HẠNH
Có tín chân nguyện thiết, nhưng nếu không thực hành tu tập,
thì cũng như người bệnh tuy muốn uống linh đơn diệu dược để trị bệnh, hòng thân
thể khoẻ mạnh, kéo dài mạng sống, nhưng lại không uống theo đơn trị liệu, thì
linh đơn diệu dược này cũng chẳng ích gì, không thể có hiệu quả đây cũng như
vậy. Cho nên tín đã lập, nguyện đã đủ, cần phải có thêm hạnh trợ giúp, Đại khái
hạnh có ba thứ:
A / Thông hạnh:
Một là hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ sư trưởng, cứu giúp sinh linh. Hai là, đầy
đủ tướng quy y phật pháp tăng, trì giới tu các pháp lành. Ba là, có tâm tự
giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, tin sâu nhân quả. , khuyến hoá người tu học.
Ba hạnh này là hạnh thông thường của
người tin Phật, và kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật lấy hạnh này làm trọng yếu trên
bước đường vãng sanh Cực Lạc.
B/ Chánh hạnh: Chánh hạnh tức là niệm
danh hiệu Phật A Di Đà, vì cầu vãng sanh Cực Lạc, chỉ chuyên nhất niệm một danh
hiệu A Di Đà Phật. Niệm Phật A Di Đà có giác tánh niệm, Quán tướng niệm, trì
danh niệm. Theo như hiền triết cổ kim chứng nghiệm bản thân nói, thì đơn giản
nhất, diệu dụng nhất là trì danh niệm Phật, pháp trì danh niệm Phật lại có ba
loại:
1/ Niệm định công khoá mỗi ngày: Lại
có hai:
a/ Là mỗi buổi sáng thức dậy, sau khi súc miệng rửa mặt xong,
đến trước tượng phật, hoặc kinh Phật, thân trang nghiêm hướng về tượng phật,
xướng quy y phật lạy một lạy, quy y Pháp lạy một lạy, quy y Tăng lạy một lạy. Xướng
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật lạy một lạy, Nam mô Tây Phương Thế Giới Đại
Từ Đại Bi A Di Đà Phật ba lần ba lạy. Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam mô
Đại Thế Chí Bồ Tát, Nam mô Phổ Hiền, Bồ Tát, mỗi vị một lạy. Rồi sau đó hoặc
quỳ hoặc ngồi, hoặc đứng tuỳ ý. Khởi niệm phát nguyện:
Quy
mạng lễ A Di Đà Phật,
Ở phương Tây thế giới an lành,
Con nay xin phát nguyện,
Nguyện
vãng sanh
Cuối
xin Đức Từ bi nhiếp thọ
Nam
mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới Đại từ Đại Bi A Di Đà Phật hoặc niệm ra tiếng,
hoặc niệm thầm, sáu chữ hồng danh Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật. . .
. tuỳ hơi thở dài ngắn, mỗi hơi 10 tiếng, hoặc 5 tuỳ, niệm 10, 30, 108 v. v khi
nào không niệm nữa, niệm qua Quan Thế Âm, Đại Thế Chí và Liên Trì Hải Hội lạy
một lạy rồi tụng bài kệ phát nguyện hồi hướng vãng sanh.
Nguyện đem công đức niệm Phật
Trang nghiêm cõi Phật
tịnh độ
Trên đền bốn ân nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có kẻ thấy nghe
Đều phát lòng Bồ Đề
Khi hết báo thân này
Đồng sanh qua cõi Cực
lạc
Rồi tiếp đọc bài:
Nguyện sanh Tây Phương
Tịnh độ trung
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ.
(Nguyện sanh Cực Lạc cảnh phương Tây- Chín
phẩm hoa sen làm cha mẹ- Hoa nở thấy Phật ngộ vô sanh -Bồ Tát bất thối làm bè
bạn)
Nguyện
đem công đức nầy, hồi hướng khắp tất cả đệ tử và chúng sanh, đều trọn thành
Phật đạo. Nếu y như đây ngày ngày hành
trì không gián đoạn (một lần hoặc hai lần trước khi đi ngủ sau khi thức dậy
trong mỗi ngày), đến khi mạng chung chắc chắn vãng sanh nước Phật. Nếu như
những người vì nhiều công việc, hoặc không có nơi thờ Phật trang nghiêm, thì
không cần phải đối trước tượng Phật, mà chỉ niệm danh hiệu Phật A Di Đà và tụng
bài kệ hồi hướng cũng đủ công đức vậy.
b/
Định công khoá mỗi ngày mấy lần, niệm bao nhiêu giờ, lần chuổi niệm Phật. Mỗi
ngày định khoá niệm mấy trăm ngàn mấy vạn tuỳ ý, nhưng phải tăng dần không để
giảm sút. Mỗi thời đều lễ bái xướng tụng như trên, theo đó mỗi ngày hành trì
không gián đoạn, lâm chung quyết định vãng sanh.
2/ Hằng thời tuỳ
duyên niệm: Trong tất cả thời. tất
cả chổ, tuỳ tất cả duyên, làm tất cả việc, đi đứng nằm ngồi, nói nín động tịnh,
thấy nghe hiểu biết, sắc thanh vị xúc, tâm suy nghỉ, ý quán sát, tức nhiếp sáu
căn bằng danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật. Nếu thấy con vật bị giết mà không thể
cứu, nên niệm Nam mô A Di Đà Phật, độ thần thức nó vãng sanh tịnh độ. Nếu gặp
người bệnh mà không thể cứu, nên niệm Nam mô A Di Đà Phật. quên đi đau đớn mà
vãng sanh an lạc, đồng thời nên thuyết cho họ nghe về niềm vui ở cõi Cực lạc và
nguyện lực của Phật A Di Đà, khuyên họ chuyên niệm Phật cầu sanh Tây phương. Nếu
gặp những kẻ nhàn hạ, nên niệm Nam mô A Di Đà Phật, mong họ tỉnh lặng không
móng khởi tạp loạn. Nếu gặp người lao động vất vã, nên niệm Nam mô A Di Đà
Phật, mong họ siêng năng, mùa màng bội thu, khiến được yên nghỉ. Nói tóm lại,
chỉ là một câu Nam mô A Di Đà Phật tịnh niệm tương tục mà thôi. Nhưng hạnh này
thật không dễ hành, tốt nhất nên kiêm tu niệm định công khoá mỗi ngày nữa,
ngoài công khoá đã định mỗi ngày, chính là tu hằng thời tuỳ duyên niệm này. Như
vậy thật là trăm ngàn ổn thoả.
3/
Kỳ hạn thủ chứng niệm Phật: Sau khi
thôi nghỉ việc đời, bỏ hết gia duyên, hoặc một mình, hoặc cùng thiện hữu trí
thức, hoặc ở chùa hoặc ở tịnh thất, hoặc kỳ hạn một ngày cho đến 7 ngày, 7 ngày
cho đến 49 ngày, một năm ba tháng, cho đến một năm, một vài năm cho đến trọn
đời, lễ kính Phật pháp, Sám hối tội chướng, Tụng kinh tịnh độ vãng sanh, và các
kinh Đại thừa, lòng lúc nào cũng phát nguyện cầu sanh Cực lạc, ngày đêm sáu
thời đi đứng nằm ngồi, không rời câu A Di Đà Phật, kỳ hạn cho mình Phải niệm
thành nhất tâm bất loạn, thân chứng niệm phật Tam muội, hiền tiền tức được thấy
rõ ràng tịnh độ Tây phương an lạc và chư Phật chư đại Bồ Tát câu hội nhứt xứ,
vậy thì tuy chưa xả báo thân ở cõi Ta bà, nhưng đã chứng được quả Cực Lạc rồi
vậy. Cho nên những người tu theo hai cách trên, mỗi năm nên tổ chức niệm phật
bảy lần là tốt nhất.
C/ Trợ hạnh:
Tuỳ tài tuỳ sức tu hành bố thí
tài, như là ấn tống kinh điển, xây chùa tạo tượng, trai tăng phóng sanh, xây
dựng cầu cống, uỷ lạo giúp đỡ người nghèo khó, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già
cô độc. Tuỳ hỷ tuỳ sức tu hành bố thí pháp, như là hiếu dưỡng cha mẹ, dạy người
hiếu dưỡng với cha mẹ, giúp đỡ nước nhà, dạy người giúp đỡ nước nhà, thọ Tam
quy, dạy người thọ Tam quy, hành trì năm giới, dạy người hành trì năm giới, tự
niệm Phật A Di Đà dạy người niệm Phật A Di Đà, mình tụng kinh điển Đại thừa dạy
người tụng đọc kinh điển đại thừa, cho đến mở pháp hội lớn, xây dựng đại pháp
tràng.. . Nói tóm lại, phàm làm những
điều lành, không điều gì là không tự nêu gương, và nhất nhất đều hồi hướng vãng
Tây phương Cực Lạc, không cầu phước báo trời người thì vạn thiện đồng quy, đồng
quy tịnh độ.
Là người tu pháp môn tịnh độ,
như bỏ hết chỉ nắm lấy một vật. Tín như con mắt, cần phải nhìn thấy cho rõ
ràng, đích xác vật ấy, chính xác là vật đáng lấy, chính xác là vật ta có khả
năng lấy, sau đó mới lấy nó. Hành như đôi chân, cho dù từ xa mắt đã thấy mà
chân không bước thì không thể lấy, rồi chân bước mà không giương tay ra nắm lấy
thì cũng không thể được. Như vậy phải vận hành cả mắt tay chân mới lấy được vật.
Cho nên không chỉ có Tín mà phải có cả Hạnh và có cả Nguyện, thiếu một rong ba
thứ Tín Hạnh Nguyện thì không thành, Phật thừa diệu giác gọi là TÍN, NGUYỆN,
HẠNH. Đích thật có đủ ba yếu tố ấy, thì niệm Phật A Di Đà nguyện vãng sanh Tịnh
độ nắm chắc có phần không sai lạc vậy Tín Hạnh Nguyện, còn gọi Tín hạnh, Tín nguyện. /.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét