NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG VÃNG SANH
1/ Có nhân mà không có duyên: Người tu
tập mà lúc lâm chung không có sự hộ niệm. Người lúc còn mạnh khoẻ có tu tập
niệm Phật, nhưng sự tu tập không chín chắn, không thiết tha, tu tập lơ là. Đến
lúc lâm chung thiếu hộ niệm, thì không đủ sức vãng sanh. Do thiếu tự lực,và tha
lực lúc tâm chung tâm không chánh niệm để niệm Phật dễ rơi vào con đường xấu
ác, do đó không được vãng sanh.
2/ Có duyên mà không có nhân: Người lúc
chết may mắn có sự hộ niệm, nhưng lúc sinh thời không tu tập, không phát nguyện
cầu vãng sanh, lúc gần chết cũng không chịu quay đầu, thì dù có hộ niệm cũng
chưa chắc vãng sanh.
3/ Có nhân lại có duyên: Là người có tu
tập lại được hộ niệm lúc lâm chung, cũng có thể không vãng sanh . Vì sao vậy?
Nếu người có tu tập mà không cầu vãng sanh, thì dù lúc chết có hộ niệm cũng
không được vãng sanh. Thứ đến người có tu tập nhưng tâm không quyết liệt, lúc
lâm chung tâm chi phối bởi tham luyến, sận hận và mê mờ thì không được dự phần
vãng sanh.
Ba trạng thái lúc lâm chung không vãng sanh:
a/Trạng thái lưu luyến (tham ái). 1-Tham ái, hoặc lưu luyến: Hoặc vợ
hoặc chồng, con, cháu. 2- Tham tiếc tài sản 3- Luyến tiếc danh vị quyền chức
mình đang có . 4- Luyến tiếc thân mạng và nhan sắc của mình.
b/ Trạng thái sân giận: Người sắp lâm chung mà có sắc thái thù hèn, oán ghét, tức giận lo buồn, chán nản,
bực bội .
c/ Trạng thái si cuồng: Người lúc chết trong trạng thái mê mờ. Như
chết vì say rượu, say bia, ma tuý, vì tiêm hoặc uống thuốc mê. Người này chết
trong trạng thái này gọi là si cuồng không khởi niệm cầu sanh Tây phương hoặc
khởi tâm niệm Phật được, hoặc có người hộ niệm cũng không hay không biết nên
khó đạt dự phần vãng sanh.
Ngài Mục Kiền Liên thấy tội nhân
ở địa ngục tự lấy nước đồng sôi đỗ vào miệng mình, chết đi sống lại, vẫn tiếp
tục làm như cũ. Địa ngục này gọi là địa ngục tự hành hạ mình.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét