VỚI GIA ĐÌNH BỆNH NHÂN
Muốn được ban hộ niệm , hộ
niệm cho người thân, gia đình bệnh nhân cần phải:
1- Tin tưởng vào Phật pháp,
thật lòng muốn được hộ niệm cho người thân mình được vãng sanh Tây phương Cực
lạc. Gia chủ hoặc đại diện gia đình phải trực tiếp liên lạc mời BHN. Đây là
nguyên tắc.
2- Trước khi hộ niệm, BHN cần
gặp và nói chuyện với gia đình hầu báo những quy tắc hộ niệm. Gia đình cần phải
chấp nhận những điều kiện nầy. BHN không thể hộ niệm nếu gia đình không đồng ý
làm theo. Nếu có gì khó khăn xin nói rõ với BHN
trước khi khởi sự hộ niệm.
Gia đình cần chú ý những điểm sau đây:
3- Việc hộ niệm hoàn toàn do
lòng thiện nguyện, BHN tuyệt đối không nhận bất cứ một sự trả ơn và thù lao nào cả.
4- Cần dọn một nơi sạch sẻ, trống trải trang
nghiêm. Phòng chỉ trang bị tôn tượng Phật A Di Đà hoặc Tây phương Tam Thánh.
Việc nầy BHN sẽ sắp xếp để phù hợp với phương cách hộ niệm.
5- Gia đình cần phải nhất mực
tin tưởng, tích cực thực thi việc hộ niệm và sẳn sàng làm đúng theo sự hướng
dẫn của BHN.
6- BHN chỉ có niệm Phật hộ niệm
cho người bệnh vãng sanh, không tụng kinh cầu an hoặc cầu bình phục. Gia đình
không nên xen tạp những hình thức nầy trong lúc đang hộ niệm. Nên nhớ, càng xen
tạp càng khó vãng sanh.
7- Thân nhân cần phải hiểu rõ điều này: Hộ niệm
là niệm Phật cầu xin cho người bệnh được vãng sanh, chứ không phải cầu cho hết
bệnh. Nếu báo thân chưa mãn phần thì nhờ lòng chí thành tin tưởng mà được cảm
ứng đạo giao, Phật lực gia bị người bệnh tự nhiên sẽ được bình phục, nếu báo
thân đã mãn thì được Phật A Di Đà phóng quang tiếp độ vãng sanh về nước Tịnh
độ. Còn nếu cầu xin cho hết bệnh, thì bệnh sẽ không giảm, ngược lại, nếu đến kỳ
số phần đã hết thì chắc chắn người bệnh sẽ mất phần vãng sanh.
8- Gia đình phải nhất mực kiêng
cữ sát sanh, dù là những loài vật nhỏ như kiến, ruồi muỗi v.v .. từ khi bắt đầu
hộ niệm và suốt 49 ngày sau khi người bệnh ra đi. Nấu ăn cần gọn nhẹ, tránh
những mùi thức ăn xông tới chổ hộ niệm. Thân nhân nên ăn chay trong suốt thời
gian nầy.
9- Nếu như trong nhà có súc
vật như mèo, chó v.v.. thì nên nhót
chúng lại, hoặc canh chừng cẩn thận không để chúng lai vãng đến gần.
10-Trong khi đang niệm Phật hộ
niệm, người thân, con cháu, quyến thuộc . . .không được khóc lóc, ôm ấp, than
vãn, gây ồn náo, thăm hỏi vẩn vơ gây rối tâm người bệnh.
11- Người nhà cần phải tham gia
hộ niệm, nhưng phải tuân theo sự hướng dẫn của BHN , Không được tự ý thêm bớt
hoặc cố tình thay đổi cách hộ niệm.
12- Nếu đang ở bệnh viện, một
khi bác sĩ thông báo không còn cách cứu chữa, gia đình nên sớm xin xuất viện để
về nhà lo việc hộ niệm là điều tốt nhất.
13- Nếu bất đắc dĩ phải nằm tại
bệnh viện thì gia đình cần nên liên hệ với bác sĩ, xin chuyển đến một phòng
riêng yên tỉnh và yêu cầu giảm lượng thuốc mê . . nhằm giúp cho bệnh nhân thêm
phần tỉnh táo. Khi đã tắt hơi rồi không được rút kim, chỉ nên khóa tất cả ống
thuốc, dưỡng khí, và không đụng đến thân thể ít nhất trong vòng 8 tiếng đồng hồ
để niệm Phật hộ niệm.
14- Ngoài ra, nếu có điều gì
cần thiết thông báo trong lúc hộ niệm, thì xin trực tiếp với trưởng BHN. Không
nên bàn với các vị đang niệm Phật hộ
niệm.
15- Gia đình cần chú ý thực
hiện đầy đủ các điều trên đây. Nếu không
BHN sẽ đình chỉ sự hộ niệm. Mọi hình thức hộ niệm sau đó chỉ là do cá nhân thực
hiện lấy.
(Trích lại của Diệu Âm - Trong
quyển Sự kiện quan trọng nhất trong đời người: pháp sư Tịnh Không)
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét