LỜI CẢNH SÁCH CHO HÀNH GIẢ TỊNH ĐỘ
1-
Niềm tin
sâu: Là những hành giả tu tập theo pháp môn Tịnh độ. Đối
với thế giới Cực Lạc ở Tây Phương, không
những chỉ có niềm tin mà cần phải tin cho thật sâu. Đối với thế giới Tây phương
Cực Lạc của Phật A Di Đà và pháp trì danh hiệu Phật, có được niềm tin sâu sẽ
vãng sanh không nghi. Dù cho bất kỳ sự cản trở phỉ báng nào, đều không giao
động đến tín tâm, cầu sanh tịnh độ của chúng ta. Được vậy mới gọi là người có
niềm tin sâu.
2-
Nguyện cấp
thiết: Chúng ta đã tin sâu lòng đại bi không bờ bến của đức
Phật A Di Đà. Chúng ta nên phát nguyện cầu sanh về thế giới Cực Lạc. Không chỉ
là nguyện thôi mà phải nguyện cấp thiết. Trong tâm phải hết lòng thiết thực,
chán lìa cái khổ của thế giới Ta bà, vui mừng cầu cái vui vô cùng của thế giới
Cực Lạc. Lập nguyện rộng lớn, chắc chắn cầu sanh về cõi Cực Lạc ở phương Tây.
Dù cho bất cứ tiếng tăm và lợi dưỡng nào, hoặc bệnh khổ hành hạ đều không thay đổi
tâm nguyện cầu sanh tịnh độ của chúng ta. Được vậy mới gọi là người có nguyện
tha thiết.
3-
Ra sức
thực hành: Dẫu sự việc có thành công hay không. Điều quan trọng
hơn hết là phải nổ lực thực hành, cũng chính là phải đem hết niềm tin sâu và
nguyện tha thiết thể hiện ra bằng hành động thực tế trong sinh hoạt hằng ngày.
Bằng không tất cả đều là lý luận suông, trọn không có lợi ích gì. Điều thực
tiển sinh hoạt chính là hành theo 8 chữ “chân thật niệm Phật lấy giới làm thầy”.
4-
Tự hỏi lại
tâm mình: Giả sử đức Phật A Di Đà hiện thân trước mặt chúng ta,
để tiếp dẫn chúng ta đi về Cực Lạc với Ngài, ngay tại đấy chúng ta có sẳn sàng
đi theo Ngài không? chắc chắn có ít
người đi, Vì sao vậy? Đây là do người tu học pháp môn tịnh độ có niềm tin nhưng
không được sâu, có nguyện nhưng nguyện không tha thiết, có thực hành nhưng thực
hành không đủ sức, chúng ta còn quyến luyến cõi ta bà. Đối với danh lợi thế
tục, tình duyên con cái nhiều thứ ràng buộc. Rất còn nhiều duyên không buông
xả. Mọi người tự hỏi lương tâm mình, đối với thế giới Cực Lạc, ba món tư lương “Tín,
Nguyện, Hạnh” của chúng ta đã dầy đủ được bao nhiêu? Đối với danh lợi trần
duyên của thế giới ta bà ta đã buông bỏ được bao nhiêu?
5-
Phát tâm
Bồ đề: Không quản
niệm Phật, trì chú hay tụng kinh hoặc làm bất cứ công đức gì, chúng ta nhất
định phải phát tâm Bồ đề, chính là tâm rộng lớn, cần hồi hướng đến tất cả chúng
sanh trong pháp giới. Nhân chính là vô tư, vô ngã công đức tự nhiên rộng lớn
khắp hư không. Được lợi ích tự nhiên không nghĩ bàn. Nếu chỉ hạn hẹp nơi mình
và gia đình mình là sự phát tâm nhỏ hẹp, công đức sẽ có hạn, chổ được lợi ích
tự nhiên đã giảm bớt đi rất nhiều.
6-
Cần thiết
ghi nhờ 8 chữ: Chân thật
niệm Phật lấy giới làm thầy. Vào thời mạc pháp, tà ma ngoại đạo đầy dẫy lẫy
lừng, người học Phật khó phân biệt đâu chánh đâu tà, nên người học Phật cần ghi
nhớ 8 chữ “chân thật niệm phật lấy giới làm thầy, thì không lo sợ đi lầm đường
lạc lối mà không tự biết. Khó khổ một đời tu hành nhưng cuối cùng không thu
được gì. Co phụ nhân duyên thù thắng đời này được gặp Phật pháp được thọ trì
giáo pháp.
7-
Thành thật
niệm Phật: Chân thật niệm Phật chính là thành thật đem một câu
A Di Đà Phật làm “bổn mạng nguyên thần” của chính mình. Cần phải rành mạch, rõ
ràng, miện mật, khít khao mà trì niệm. Tuyệt đối không vì bất cứ phương pháp
nào huyền diệu, thần kỳ nào, hay bất cứ người nào có danh vọng học vấn làm cho
ta dao động thối thất công phu.
8-
Lấy giới
làm thầy: Lấy giới làm thầy chính là luôn nhớ quán chiếu lại
chính mình. Kiểm khảo lời nói, hành động và cử chỉ, luôn cả những khởi tâm động
niệm có hay không, trái với giáo luật của Phật, phải tùy thời tùy chổ sám hối
lỗi lầm, luôn luôn tu sửa hành vi sai quấy của chính mình.
9-
Giữ giới
cho chính mình không phải giới đểcho người khác: Người học
Phật nên nhớ rằng, giới là để răn nhắc cho mình. Dùng giới luật để sửa đổi các
thứ tham, sân, si không đúng của chính mình. Không phải lấy giới để răn dạy
người khác hay để phê bình người khác phạm giới, hoặc chỉ trích họ không đúng
như pháp. Áp dụng giới luật để sửa đổi hành vi sai quấy của mình. Nếu đem giới
luật để răn dạy hay để chỉ trích người khác, trong vô hình đã tạo thêm khẩu
nghiệp, tăng trưởng ngã mạng. Đối với sự tu hành mình không có thêm lợi ích,
lại còn tạo thành nhiều thứ chướng ngại.
10-
Tự tánh tự
độ: Mỗi người ăn cơm mỗi người no, mỗi người tu hành mỗi
người chứng đắc giải thoát. Học Phật niệm Phật là để giải thoát sanh tử, là
việc của chính mình, bất cứ ai muốn giúp ta cũng không được, ai ăn nấy no ai tu
nấy chứng. Thầy tổ đem lời dạy của Phật dạy dỗ chúng ta, giống như thầy thuốc
kê đơn cho ta uống thuốc, uống hay không là ở nơi ta. Nếu không uống thuốc bệnh
sẽ không khỏi. Đáng trách là ta, vì thế học Phật niệm Phật tối quan trọng là
phải nương tựa chính mình, nghĩa là “tự tánh tự độ”. Khuyên người học phật niệm
Phật cần sớm chuẩn bị cho việc lớn sanh tử
11-
Phát tâm
lâu dài: Học Phật niệm Phật, nhất định cần phải phất tâm lâu
dài. Vì đường tu hành cũng giống như người leo núi, không thể chốc lát liền
được lên tận đỉnh. Trong quá trình leo núi, luôn có nhiều chướng ngại cản trở,
và bất cứ chổ nào cũng làm trở ngại chúng ta. Do vậy, bắt buộc chúng ta phải
đứng lên bước xuống, tiến tới, thối lui.
Nhưng chỉ cần phát tâm lâu dài để đi lên, dù khó khăn đến mấy cũng không nản.
Hãy nổ lực đi lên thì nhất định sẽ có ngày thành công.
12-
Bí quyết
niệm Phật: Bí quyết niệm phật
không gì lạ, chính là cần niệm nhiều. Niệm từ lúc thơ sơ cho đến lúc
thuần thục, nuôi dưỡng thành thói quen niệm phật. Đem một câu A Di Đà Phật hết
lòng cung kính niệm, ứng dụng vào các công việc như ăn mặc, đi đứng, nằm ngồi
thường ngày. Lâu ngày như thế, tự mình có thể biết được sự mầu nhiệm trong câu
niệm Phật.
13-
Niệm Phật
lớn tiếng: Khi niệm Phật nếu vọng niệm dấy khởi liên miên, tâm
thức tạp loạn, không thể chuyên chú, ắt cần phải niệm lớn tiếng để nhiếp tâm.
Dùng tai lắng nghe có thể trừ được vọng niệm. Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt nói rằng:
“Niệm Phật lớn tiếng có 10 thứ công đức: 1/ Có thể trừ bệnh ngủ gục, 2/ Thiên
ma kinh sợ. 3/Tiếng khắp 10 phương. 4/ Dứt khổ trong ba đường ác. 5/ Âm thanh
bên ngoài không lọt vòa tai. 6/ Tâm chẳng tán loạn. 7/ Tinh tấn dõng mãnh. 8/
Chư Phật hoan hỷ. 9/ Tam muội hiện tiền. 10/ Vãng sanh tịnh độ.
14-
Giới là
gốc của Vô thượng Bồ Đề: Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là gốc của Vô thượng Bồ đề”.
Giữ một phần giới luật được một phần thanh tịnh, thanhf tựu một phần đạo
nghiệp. Giữ 10 phần giới luật được 10 phần thanh tịnh, thành tựu 10 phần đạo
nghiệp.
15-
Ăn bản của
việc học Phật: Căn bản của
việc học Phật là Giới, Định, Tuệ. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nhiếp tâm làm giới,
nhân giới sanh định nhân định phát tuệ. Đó là tam vô lậu học” . Vì thế người
học Phật cần phải khéo léo ở nơi tam vô lậu học mà hạ thủ công phu.
16-
Tam vô lậu
học: Làm sao sống
trong cảnh đời ô trược này mà giữ tâm không bị ngoại cảnh lay chuyển? Hóa giả
phiền não thành Bồ đề, hóa lửa đỏ thành sen hồng? Đây cần phải công phu, phải
nương vào Giới, Định, Tuệ, nơi tam vô lậu học.
17-
Bàn luận
việc trên giấy là lời nói suông:
Nghe được hàng vạn câu không bằng thực hành một câu. Trong việc học phật
quan trọng nhất ở chổ thực hành và phải thực tiển. Đem lời dạy của Phật ứng
dụng vào trong sinh hoạt hằng ngày mới có thể thiết thực thu được sự lợi ích.
Bằng như năng thuyết bất năng hành, thì tất cả chỉ là việc bàn luận suông trên
giấy mực, đều là lời nói suông, chổ dùng một điểm đều không có .
18-
Phương
pháp hành trì của người học Phật: Điều tối quan trọng trong cách hành trì
của người học Phật là cần phải thâm nhập một môn, thành thật chấp trì thánh
hiệu A Di Đà, dù cho biển động núi dời, hoặc phải trải qua thời gian lâu dài,
tuyệ không hề thay đổi. Mọi sinh hoạt trong cuộc sống đều không nên sát sanh,
ăn chay làm đầu cho hạnh đoạn các điều ác.Lấy việc chuộc mạng phóng sanh làm
trước cho hạnh làm các điều thiện.
(Trích Đạo Phật Ngày nay
Tập 5- 2-2011)
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét