SẮC VÀ KHÔNG TRONG KINH BÁT NHÃ
Trong kinh Bát nhã hai từ “Sắc và Không”
gói trọn toàn bộ ý nghĩa của kinh. Trong kinh “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc”. Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Sắc có nghĩa là Không, Không có nghĩa là Sắc. Sắc cũng như Không, Không cũng như Sắc; Sắc bằng Không, Không bằng Sắc v.v….
Bây giờ chúng ta đem ví dụ danh từ
của khoa học để cho dễ hiểu: Sắc là phần
vật chất có thể nhận thấy bằng con mắt, Không là phần năng lượng không thể thấy bằng
con mắt thường được. Nên ta gọi nó không, nó không nhưng không mất, nên gọi nó Có. Nó có trong trạng thái giãn nở.
Các nhà khoa học tạo vật chất thành năng lượng, năng lượng là vật chất. Năng lượng tạo ra vật
chất. Ví dụ người ta đốt cây, đốt than, đun nước tạo ra dòng diện; Cây, than, nước v.v. là vật chất ta có thể thấy được, còn dòng điện chúng ta không thể thấy được;
Nhưng nó có sức vận hành mọi sự hoạt động của máy móc và cuộc sống con người
trên toàn thể giới. Các nhà khoa học nói rằng: Vật chất không bao giờ mất, nó chuyển từ trạng thái này qua trạng thái
khác mà thôi. Ở đây phần năng lượng tương đồng với Tâm, cho nên trong kinh nói “Tâm bao thái hư, lưỡng châu sa giới” tức là tâm bao gồm thế giới,
hay tâm có khắp cả thế giới. Đồng nghĩa
với điện có cùng khắp thế giới.
Vật chất là năng lượng hội tụ;
năng lượng hội tụ là vật chất. Vật chất giãn nở ra thành năng lượng, năng lượng hội tụ trở thành vật chất. Ví dụ nước
giãn nở ra bốc thành hơi nước, hơi nước
hội tụ lại thành mây, thành mưa, thành gió bão v.v…
Kinh Bát nhã nói “Sắc tức thị
Không, Không tức thị sắc” đồng nghĩa với: Vật chất (Sắc) là năng lượng; Năng lượng
(Không) là vật chất. Sắc tức Không, Không tức Sắc. Không là năng lượng, năng lượng tạo ra vất chất.
Tâm mình là năng lượng, tùy theo sự rung động của năng lượng (Tâm) mà
vật chất lên cao hay xuống thấp. Trường năng lượng (Tâm) rung động của tâm hướng
về lòng yêu thương và biết ơn thì năng lượng (Tâm sẽ thăng hoa. Còn năng lượng
(Tâm) không có sự yêu thương và biết ơn, thì trường năng lượng rung động sẽ đi xuống. Vì thế người có nhiều năng lượng yêu thương, tác động vào nước, nước biến thành thuốc bổ, biến thành thuốc hay trị chữa bá bệnh. Do người
giàu lòng yêu thương tác động vào đó mà nước có hiệu ứng tích cực. Nhà nghiên của
người Nhật khám phá ra sự kỳ diệu của Nước, ông viết ra hai đề tài: “Sự bí mật của nước”
và “Thông điệp của nước”. Chúng ta khởi niệm tốt, tâm tướng của ta hiền lành, chúng ta khởi niệm ác, tâm tánh của ta trở nên hung dữ. Vì trong cơ
thể chúng ta nước chiếm hết 70%. Nên mỗi
lần chúng ta vui hay buồn, máu trong người
chúng ta thay đổi ngay tức khắc; Sắc mặt vui hay buồn, lo hay sợ sẽ hiện ra trên gương mặt. Vì sao
người ta dùng từ “Gương mặt” vì gương nó phản ảnh trạng thái của Tâm vui hay buồn,
hạnh phúc hay đau khổ. Các thầy tướng số
dựa trên khuôn mặt của ta mà nói ra vận mệnh của mình là thế.
Khi tâm niệm lành thì tướng ta trở
nên đẹp đẽ, trở nên thùy mị, thong thả khoan dung v.v. vì thế muốn làm đẹp
chúng ta không cần phải đi thẩm mỹ viện, chỉ cần khởi tâm niệm lành là ta từ xấu trở
nên đẹp, từ đẹp lại càng đẹp hơn. Đó là
bí quyết làm đẹp không tốn tiền mà an toàn 100%. Sở dĩ Phật có 32 tướng tốt 80
vẽ đẹp là do Phật đã huân tu nhiều đời về thiện nghiệp, nên đời đời sanh ra trong dòng quý tộc giàu có,
thân tướng đoan trang đẹp đẽ là vậy.
Người có tâm niệm ác, tâm niệm khổ đau, lo buồn, nhìn vào thấy không còn đẹp, dù có đẹp cũng trở nên xấu. Ví thế các nhà tướng
số, nhìn tướng biết được số mệnh của mỗi
người. Gọi là nhìn tướng thấy được số là vậy. Tướng số ẩn chứa nghiệp lành hay
nghiệp ác của mỗi người, hiện trên gương
mặt. Mặt là tấm gương luôn phản chiếu nổi vui buồn , giận hờn, ganh tỵ, ghen tức, lo âu v.v. của con người trên gương mặt. Tướng
của mình nó hiện trên gương mặt, trên giọng
nói, trên tướng đi v.v.
Trong kinh nói: “Tướng tự tâm sanh, tướng tùng tâm diệt”. Vậy tướng và số có thể
thay đổi được không? Với các học thuyết thế gian không có phương pháp thay đổi
tướng số, nhưng trong Phật học việc thay
đổi tướng số là việc bình thường không khó. Như vật theo Phật học tướng số có
thể thay đổi được. Tướng thay đổi được
thì số sẽ thay đổi. Vậy thay đổi từ đâu? Từ tâm. Gương mặt chúng ta có 300 cơ, muốn thay đổi thì khởi niệm lành, niệm biết ơn. Niệm lành làm cho tâm ta trong
trạng thái buông thư, năng lượng luôn có
sự bình an. Chúng ta thực tập ba việc để có năng lượng lành:
- Luôn
phát khởi niệm lành
- Luôn ý thức về thân mình, luôn quan sát tâm, không để tâm chạy theo vọng tưởng.
- Không khởi niệm, niệm không khởi, tâm ở trạng thái thanh tịnh, thì nó ở trạng thái thiện. Nó đổi tướng của
mình từ một con người bình thường, phàm
phu thành bậc Thánh hiền từ. Vua Trần Nhân Tông là một thiền sư đắc đạo, thấu triệt được lý Sắc -Không ông làm bài kệ rằng:
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói thì ăn, mệt nghỉ liền
Trong nhà có báu, thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.
Vô Tâm ở đây là đạt đến trạng thái Thiền, không còn vướng mắc bất cứ điều gì. Chứ không
phải vô tâm theo kiểu “mặc kệ” theo kiểu
“vô cảm”. Còn đói thì ăn, mệt thì ngủ là
đối với người đã thực chứng được trạng thái thiền “vô tâm”. Cho nên đừng lầm tưởng,
cứ đói ăn, mệt ngủ, mệt nghĩ thì biến thành ma thành quỷ biếng lười
đấy!
Vô tâm ở đây là thiện, là thanh tịnh, vì thế thay tâm đổi tánh, từ ác qua thiện, từ thiện đến vô tâm. Vô tâm ở đây vượt trên chấp
thiện và chấp ác mới chạm được tự tánh chân thực của mình. Nên ngài Huệ Năng
khai thị cho Huệ Minh, bằng hỏi: “Không
nghĩ thiện, không nghĩ ác, là cái gì của Huệ Minh?”. Nghe xong câu hỏi đó
Huệ Minh ngộ ra Tự tánh cúi đầu lạy tạ sám hối xin làm đệ tử. Để rõ “Sắc và
Không” trong kinh ta tạm đem ví dụ để hiểu và sáng tỏ được Tự tánh của mình, khi đã sáng tỏ được tự tánh cứ thế mà nghiệm
biết “ông chủ” của mình luôn ở bên mình không đi đâu hết./.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét