. Dựng chùa thờ Phật để dân biết Phật pháp  khởi tâm từ bi, nâng cao trí giác ngộ Phật giáo, mọi người càng tin nhân quả, đua nhau làm việc tốt, tránh việc xấu, khi dân đã giàu nước đã mạnh lo gì tông miếu không được xây.
 Đúng như lời của Lý Thái Tổ, dưới triều đại nhà Lý Phật giáo rực rỡ cùng với sự phát triển mọi mặt về đời sống xã hội. Hiền tài được trưng dụng, đất nước thanh bình, bờ cõi được yên, trong ngoài, trên dưới đoàn kết thuận hòa, nhà nhà no đủ, khắp nơi rộn tiếng hát ca, công đức của Triều Lý muôn đời sáng mãi, trải hơn ngàn năm. Thành Thăng Long ngày xưa nay là Hà Nội mở rộng gấp nhiều hơn xưa.
 Triều đại nhà Trần (1225-1400) tiếp nối dòng chảy, Phật giáo thời Trần  còn phát triển hơn các thời đại trước. Trong triều đại từ vua đến quan đều biết Phật pháp. Vị vua thứ ba của triều Trần, là Trần Nhân Tông (1279-1293) 20 tuổi làm vua, 2 lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Năm 35 tuổi nhường ngôi cho con lên làm Thái thượng hoàng, năm 41 tuổi xuất gia tu học, hiệu Trúc Lâm Đầu Đà lập dòng thiền phái Trúc Lâm.
  Ngài đến tận Chiêm Thành để ngoại giao thực hiện mối đoàn kết với nước láng giềng, cùng nhau chống giặc phương Bắc, với công hạnh ấy, Ngài được nhân dân tôn vinh là Phật hoàng. Từ chuyến công du ngoại giao này, phong thái và đức độ đã cảm phục được vị vua Chiêm Thành là Chế Mân, xin làm con rể của Ngài, gả công chùa Huyền Trân làm vợ,  Chế Mân dâng hai Châu Ô và Châu Lý làm sính lễ. Đất nước Việt Nam không đánh không tranh mà thêm hai châu, nay là vùng đất Thừa Thiên Huế,
  Triều Hậu Lê (1427- 1789) thời vua Lê Hy Tông (1662-1716) vị vua thứ 21 nhà Hậu Lê và là vị vua thứ 10 thời Lê Trung Hưng, ông được đánh giá là vị vua anh minh, dưới triều vua đất nước ổn định thái bình. Vua Hy Tông để lại một câu chuyện về một bậc minh quân và đúc tượng vua cõng Phật ở chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc Hà Nội), vào thời vua Lê Trung Hưng, Phật giáo trong nước có biểu hiện suy vi, không còn đứng vững ở vị trí độc tôn, lúc này Nho giáo phát triển, nên nhiều người xem nhẹ Phật giáo. Đến thời vua Lê Hy Tông có quan dâng sớ tâu vua về những sai phạm, phá giới của một số tăng sĩ. Nghe lời tâu, vua đã ra sắc chỉ đuổi hết các sư về vùng thôn quê, hoặc lên rừng núi, ai không đi sẽ nghiêm trị. Từ đó các ngôi chùa trong kinh thành vắng sư đã tạo cơ hội cho tín ngưỡng mê tín vào chùa. Trước cảnh Tăng chúng phải chịu sắc chỉ rời chùa về nơi thôn dã, Hòa Thượng Tông Diễn, một vị sư có đạo hạnh và trí tuệ lúc bấy giờ đã tìm cách làm cho vua hồi tỉnh. Biết không thể mang danh nhà sư để gặp được vua. Hòa thượng Tông Diễn phải nhờ một vị quan tâu với vua : “ có một người được ngọc quý muốn dâng vua, tuy nhiên để ngọc quý linh nghiệm vua phải trai giới và cho một vị quan văn uy tín mở hộp đựng ngọc. Đúng hẹn, người mang ngọc đến dâng vua, nhưng khi mở hộp ra không thấy ngọc mà chỉ có tờ biểu. Vua truyền trị tội kẻ xấc xược, song vị quan mở hộp tâu, xin vua xem biểu tấu gì rồi trị tội cũng chưa muộn. Vua đồng ý, quan đưa tờ biểu lên đọc : “ Phật giáo tuy không phải ngọc, nhưng từ xưa đã được nghe, Phật giáo lấy trí đức làm đầu không gì sánh bằng, nên có câu, trí cao trời người trọng, đức lớn quỷ thần kinh. Nước ta, từ đời Lý, Trần các vua hết sức coi trọng Phật giáo, vì thế mà người theo đạo phật dốc lòng phò vua giúp nước, nên quốc gia hưng thịnh. Đạo Phật với lối sống lục hòa, chính tín và nhân quả, khiến người người biết thương yêu, kính trọng nhau,  bỏ điều xấu làm việc tốt, xem ra đạo Phật nếu biết dùng thì có lợi cho quốc gia còn hơn cả ngọc quý. Vậy tại sao nay đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã tắc”Nghe xong biểu tấu vua Hy Tông  chuyển ý, ngộ ra sự vi diệu của Phật pháp, vua cho mời Hòa thượng Tông Diễn vào và tuyên bố hủy sắc chỉ củ. Lại cho chọn những nhà sư đủ trí tuệ và nghiêm giữ giới luật được vào trụ trì các chùa trong kinh thành. Sau đó vua sai thợ khắc làm pho tượng vua cõng Phật trên lưng, để tỏ lòng sám hối tội lỗi hủy báng Phật giáo.
 Triết lý pho tượng vua cõng Phật không chỉ tôn trọng phật pháp, tôn vinh phật giáo, mà còn thể hiện sự thành khẩn trung thực, dám làm dám nhận, biết nghe lời nói phải, sai dám sửa. Vì thế dưới thời vua Hy Tông người tài cũng nhiều, việc tốt cũng lắm, nhân dân ca ngợi ông vua là ông vua anh minh để dân an nước thái.
  Thời Nguyễn (1600- 1945) Chúa Nguyễn Hoàng hay Nguyễn Thái Tổ, chúa Tiên (1525-1613) là vị chúa Nguyễn đầu tiên đặt nền móng cho vương triều Nguyễn lập kinh đô ở Huế ngày nay. Chúa Nguyễn cho xây dựng chùa Thiên Mụ.
   Thời đại Hồ Chí Minh (1945-1969 đến nay) , vào năm 1963 trong bối cảnh Phật giáo miền Nam, lúc bấy giờ bị chính quyền họ Ngô hà khắc. Hòa Thượng Thích Quảng Đức (1897-1963) một vị sự Phật giáo đã đỗ xăng tự thiêu tại Sài Gòn vào ngày 11-6-1963 để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Tấm ảnh chụp Hòa Thượng tự thiêu đã được truyền đi khắp thế giới và gây nên sự chú ý đặc biệt tới chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm. Phóng viên Malcom Browne đã giành giải thưởng ảnh báo chí thế giới năm 1963. Nhờ bức ảnh chụp cảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu.
 Sau khi chết Hòa Thượng được hỏa táng lại, nhưng trái tim vẫn còn nguyên vẹn không cháy. Đây được coi là biểu tượng của tinh thần vô úy xả thân vì Phật pháp. Phật tử suy tôn Ngài Quảng Đức là Bồ Tát, sự tôn vinh ấy càng làm tăng sức mạnh ảnh hưởng của vụ tự thiêu trước dư luận, và tăng sức ép của quốc tế đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, dẫn đến Tổng Thống Diệm phải tuyên bố đưa ra một số cải cách nhằm xoa dịu giới Phật tử. Tuy nhiên,  những cải cách như đã hứa đó không thực hiện, khiến tình hình trở nên xấu hơn.
 Khi phong trào phản kháng vẫn tiếp tục dâng cao, lực lượng trung thành với tổng thống đã tiến hành nhiều cuộc khủng bố chùa chiền. Cuối cùng cuộc đảo chính quân sự tháng 11-1963 cùng năm đã lật đổ chính quyền và giết chết anh em Ngô Đình Diệm. Việc tự thiêu của Ngài Thích Quảng Đức được coi như là một bước ngoặc trong cuộc đấu tranh của Phật giáo Việt Nam, góp phần dẫn đến xóa bỏ nền Đệ Nhất  Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam vào năm 1963. Mà cũng là tiền đề cho thế mạnh bên cách mạng (khối Cộng Sản) thắng lợi sau này 1975.
 Hay tin sự tự thiêu vô úy của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, từ Hà Nội thủ đô của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) đã làm câu đối tặng :
    Vì pháp thiêu thân, vạn cổ hưng huy thiên nhật nguyệt
     Lưu danh thiên cổ, bách niên chính khí rạng sơn hà.
 Câu đối của chủ Tịch Hồ Chí Minh dành cho tấm gương vô úy của một nhà sư vì chính nghĩa đã nói lên cảm mến sâu sắc, vì bảo hộ Phật pháp mà thiêu thân, vạn cổ cho đến nay hiếm có, việc làm huy hoàng, anh hùng đó sáng như mặt trăng, mặt trời, việc làm vô úy ấy sẽ được sử sách lưu danh hàng ngàn năm không quên, trăm năm về sau hào khí của việc làm rạng rỡ cho  sông núi Việt Nam. Câu đối ý nghĩa đó càng làm thêm nức lòng nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới trên con đường đấu tranh cho hòa bình và độc lập dân tộc.
  Thế mới hay Phật giáo Việt Nam thời đại nào cũng gắn liền với lịch sử dân tộc, thời đại nào Phật giáo cũng xuất hiện điển hình đáng trân trọng, thật đúng với nhận định : “ Phật giáo Việt Nam luôn là tấm gương giúp đời hộ quốc an dân”.
 (trích : Phật giáo trong dòng chảy dân tộc _ TS Bùi Hữu Dược- Vụ trưởng Vụ Phật giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ)  VHPG xuân Mậu Tuất -1-2-2018)

PHẬT GIÁO TRONG DÒNG CHẢY DÂN TỘC Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét