CÂU
PHẬT HIỆU NIỆM THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
Hiện nay câu lục tự Di Đà nhiều
chổ nhiều nơi đọc và niệm không đồng nhau: Có nơi đọc Nam mô A Di Đà Phật, có
chổ đọc Nam mô A Mi Đà Phật, vậy đọc theo cách nào đúng hơn? hoặc có chổ đọc 6
chữ, có chổ lại đọc 4 chữ. Vậy bên nào
đúng bên nào sai?
Xét về đúng hay sai thì không
có bên nào đúng mà cũng không có bên nào sai. Vì A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật
là một từ quy ước của một một địa phương, một quốc gia hay một tập thể đã quy định và đã quen dùng với một nhóm từ
nào đó, thì đối với địa phương đó, quốc độ đó, tập thể đó áp dụng gọi là đúng
là hợp, mà đối với địa phương khác quốc độ khác, tập thể khác thì sai. Tuy đọc
khác nhau nhưng đồng chung một sự dụng công và cùng đạt đến mục đích như nhau.
Ví dụ người Việt Nam màu đen đọc là đen, người Mỹ, Anh đọc là black, hoặc màu
trắng Việt Nam đọc là trắng, Người Mỹ , Anh đọc là white. Hai âm tiết của hai quốc gia đọc khác
nhau, nhưng đồng hiểu một ý nghĩa như nhau.
Như vậy, A Di Đà Phật hay A Mi
Đà Phật hoặc 6 chữ hay 4 chữ không bên nào sai cũng không bên nào đúng. Xét
nguyên gốc và trọn câu Phật hiệu ta phải đọc là: Nam mo A Mi Bouddha. Nam mo là
Nam Mô, A Mi là A Di, Bouddha là Phật Đà. Đọc là Nam mô A Di Phật Đà, là Nam mô
A Di Đà Phật. Chữ Phật nói cho đủ là Phật Đà gia. Người Trung Hoa nói gọn là
Phật. Phật Đà là dịch từ chữ Bouddha, dịch nghĩa là giác giả, là ngưòi giác
ngộ. Phật là một con người như mọi con người, nhưng mà ngài đã giác ngộ được
chân lý vũ trụ nhơn sinh, trên ba phương diện: Tự giác, giác tha và giác hạnh
viên mãn gọi là Phật. Ai cũng có khả năng giác ngộ như Phật.
Danh từ hay ngôn ngữ là quan
trọng cần thiết để trao đổi, để thông tin với nhau, nhưng quan trọng hơn là sự
dụng công mới đem lại sự an lạc, sự tỉnh thức sự giải thoát của mỗi người. Sau
đây là một mẫu chuyện minh chứng cho sự dụng công quan trọng hơn âm tiết.
Ở xứ Tây Tạng có một cụ già sống một
cuộc sống cô quạnh, cuộc đời bà có chồng có con, nhưng chồng con cũng xa bà về
nơi chín suối. Bà sống một mình trong một túp lều tranh khổ sở buồn quạnh thiếu
thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Cuộc đời bà không có hạnh phúc, bà than thân
trách phận xấu số của mình. Buồn cho số phận hẩm hiu muốn chết không được mà
sống không yên. Một hôm nọ có một vị thiền khách đi ngang qua và ghé nhà bà. Bà
đem lòng mình tâm sự với vị thiền khách, vị thiền khách nghe hoàn cảnh của bà
cũng thương tâm cho số phận, nhưng không biết gì hơn an ủi bà những câu chúc
phúc và khuyên bà nên chuyên tâm trì niệm câu thần chú linh thiêng, một cách
chân thành và tha thiết thì cuộc đời bớt khổ. Vị thiền khách khuyên bà ngày đêm
luôn trì tụng câu chú: Om Ma Ni Bat Me Hum. Việt Nam đọc là Án Ma Ni Bát Mê
Hồng. Nhưng với trí nhớ tiếp thu của bà không nghe kịp, khi vị thiền khách đi
rồi bà lại đọc Om Ma Ni Bat Me Khuya. Cứ như vậy mà đọc, vị thiền khách còn chỉ
cho bà cách đọc dễ ghi nhớ số câu bằng cách dùng hai cái lon, một lon có đậu
một lon không, mỗi lần đọc một câu thì bỏ một hột qua lon không, chừng nào đầy
lon lượm và đọc trở lại. Do sự tin tưởng và kiên trì cần mẫn của bà đến lúc trì
niệm thuần thục, năng lượng lên cao thì mỗi một câu chú đọc xong hột đậu tự
nhảy qua không cần dùng tay bốc bỏ nữa.
Rồi một thời gian có một vị
thiền khách khác cũng đi ngang qua vùng nhà bà ở, vị thiền khách này nhìn thấy
một ngôi nhà lại có phát ra ánh sáng, đoán rằng nhà này phải có một vị chân tu
mới phát ra thoại tướng như vậy. Vị thiền khách vào nhà bà xem xét tình hình,
nhưng không thấy vị tu sĩ nào chỉ thấy một cụ già, và qua đôi lời thăm hỏi được
bà cho biết hoàn cảnh xưa và nay của bà cho vị thiền khách nghe. Vị thiền khách
khi nghe bà đọc câu chú sai một chữ bèn nhắc bà đọc lại cho đúng. Bà được vị
khách khuyên nhắc bà cảm ơn, nhưng lần này bà đọc tâm không định và hạt đậu lại
không nhảy nữa. Khi vị thiền khách ra đi một đổi nhìn lại ngôi nhà của bà thì
không thấy thoại tướng hào quang như trước nữa, vị thiền khách biết rằng tại
mình nên làm bà ta mất sự tin tưởng và chú tâm. Vị thiền khách trở lại nói, tôi
thử sự tin tưởng và hành trì của bà chứ câu chú bà đọc trước kia là đúng đấy,
nói xong vị thiền khách đi và bà hành trì trở lại như trước thì hạt đậu tự nhảy
vào lon và ánh sáng từ ngôi nhà phát hiện trở lại.
Để cho chúng ta thấy âm điệu là
một phần quan trọng, nhưng quan trọng hơn để đạt được sự thành quả là việc dụng
công trong việc hành trì pháp môn. Vậy chúng ta đừng quan tâm lắm câu dài câu
ngắn mà hảy xem lại chính mình có được miên mật thành khẩn nhất tâm chưa? ./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét