BA
ĐẶC ĐIỂM VÀ NĂM THÙ THẮNG PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Ba đặc điểm: Pháp môn tịnh độ so với các pháp môn khác có
những điểm đặc biệc mà các pháp tu khác không có như:
a/ Dễ hành, dễ vãng sanh, dễ
thành tựu, một đời làm xong.
Tất cả các pháp môn khác đều dùng tự lực mà tu. Pháp tịnh độ dùng tự lực và tha lực. Như
thuyền với sức chèo chống cùng với xuôi nước, xuôi gió mau đến chốn.
b/ Đới nghiệp vãng sanh: Còn
nghiệp chướng, phiền não cũng được vãng sanh. Trong khi các pháp môn khác không
có, cần phải sạch hết phiền não mới thành quả chứng. Vì pháp môn tịnh độ là
pháp Đại thừa viên đốn, thâu nhiếp ba căn, dung nhiếp các thừa giáo. Thâu nhiếp
ba căn, phổ cập thời gian không gian không trở ngại.
Vua Di Lan Đà nghi vấn đới
nghiệp vãng sanh, hỏi Tỳ kheo Na Tiên rằng: Những người tội dày phước mõng làm
sao vãng sanh được ?
Na Tiên Tỳ kheo đem một ví dụ để
trả lời: Ví như có một tảng đá lớn muốn đem qua bên kia sông làm sao qua sông
mà không bị chìm? Thì người ta dùng một chiếc thuyền lớn để tảng đá trên đó,
thì tảng đá không những không bị chìm mà còn được đưa qua bên kia bờ một cách
nhẹ nhàng an toàn. Trái lại một viên sỏi nhỏ thả xuống nước thì chìm tại chổ.
c/ Bất thối chuyển: Tu pháp môn
tịnh độ khi đã được vãng sanh, dù là vãng sanh bực thượng, bực trung hay bực hạ
rồi không bao giờ người vãng sanh còn thối đoạ lại , nên gọi là bất thối
chuyển. Vì điều kiện tu tập ở trên cõi Cực Lạc, tất cả chủ bạn, quốc độ đều
trang nghiêm thanh tịnh, nên con người tu không dễ gì thối lui. Ví như gạch đất
sét được đưa vào lò nung, nung xong viên nào cũng sẽ thành sành sứ chứ không
trở lại đất sét.
Năm thù thắng: Thù thắng là sự vượt trội hơn hết. Tu hành
pháp môn niệm Phật không trở ngại không
gian, thời gian, không trở ngại trong sự sinh hoạt đi đứng nằm ngồi, không chọn
lựa trình độ căn cơ, khoẻ mạnh hay đau yếu, trẻ hay già, thông minh hay ngu
độn, tất cả đều thích hợp nên gọi là thù thắng. Trong khi các pháp môn khác
không có sự ưu việt này. Sự ưu việt thù thắng gồm có 5 điểm như sau:
1/ Biến nhất thiết thời: Là
khắp cả thời gian: Người niệm Phật không luận sáng trưa chiều tối, ban đêm hay
ban ngày, tất cả đều niệm Phật được, nên gọi là khắp tất cả thời.
2/ Biến nhất thiết xứ: Là khắp tất cả chổ:
Người niệm Phật có thể niệm bất cứ ở đâu, chổ nào, nhớ thì niệm, quên thì thôi.
Không luận chổ sạch hay nhơ đều niệm Phật được, tuỳ theo chổ sạch nhơ mà niệm
thầm hay ra tiếng. Không luận là thanh tịnh hay ồn náo cũng niệm Phật được, nên
gọi là tất cả xứ.
3/ Biến nhất thiết nhơn: Là phổ
cập tất cả hạng người. Người có thượng căn, trung căn trung và hạ căn. Tức là
hạng người thông minh, hạng người bình thường và hạng người đần độn tất cả đều
tu pháp môn niệm Phật được không chừa bỏ một ai. Loài người lại có kẻ giàu
người nghèo, kẻ sang người hèn, kẻ vui người khổ, kẻ mạnh người yếu, kẻ hiền
người hung ác v.v tất cả đều tu pháp môn này được, nên gọi là tất cả người.
4/ Biến nhất thiết nghi: Nghi là
oai nghi, là động tác của con người, gồm có đi, đứng, nằm và ngồi. Pháp môn
niệm Phật không luận đi đứng nằm ngồi đều tu niệm được. Những người không có
điều kiện ngồi phải đứng, hoặc phải nằm, như kẻ bị tù giam, hay người bị bệnh
không ngồi được chỉ có đứng hoặc nằm thì họ cũng niệm Phật được. Hoặc người vì
công việc phải làm mới có sự sinh nhai, không có thời gian ngồi tịnh tu thì họ
vừa đứng vừa làm việc vừa niệm Phật. Cái này gọi là tuỳ duyên niệm Phật. Nhưng
trong bốn oai nghi có cách ngồi niệm Phật thì đem lại năng lượng và sự nhiếp
tâm nhiều hơn cao hơn, mau hơn, thành tâm hơn, trang nghiêm hơn.
Trong phương pháp niệm Phật chia làm hai:
a/ Tuỳ duyên niệm Phật tức là tuỳ
theo công việc làm hằng ngày đi đứng, ngồi nằm, ở đâu cũng niệm,làm gì cũng
niệm gọi là tùy duyên niệm.
b/ Định khoá niệm Phật, hay định
kỳ niệm Phật. Tức ta quy định một thời gian cố định, ngày nào cũng vậy đến giờ
ấy là ta niệm Phật, dù ngày đó bận rộn, đau yếu hay khoẻ mạnh ta cũng niệm
Phật. Giống như ta quy định ngày ăn ba bửa sớm trưa và tối, dù bịnh hay khoẻ
cũng đều ăn đúng giờ, ăn cơm hay ăn cháo, đều phải ăn. Giờ quy định tốt nhất dễ
thực hiện là trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, ta quy định hai thời điểm
này không trở ngại công việc và con người chung quanh.
Người tu có đủ hai thứ công phu
tuỳ duyên niệm và định khoá niệm nó sẽ tạo cho hành giả một năng lượng niệm
Phật rất lớn. Năng lượng đó gọi là lực niệm, hay là nguyện lực, chính cái
nguyện lực này nó sẽ chi phối và hướng dẫn đời sống tu tập của ta từ đây cho
đến lúc lâm chung không bị trở ngại. Giống như cây đứng nghiêng khi bị cưa gốc,
gốc bị cưa đứt xong nó sẽ ngã về hướng nghiêng đã định. Cái niệm lực hàng ngày
của ta nhiều sẽ là cận tử nghiệp tốt cho lúc lâm chung. Vì thế cần phải kết hợp
hai pháp tu tuỳ duyên và định khoá.
5/ Biến nhất thiết pháp: tức bao trùm tất cả pháp, pháp tu niệm phật
nếu đạt đến chổ thành tựu nhất tâm, hay niệm Phật tam muội thì tương đồng với
các pháp tu khác. Pháp tu niệm Phật bao gồm giới, định, tuệ. Đúng theo ý nghĩa “một
là tất cả, tất cả là một”. Chỉ cần tu một pháp nầy cũng tức tu tất cả pháp
khác. Chỉ thông một pháp thì tất cả các pháp đều thông ý nầy là vậy. Như chỉ
cần có tiền, hoặc vàng bạc là chúng ta có thể mua sắm bất cứ thứ gì cũng có.
Một pháp gồm thâu các pháp khác, các pháp khác sẳn có trong một pháp. Hành giả
khi đã hiểu được lý này thì không phân vân tu pháp khác, có người cũng thích tu
thiền, tu mật v.v.. rồi họ hôm nay tu thiền mai tu mật. Hoặc giờ trước tu thiền
giờ sau tu mật, tu như vậy gọi là tu tạp, không chuyên nhứt, không chuyên nhứt
thì khó nhất tâm. Cho nên chỉ cần tu niệm Phật đã có thiền đã có mật trong đó
rồi khỏi phải chạy qua chạy lại.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét