NHÂN DUYÊN CỦA PHẬT A DI ĐÀ VỚI THẾ GIỚI TA BÀ
Người niệm Phật nên biết, danh hiệu Phật mà chúng ta niệm hiện nay
là danh hiệu Phật A Di Đà, cho nên cần phải biết nhân duyên tất yếu của Phật A
Di Đà với thế giới Ta bà, nhân duyên này có thể hiểu như sau:
a/ Phật A Di Đà vì sự đau khổ của chúng sanh
mà phát nguyện thành tựu thế giới Cực Lạc.
Mục
đích chúng ta niệm Phật A Di Đà là muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc, mà thế giới
Cực lạc thành tựu là do đại nguyện của Phật A Di Đà. Phật A Di Đà vì sao phải
phát nguyện thành tựu thế giới Cực Lạc? Vì Phật A Di Đà lúc chưa thành Phật,
thấy chúng sanh trong cõi Ta bà, ngày đêm bị bức bách đủ mọi thống khổ, như khổ
vì bệnh tật, vất vả vì phải làm kiếm cái ăn, cái mặc, chổ ở, cho đến những nổi
khổ vì cuộc sống thiếu thốn, đau khổ vì tranh chấp, khổ vì nạn nước tai trời,
nước trôi, lửa đốt v. v.. Vì thế, Ngài bèn phát 48 đại nguyện để thành tựu thế
giới Cực Lạc, cho những ai muốn lìa khổ được vui, chỉ cần nhất tâm niệm danh
hiệu Ngài, phát nguyện vãng sanh thế giới Cực Lạc của Ngài. Ngài sẽ lập tức
tiếp dẫn họ vãng sanh thế giới Cực lạc. Đây giống như những nhà cách mạng, vì
thấy sự thống khổ của dân chúng bị sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, xâm lược
về kinh tế chính trị gây nên sự thống khổ thiếu thốn cho nhân dân, bèn lập chí
cách mạng lật đỗ chế độ thối nát, chống lại sự xâm lược bất chính của chủ nghĩa
đế quốc, xây dựng một đất nước có chủ quyền tự do, giàu mạnh, yên vui. Một đất
nước thật sự có yên vui trên mọi lãnh vực.
Sao gọi là Cực Lạc? Trong A Di Đà, Đức Thích Ca đã nói rõ: Tất cả
chúng sanh ở cõi Cực Lạc, chỉ hưởng mọi thú vui sung sướng, không có các điều
khổ, cho nên gọi là thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc này do vì sự đau khổ của
chúng sanh mà phát nguyện thành tựu, như vậy chỉ cần chúng ta chịu phát nguyện
cầu vãng sanh, nhất tâm niệm Phật, thì nhất định được vãng sanh, cho nên khi
niệm Phật chúng chỉ cần tâm thành nguyện thiết thì chắc chắn được vãng sanh Cực
Lạc, chắc chắn được thấy Phật A Di Đà.
b/ Phật
A Di Đà luôn nhớ chúng ta: Trong
kinh nói Phật A Di Đà luôn nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con. Nhưng vì chúng sinh
không nhớ Phật, nên Phật tuy thường nhớ chúng ta, mong chúng ta cùng đến bên
Ngài, mà kết quả chúng ta vẫn mãi chịu khổ nơi thế giới Ta bà. Giống như người
mẹ luôn nhớ đứa con lưu lạc tha hương mong nó sớm trở lại bên mình, nhưng vì
con không nhớ mẹ, không muốn về nhà, để đến nổi của cải đầy nhà không ai hưởng,
mà nó vẫn lưu lạc chịu khổ nơi đất khác quê người. Nếu đứa con một khi nhớ mẹ,
như khi mẹ nhớ con, thì không lâu nó sẽ được ở bên mẹ thọ hưởng niềm vui gia
đình. Chúng sanh một khi nhớ Phật, giống lúc Phật nhớ chúng sanh, thì cũng
không lâu được ở bên Phật, thọ hưởng niềm vui Phật pháp. Kinh Lăng Nghiêm
chương Đại THế Chí Bồ Tát Viên Thông nói: “Nếu tâm chúng sanh, nhớ Phật niệm
Phật, hiện tại tương lai, nhất định thấy Phật”. Cho nên chúng ta nếu muốn thấy
Phật, cần phải thời thời nhớ Phật niệm Phật.
Nếu
chúng ta chỉ để Phật nhớ chúng ta, còn chúng ta không nhớ Phật, vậy thì không
những không thể vãng sanh thế giới Cực Lạc, mà ngay cả Phật có hoá thân đến
trước mặt chúng ta, chúng ta cũng không thể biết, rõ ràng đã thấy Phật, mà cũng
như không thấy.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét