NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT CỦA NGƯỜI NIỆM PHẬT
CẤU SANH TÂY PHƯƠNG
Chúng sanh trong thời nay căn cơ
thấp, nghiệp chướng nặng nề, tâm lực quá yếu, không đủ sức đạt đến cảnh giới
niệm Phật tam muội, hay nhất tâm bất loạn. Ngược lại vọng niệm nhiều, ma chướng
quá mạnh, oán thân trái chủ trùng trùng, tất cả những lực lượng này sẽ dồn lại
công phá lúc lâm chung, làm cho người ra đi không vượt thoát được chướng ngại.
Chính vì thế dù có niệm Phật, vẫn khó thoát nạn. Nếu được hộ niệm, thì nhờ lực
hộ niệm của đại chúng giúp cho họ dễ dàng vượt qua chướng nạn mà dự vào phần
vãng sanh.
Hộ niệm là gì? Hộ niệm là niệm
Phật hổ trợ cho người sắp chết xả bỏ báo thân, biết rõ đường về Tây phương Cực
Lạc, chứ không phải niệm Phật để cho người bệnh dễ chết.
Hộ niệm là giúp cho người bệnh
luôn luôn được đại lợi ích đại an lạc. Nếu phần số đã mãn thì được an toàn vãng
sanh, tránh các cạm bẩy hiểm nghèo, không bị lạc vào các đường xấu ác. Nếu phần
số chưa mãn, thì nhờ vào tín, hạnh, nguyện đầy đủ mà được cảm ứng sự gia trì
của Phật, bệnh tình thuyên giảm, nhiều khi được bình phục sống thêm nhiều năm nữa.
Người tu theo pháp môn tịnh độ,
niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương cần phải hiểu rõ hai điều quan trọng là,
niệm Phật phát nguyện cầu vãng sanh Tây phương và hộ niệm cho người sắp lâm
chung sanh Tây phương.
Nếu người niệm Phật mà không
phát nguyện cầu sanh Tây phương, thì người đó chỉ được hưởng phước hửu lậu ở
hiện tại, nhưng lúc lâm chung dù có niệm Phật hoặc có người trợ niệm thì người
ấy cũng chưa bảo đảm dự phần vãng sanh. Trái lại người niệm Phật có phát nguyện
cầu sanh Tây phương nhưng lúc lâm chung cũng chưa chắc dự phần vãng sanh. Vì
sao? Vì bình thường người ấy sức niệm Phật và sự phát nguyện chưa cao, chưa
quyết liệt, lúc còn sống hành trì thưa thớt lơ là, không chuyên nhất, không
liên tục. Đến lúc lâm chung nghiệp lực mạnh hơn nguyện lực nên khó mà dự phần
vãng sanh. Thứ đến lúc lâm chung các căn nghe nhìn yếu đi, tâm trí cũng yếu
theo, nếu không có hộ niệm thì người đó khó được vãng sanh. Cho nên lúc gần lâm
chung có ban hộ niệm trợ giúp là điều tối cần thiết cho một đời người tu học
cầu vãng sanh.
Vì lý do gì chúng ta cần phải
phát nguyện cầu vãng sanh Tây phương Cực Lạc thế giới phật A Di Đà? Vì thế gian là quán trọ, con người là lữ
khách đến rồi đi, không có ai sống trên trăm năm, không sớm thì muộn, trước sau
ai cũng phải đi qua cửa ải sanh và tử.
Ta
bà khổ, Ta bà lắm khổ
Có
bao người xét cho tột chổ
Tịnh
độ vui, Tịnh độ nhàn vui,
Cảnh
thanh minh sen báu ngạt mùi
Nào
ai có biết cái vui triệt đáo.
Cầu sanh Tây phương là điều tối
cần và tối quan trọng, nếu một đời nay không vãng sanh thì đợi đến kiếp nào,
cho nên phải gấp cầu vãng sanh.
Ta bà khổ, Ta bà quá khổ, xét
như thế ta cần gấp cầu vãng sanh Tây phương và khuyến hoá mọi người cầu sanh
Tây phương.
Con người ở cõi này, xét về
thân thì luôn luôn đau bịnh hoành hành, đói lạnh ép nghẹt, nóng bức dày vò cơ
thể. Xét về tâm thì trí huệ mê mờ, nghiệp lực dẫy đầy, buồn vui lẫn lộn. Xét về
hoàn cảnh lúc bình yên lúc giặc dã chiến tranh, ngoài ra nào là cướp giật, lừa
đảo, rượu chè cờ bạc v.v . Về chính trị lúc tự do lúc hạn chế không thường. Xét
về đạo, chánh tà lộn xộn ma phật khó phân. Thầy tà bạn ác dẫy đầy khó tìm ra
nơi chổ tu học chân chính. Xét về thời tiết, gió mưa, bảo lụt bất thường, nóng
lạnh luôn luôn xuất hiện, sóng thần động đất, núi lửa, dịch bệnh, thiên tai,
môi trường biến đổi. Xét chung từ thân cho đến tâm và hoàn cảnh bên ngoài tất
cả đều nằm trong sự biến động không ngừng, khổ nhiều vui ít.
Cho nên việc cầu vãng sanh và hộ
niệm vãng sanh rất cần thiết mà nhiều người niệm Phật chưa quan tâm, ít ai để ý
đến. Vậy có mấy trường hợp cần hộ niệm như sau:
1- Hộ niệm cho
người thân còn khoẻ mà tâm bị bịnh.
Người thân khoẻ mà tâm bịnh là người như thế
nào phải hộ niệm? Là người tuy thân còn khoẻ không bịnh tật, nhưng tâm họ luôn
bị phiền não dày vò. Nói về tâm bịnh thì không ai không có, nào là buồn vui khổ
luỵ hằng ngày trong chúng ta là tâm bịnh. Khi ta niệm Phật, hoặc cùng liên hữu
niệm Phật tức là lúc ta đang hộ niệm.
2- Hộ niệm cho
người sắp sửa chết.
Một khi có người sắp chết, hoặc trước đó có tu
hay không tu, chúng ta nên cần phải hộ niệm cho họ. Vì lúc gần chết cận tử
nghiệp rất mạnh, cận tử nghiệp phần nhiều là xấu, như chiếc xe gần lao xuống
vực thẳm ta dùng sức nhiều người kéo lại để xe khỏi rơi xuống vực sâu, hộ niệm
cũng thế.
3- Hộ niệm cho
người sau khi chết.
Không những hộ niệm cho người
sắp chết, mà ta cũng hộ niệm cho người sau khi chết, tắt hơi khoảng 3,4 tiếng
sau chúng ta niệm Phật hộ niệm. Và những ngày sau khi chôn cất, tuần 7 ngày, 21
ngày 49 ngày. Trong vòng 49 ngày tiếp tục đối diện bàn Phật và bàn linh niệm
Phật hộ niệm vẫn tốt. Hoặc tuần giáp năm, tuần mãn phục, ngày giổ kỵ của hương
linh vẫn niệm Phật hộ niệm hồi hướng vãng sanh đều được.
4-
Hộ niệm cho người khi thân thể đau bịnh chết không
xong mà sống không yên.
Những người đau bịnh liên miên,
chết không được mạnh cũng không lành, là do nghiệp báo hoành hành, ta nên cần
hộ niệm, khuyên người bệnh tinh tấn niệm
Phật, làm các phương pháp kèm theo như sám hối, phóng sanh, làm phước, thí thực
, giải oan để hồi hướng cho người bệnh, để tội diệt phước sanh thì một là họ sẽ hết bịnh, hai là họ sẽ vãng sanh sớm,
thân thể không bị bịnh dày vò nữa.
5- Hộ niệm cho
người đã chết nhiều tháng, nhiều năm.
Đạo Phật quan niệm con người sau
khi chết không phải là hết, mà tuỳ theo nghiệp lực hoặc thăng hoặc trầm, hoặc
chưa thăng và trầm. Nếu còn sống là người làm những việc độc ác thì sau khi
chết thần thức họ đi vào ba cảnh giới xấu, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Nếu
người còn sống là hiền lương đạo đức sau khi chết thần thức thác sanh vào ba
cõi lành, trời, người, a tu la. Còn
người bình thường không làm ác không làm thiện thì sau khi chết chưa đoạ và
cũng chưa sanh, thần thức họ còn vẫn vơ đây đó. Danh từ Phật học gọi họ là thân
trung ấm, hay thân trung hữu. Thân trước gọi là thân tiền ấm, tức thân bằng
xương bằng thịt. Sau khi chết được đầu thai làm người, làm trời, hay địa ngục,
ngạ quỷ, súc sanh là thân hậu hữu. Khoảng giữa hai thân trước và sau gọi là
trung ấm thân. Nói gọi là thân, nhưng mắt trần con người không thấy được, chỉ
có con người đồng cảnh giới với họ mới thấy nhau, và chư Phật Bồ tát, hiền
thánh mới thấy được họ. Thân trung ấm rất linh hoạt, nhìn xa thấy rộng, xét
biết được tâm ý con người trần chúng ta muốn gì nghĩ gì họ đều biết trước. Và
họ không bị trở ngại bởi đường xá , sông ngòi núi non, tường vách, ở đâu họ
muốn đến thì đến trong nháy mắt, giống như thông tin điện thoại của chúng ta
bây giờ.
Thức ăn của thân trung ấm họ
không ăn bằng miếng, bằng nhai nuốt như ta mà họ hưởng bằng mùi hương, cho nên
gọi người chết là hương linh. Vậy cúng thức ăn họ có ăn không? Khi cúng nếu họ
có đủ duyên được dự thì họ được ăn như ta, nhưng chỉ hưởng mùi của thức ăn, Trừ
những hương linh nhập xác người sống thì họ ăn cả cái lẫn nước và nùi hương.
d Y c
Phương pháp hộ niệm. Niệm Phật A
Di Đà không phải chỉ để hộ niệm cho những người đã chết và sắp chết mà nó phổ
cập cho mọi người đang còn sống. Pháp môn niệm Phật không phải niệm cầu đến chổ
chết, mà nó hàm tàng khi còn sống, không những độ sự chết mà độ cho sự sống.
Niệm Phật là trở về với tánh biết của mình, tánh biết là sự sống vô lượng, thân
xác chúng ta thì hữu hạn còn tánh biết chúng ta thì vô cùng. Thân thì hạn lượng
trong trăm năm là cùng, nhưng tâm thức thì vô lượng.
Những người niệm phật thuần thục
được nhất tâm bất loạn, khi lâm chung có cần sự hộ niệm không?
Người mà niệm Phật được nhất tâm
bất loạn, thì lúc lâm chung nhất định được vãng sanh, dù có hộ niệm hay không
hộ niệm họ vẫn dự phần vãng sanh. Nhưng cũng rất cần hộ niệm, vì sao thế? Vì
nhờ có hộ niệm mà được nhiều người chứng kiến sự tự tại lúc ra đi và thoại
tướng vãng sanh. Những thoại tướng của một người vãng sanh nó sẽ gây ảnh hưởng
tốt cho những người đang tu tập một sự ham muốn không ngừng. Nó sẽ tạo niềm tin
cho những người chưa tin và đã tin pháp môn niệm Phật. Niệm Phật được vãng sanh
và hộ niệm cho người được vãng sanh nó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nhiều người
chưa tin, tận mắt họ thấy những sự cát tường lúc lâm chung. Sự vãng sanh có
thoại tướng tốt, có triệu chứng đẹp là một minh chứng để xoá tan những nghi nghờ về pháp môn niệm phật.
Một sự vãng sanh là một cơ hội khích lệ
cho nhiều người phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh, và phát tâm mạnh mẻ
tham gia vào các ban hộ niệm, ngày càng đông hơn mạnh hơn.
Một sự vãng sanh được diển ra sẽ
giảm bớt những tập tục mê tín nhiều đời còn lưu lại trong tâm thức mọi người
chưa tháo gở được. Người niệm Phật được vãng sanh, nếu được mọi người biết đến,
được nhiều người tin theo tu tập thì phước vãng sanh của người đó tăng lên.
Người niệm Phật đã được vãng
sanh, sau khi chết thân nhân có cần làm tuần thất cầu siêu không?
Giả như người đã chết được vãng
sanh, chúng ta chưa biết họ vãng sanh ở phẩm vị nào, cho nên ta cần phải làm
tuần thất cầu siêu, bái sám tụng niệm để bồi thêm công đức, đồng thời tạo cho
con cháu noi gương trên tinh thần hiếu nghĩa, và là dịp bố thí cùng siêu độ cho
những vong linh còn vất vưởng chưa siêu thoát.
Vãng sanh dựa trên những tiêu
chuẩn nào?
Có ba yếu tố để được vãng sanh:
Đó là tự lực, tha lực và pháp lực.
1/ Tự lực là tin mình có khả năng thực hành pháp môn này. Tự mình tinh
tấn niệm Phật và phát nguyện cầu sanh Tây phương.
2/ Tha lực là chính bản thân mình phải tin vào từ lực của Phật A Di Đà,
tin cõi nước Cực Lạc, Tin lời Phật Thích Ca nói không sai.
3/ Pháp lực là tin vào pháp môn, tin lời dạy của Phật, tin vào 48 đại
nguyện của Phật A Di Đà, tin vào công năng diệu dụng của câu lục tự Di Đà. Tin
pháp môn như tin con thuyền có khả năng chở người qua sông mà không bị chìm
Ba cái hợp nhất thì được vãng sanh.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét