ĐIỀU ƯU VIỆT TRONG PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
Trong
các pháp môn, chỉ có pháp môn tịnh độ là pháp môn dễ tu nhất, chắc chắn nhất,
chỉ niệm sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật, thì bất luận người ngu hạ đến đâu cũng có
thể tu trì được, dạy một lần là họ hiểu ngay. Chỉ cần tâm niệm, miệng niệm,
niệm niệm tương tục thì chắc chắn chứng niệm Phật Tam muội, thật là dễ dàng
vậy. Nếu chỉ dễ tu thôi mà không có công hiệu thì chẳng quý. Nhưng pháp môn
niệm Phật này chỉ cần phát khởi lòng tin sâu xa, tha thiết cầu vãng sanh niệm
Phật không dừng nghỉ thì không cần tham cứu, chẳng cần quán tưởng, cũng được
vãng sanh. Bằng tu tập các pháp môn khác chỉ dựa vào tự lực, nếu tự lực không
đủ, hoặc lầm đường lạc lối, hoặc tẩu hoả nhập ma, hoặc công hạnh chưa thành thì
duyên đời đã hết, đời sau không thể tiếp tục tu hành, công phu trước đây coi
như bỏ, đây là việc rất nguy hiểm.
Chỉ có pháp môn niệm Phật dựa vào
tự lực cùng tha lực. Tự lực tức là tâm lực của chính mình, nhất tâm niệm Phật.
Tha lực là những nguyện lực của 48 lời đại nguyện của đức Phật A Di Đà phát lúc
còn nhân địa tu hành. Ngoài tự lực còn có thêm tha lực, chỉ cần thành thật,
nhất tâm niệm Phật thì cầm chắc chiếc vé vãng sanh, chỉ cần giữ chặt câu Phật
hiệu niệm đến dứt hơi thở cuối cùng, nhất tâm cầu sanh tịnh độ thì tự mình
không bị lạc đường, lại cũng không rơi vào đường ma, như thế sẽ không nguy hiểm
cho kiếp lai sanh.
Người đời nay, phần đông khen
thiền tông là pháp tối thượng thừa, là pháp môn đốn giáo có thể nhanh chóng ra
khỏi sanh tử, ngay trong phút chốc thành Phật tác tổ. Lời này quả thật không
sai, nhưng phải là hạng người thượng căn lợi trí mới có thể làm xong việc trong
một đời, còn nếu hạ căn độn trí thì hoàn toàn vô phần. Cho dù là những căn cơ
bậc trung cũng không thể một đời mà xong việc, kiếp sau lại hôn muội không nhớ
việc tu hành đời trước của mình để tiếp tục thì cuối cùng cũng không thoả đáng./.
d Y c
Người tu học pháp môn tịnh độ, điều kiện
đòi hỏi không cao lắm, chỉ cần công phu niệm Phật cho đến thuần thục, tin chắc
mình sẽ được vãng sanh về tịnh độ. Còn việc tu tập của mình chưa vững, công phu
niệm Phật của mình chưa thuần, việc vãng sanh về Tây phương chưa chắc, thì lo
chuyên tu là điều tốt nhất, chưa đến lúc phải rời thầy. Ai là vị thầy của chúng
ta đó là Phật A Di Đà.
Người tu tịnh độ thành tựu rất
nhanh, như những chuyện vãng sanh “Tịnh độ thánh hiền lục”, có nhiều người niệm
Phật trong vòng 2, 3 năm mà thành tựu vãng sanh. Có người thấy vậy thắc mắc cho
rằng, có phải do vì tu pháp môn tịnh độ mà thọ mạng của họ giảm xuống còn 2, 3
năm, nên mới vãng sanh như thế? Không
phải như vậy, mà là việc thù thắng là ở chổ đó. Có biết vì sao người ta niệm
Phật từ 2, 3 năm là được vãng sanh không? Vì họ đã đầy đủ điều kiện vãng sanh,
không có một vọng tưởng xen vào, các việc thế gian họ không còn chút tham đam
mê đắm luyến, không còn nghỉ đến chuyện thọ mạng, chỉ muốn đi nhanh về cõi Phật
mà thôi. Nếu chúng ta đem hai thế giới Ta bà và Cực Lạc ra so sánh, thì một thế
giới quá vui sướng, một thế giới quá khổ, do vậy phải nhanh đến thế giới Cực
lạc, còn luyến tiếc gì ở lại đây để chịu khổ.
Nhưng đôi khi có những trường hợp ngoại lệ, có
người thuận đi có người chưa muốn đi, vì họ còn có duyên ở thế gian nên muốn ở
lại để giúp đở mọi người khi hết duyên rồi mới đi. Còn người nào không còn
duyên thì họ đi trước. Khi rõ đạo lý nầy rồi, thì tu hành phải có sự chuyên
nhất, nếu không chuyên nhất thì rất khó thành tựu .
d Y c
Có
những người tuy chẳng chuyên tu tịnh độ, nhưng tất cả phước đức, công đức, họ
đều hồi hướng cầu sanh Tịnh độ, thì họ vẫn tự tại vãng sanh (ví như những người
làm công việc khác nhau với một mục đích như nhau đó là cần có cơm để ăn hằng
ngày, họ cũng được ăn cơm, vì họ đem việc lợi tức đều hướng về tạo thành cơm
gạo, chứ đâu chỉ có một người nhà nông làm lúa mới được ăn cơm ý này cũng vậy).
Cái cửa Tây phương tịnh độ của Phật A Di Đà vô cùng rộng lớn, chẳng phải
nhất định Ngài tiếp dẫn những người nào chuyên tu niệm Phật, mà còn tiếp những
người hoằng pháp các pháp môn khác, nếu như họ muốn biết hồi hướng về tịnh độ,
thì khi lâm chung tất cả đều được vãng sanh.
ê ê ê
Cái gì là công đức? Niệm một bài kệ hồi
hướng, ấy là việc trống rổng, chẳng có tác dụng gì cả. Điều quan trọng là chính
mình phải có công đức chân thật. Công đức chân thật nói một cách đơn giản tức
là tâm thanh tịnh. Trong kinh Phật nói “Tâm tịnh thì Phật độ tịnh”. Chúng ta tu
hành quan trọng nhất là thanh tịnh tâm, xa lìa tất cả vọng tưởng, phân biệt,
chấp trước thì công đức sẽ hiện tiền.
“Công” là tu nhân “Đức” là kết quả của mình phải có “công tu”
chân chính, mới thành tựu được cái “Quả
đức” chân thật.
Phước đức dễ tu mà khó mất, công đức khó tu mà dễ mất, nó mất bởi thất
tình, lục dục chi phối (hỷ, nộ, ái ố, lạc, dục, ai, cụ) Bảy thứ này nếu ta
không trừ nó được, nó sẽ phá sạch hết công đức của mình, ví như nóng giận khởi
lên, sự ham muốn trổi dậy. Thì công đức dễ đánh mất. Đây là điều khó khăn nhất
mà người tu cần phải lưu ý./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét