PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
Pháp môn tịnh độ, là pháp môn
làm cho thân tâm trong sạch nhứt như với đề mục danh hiệu Phật A Di Đà. Kết quả
câu niệm Phật nhằm đưa đến: Định tâm, minh tâm, an tâm và giải thoát tâm.
Tịnh độ là cõi nước trong đó
con người sống không có đau khổ, hoàn toàn an vui. Người tu pháp môn tịnh độ,
nhắm lấy đối tượng cõi nước (Cực lạc)
trong sạch qua hình ảnh đức Phật A Di Đà để được tịnh hoá cái tâm trong sạch,
không những phải chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà mà thôi, mà điều căn bản
phải lấy việc dứt ác làm lành làm trợ duyên.
Niệm Phật cốt để định tâm và gạn
lọc thân, miệng , ý cho được trong sạch,
dứt mọi tham muốn vọng tưởng mới là điều chánh.
Phật A Di Đà là đối tượng của
tâm trong sạch và sáng suốt, Ngài có lòng (từ bi) thương và sự hiểu biết tròn
đầy, cho nên muốn bước vào cõi nước Ngài phải có cái tâm trong sạch và thương
yêu.
Đức Phật Thích Ca nói: Những
người muốn nhập cư vào thế giới Cực Lạc phải có đầy đủ căn lành, nếu ít ỏi quá
thì không thể được. Qua đây chúng ta thấy rằng, pháp môn tịnh độ niệm Phật đâu
phải là một cái lý tín suông, không phải chỉ bám víu vào đức tin không có sở
cứ, sở cứ của pháp môn tịnh độ là niệm Phật nhưng chiều sâu của câu niệm Phật
là tích tập đầy đủ căn lành.
Căn lành: Bố thí, trì giới, nhẫn
nhục, tinh tấn,. . . sáu Ba la mật, là con đường hành động vun bồi đầy đủ thiện
căn, đầy đủ Bồ Tát hạnh. Có đầy đủ thiện căn rồi thì hiện tiền là tịnh độ.
Phương pháp tu: Phải
thiết lập thời khắc, hành trì tinh tấn miên mật.
Có bốn trường hợp để thực hiện:
- Tâm
quyết định: Tâm là gốc sinh ra đau khổ, nếu không chuyển tâm làm cho tâm
trong sạch, thì khổ mỗi ngày càng tăng thêm.
- Tâm
nghỉ vô thường: Mạng người mong manh như đèn treo trước gió, sống ngày nay
không ai bảo đảm được ngày mai. Nghỉ như vậy tâm không buông lung, mà khởi tâm
tinh tấn.
- Niệm
Phật là pháp chỉ quán: Khi ta khởi tâm niệm Phật, thì tâm ta nghỉ đến câu
Phật hiệu, không khởi niệm gì khác, do đó mọi sự suy nghỉ khác đều bị dừng lại,
cho nên các niệm ác cũng được dừng, khi niệm ác dừng thì các hạnh lành được phát triển.
- Cách
niệm Phật: Niệm to, niệm nhỏ, niệm thầm, tuỳ theo sức khoẻ và hoàn cảnh mà áp dụng một trong ba
cách. Mỗi ngày phải sắp đặt thời khoá để niệm phật. Niệm Phật gồm có hai trường
hợp: Định khoá niệm Phật và tuỳ thời niệm Phật.
Định khoá niệm Phật tức trong một ngày
một đêm, chúng ta chọn một khoản thời gian thích hợp nhất định trong ngày để
niệm Phật. Quy định mỗi ngày 30 phút hay một tiếng hoặc nhiều hơn tuỳ .
Còn tuỳ thời
niệm Phật là lúc nào cũng niệm, đi đứng nằm ngồi, lúc nào nhớ đến câu niệm Phật
là niệm.
Ba
điều quan trọng: Trong pháp tu tịnh độ chú trọng ba phần cơ bản đó là
Tín, Hạnh, Nguyện. Tức là tin sâu, nguyện thiết, hành chuyên.
TAM NGHI:
Đối với pháp niệm Phật quá siêu quá diệu, người có ít căn lành không tin nổi
sanh lòng nghi, có ba thứ nghi:
a/ Nghi mình
túc nghiệp sâu dày, thời gian công phu tu hành ít ỏi không được vãng sanh.
b/ Nghi bổn nguyện của mình trả chưa
xong, tham, sân, si chưa dứt e không được vãng sanh.
c/ Nghi mình
niệm Phật, Phật không đến rước.
Từ hai thứ nghi trên dẫn đến
nghi thứ ba, đều do tâm của hành giả chưa tin sâu nguyện thiết nên sinh ra
nghi. Thật ra sự thù thắng của pháp niệm Phật là dung nhiếp tất cả chúng sanh,
cho nên có hai loại vãng sanh là tiêu nghiệp vãng sanh và đới nghiệp vãng sanh.
Cho nên ba nghi trên đáng lẽ ra không được nghi, dù nghiệp dày hay mỏng, phiền
não còn nhiều vẫn được vãng sanh, miễn sao giữ vững ba điều tin sâu, nguyện
thiết, hành chuyên là đủ. Ngoài tiêu nghiệp vãng sanh và đới nghiệp vãng sanh
lại có thai sen vãng sanh. Tức những người tu mà còn nghi ngờ cõi nước Cực Lạc
và Phật A Di Đà, thì cũng được sanh vào hoa sen ở ngoài biên nước Cực Lạc. Cũng
có nhiều sự vui không khổ, nhưng ở trong hoa sen thời gian lâu mới nở, lần hồi
cũng được sinh vào cõi Cực Lạc nhưng rất lâu.
TỨ ẢI: là bốn sự trở ngại làm
cho tâm người niệm Phật thối thất, khi tâm thối thất thì sự vãng sanh mất phần.
Cho nên gọi là ải.
a/ Hoặc nhân bệnh khổ mà trở
lại huỷ báng cho rằng Phật không linh.
b/ Hoặc nhân tham sống mà giết
hại loài vật để cúng tế theo ngoại đạo.
c/ Hoặc nhân ăn xương thịt,
máu huyết chúng sanh, các chất tanh hôi để bồi dưỡng thân mình, nào rượu thịt
v.v.
d/ Hoặc nhân ái luyến mà tự ràng buộc với
gia đình. Ái luyến gồm có hai thứ: Ái luyến thân bằng quyến thuộc, tâm không xả
bỏ xa rời, giống như thuyền rời bến mà không chịu nhổ dây neo. Thứ đến ái luyến
vật chất của cải cả đời mình đã tạo ra nó, bây giờ ra đi tâm không nở đành xả
bỏ.
Trên đây là bốn cửa ải là bốn sự
trở ngại, khó khăn nguy hiểm khiến cho người tu cực khổ cả đời đến phút cuối
không thu được kết quả vãng sanh.
ò ò ò
Có
lòng tin mà không hiểu giáo lý thì vô minh tăng trưởng,
Hiểu giáo lý mà không có lòng tin thì dễ sanh
tà kiến
ò ò ò
“Quế hương bất viển thư hương viển,
Thế vị vô như đạo vị trường”
(Mùi hương của quế không thoảng xa bằng mùi thơm của sách vở,
Mùi ngọt ngon của đời không kéo dài lâu xa bằng mùi vị của đạo đức)
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét