NGUỒN GỐC TU 7 NGÀY (PHẬT THẤT)
Khoá
tu Phật thất pháp môn Tịnh độ, bắt nguồn từ kinh A Di Đà Phật nói: “Niệm danh
hiệu của Phật A Di Đà từ một ngày đến 7 ngày, nhất tâm bất loạn, người ấy đến
lúc lâm chung, Phật A Di Đà cùng chư thánh chúng hiện ra trước mặt người ấy.” Tu
Phật thất, tu thiền thất, vì sao dùng 7 ngày làm kỳ hạn, xuất xứ từ đâu?.
Vấn đề này có quan hệ mật thiết với bảy đại hành tinh trong thể
của vũ trụ. Ở thời đại Đường Tống, từ trong kinh điển Mật bộ Phạn văn dịch ra,
có một vài loại dùng thất diệu, thất tinh hoặc Bắc đẩu làm tên. Loại tín ngưỡng
này tại Ấn Độ có rất sớm. Tương truyền Đức Thích Ca ngồi dưới cội Bồ đề, tu
thiền 7 lần 7 bốn mươi chín ngày, liền được khai ngộ thành đạo. Rồi trong 7
ngày đầu sau khi thành đạo, một mặt hưởng thụ niềm vui giải thoát, đồng thời
cũng suy nghỉ nên dùng phương tiện thiện xảo nào để tuyên thuyết Phật pháp cho
chúng sanh.
Trong luật tạng, những tỳ kheo trong ba tháng an cư, có công việc
của Tăng cần phải ra ngoài giới trường an cư thì có thể xin phép đại chúng được
đi tối đa là 7 ngày, gọi là “thọ thất nhựt pháp”. Lại tỳ kheo không được cất
chứa thức ăn qua đêm để ăn lại, nhưng vì có tỳ kheo bệnh, vì làm thuốc chửa
bệnh nên có thể để dành bơ, sanh tô, đường mật, nhưng không quá 7 ngày gọi là “thất
nhật dược”. Đủ chứng tỏ, cơ cấu thời gian bảy ngày làm kỳ hạn, từ Đức Thích Ca
về trước đã lưu hành tại Ấn Độ rồi. Cựu Ước Sáng Thế Ký của Cơ Đốc Giáo
nói Thượng đế dùng ngày bảy sáng tạo
hoàn thành vũ trụ và loài người, vạn vật cũng phát nguồn từ lý do nêu trên.
Do đó, ở trong kinh Phật có đề xướng phương pháp tu hành bảy ngày
làm kỳ hạn. Như kinh Đại Phương Đẳng Đà La Ni chép:”nếu muốn thực hành, cần
phải bảy ngày trường trai, mỗi ngày ba lần tắm gội, mặc áo sạch sẽ, ngồi trước
hình tượng Phật, làm lọng ngũ sắc, tụng câu chú này, 120 biến, đi nhiểu 120
vòng. Trong kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến Phật nói: “Muốn tu kinh
Pháp Hoa nầy, trong ba lần bảy (21 ngày) nên nhất tâm tinh tấn. Mãn 21 ngày
rồi, ta sẽ cởi voi trắng sáu ngà. . hiện ra trước người ấy nói pháp”.
Trong kinh Bát Chu Tam Muội
thuộc pháp môn tịnh độ Đức Phật A Di Đà có nói: “Có tỳ kheo, tỳ kheo ny, ưu bà
tắc ưu bà di, như pháp tu hành, trì giới đầy đủ, ở yên một chổ niệm Phật A Di
Đà ở phương Tây, hiện tại nhất tâm niệm Ngài, một ngày một đêm đến bảy ngày bảy
đêm, qua bảy ngày rồi, sẽ thấy Phật A Di Đà”. Như kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn
nguyện, ngoài việc chủ trương siêu độ người mất trong vòng 7 ngày đầu là tốt
nhất, và còn cho rằng chậm nhất là 49 ngày. Nguyên nhân này có thể thấy trong
Du Già Sư Địa Luận:”Thần thức người ta sau khi chết trở thành thân trung hữu (còn
gọi là thân trung ấm) nếu chưa vãng sanh ngay về cõi trời hoặc cõi người, hoặc
chưa đủ nhân duyên đầu thai chuyển thế, thân trung hữu này, nội trong 7 ngày
không nhất định được chuyển sinh. Nếu trong 7 ngày mà chưa đủ duyên chuyển sinh
chết rồi sống lại, cứ lần lượt như vậy mà chưa được chuyển sinh thì đến 49
ngày, từ đó về sau sẽ quyết định chuyển sinh. Đủ chứng tỏ rằng thân trung hữu
còn gọi là thân trung ấm, mỗi bảy ngày chết một lần, chỉ có 7 lần, sau đó tuỳ
nghiệp mà thọ sinh, do đó mới có hoạt động tu hành siêu độ 49 ngày làm kỳ hạn.
Chẳng
qua tu Phật thất theo pháp môn Tịnh độ là y cứ vào kinh A Di Đà mà thiết lập
như trong kinh A Di Đà nói: “Nghe danh hiệu Phật A Di Đà, trì niệm danh hiệu
của Ngài từ một ngày cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn, người ấy đến lúc lâm
chung, Đức Phật A Di Đà, cùng chư thánh chúng hiện ra trước mặt người đó, mà
tiếp dẫn họ về Tây phương”.
Có thể lấy bảy ngày tinh tấn niệm Phật gọi là
đả Phật thất, phương pháp tu hành này lấy bảy ngày làm kỳ hạn thủ chứng rất có
ý nghĩa, vã lại nó chỉ trong thời gian ngắn nên mọi người ai cũng có thể thực
hiện được, không khó lắm nên đáng được thi hành rộng rãi ra.
d c d c
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói: Pháp môn niệm Phật là tâm tông của chư Phật,
là con đường giải thoát tắt nhất của mọi loài. Ngài có viết tập “Khể thủ Tây phương An Lạc
quốc”, trong đó có 4 điều kiện rất quan trọng và tha thiết có thể làm căn bản
cho chúng ta tu pháp môn tịnh độ:
Điều kiện thứ nhất: Trong lúc
niệm Phật phải rành rẽ, rõ ràng, không được lộn lạo,mù mờ.
Điều kiện thứ hai: Tiếng
phải hiệp với tâm, tâm phải duyên theo tiếng, tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.
Điều kiện thứ ba: Phải chí thành
tha thiết với Đức Từ Phụ A Di Đà, lòng ta như con nhớ mẹ, với cõi Cực Lạc lòng
ta như viễn khách nhớ cố hương.
Điều kiện thứ tư: Không xen lộn
một mảy may tưởng niệm thế sự, phải luôn luôn nhiếp tâm trụ nơi tiếng niệm
Phật, không xao lãng. Nếu lỡ xao lãng phải liền nhiếp tâm lại. Ngài cũng có bài
kệ:
Ít nói một câu chuyện
Nhiều niệm một câu Phật
Đánh chết được vọng niệm
Pháp thân người hiển lộ
Ngài dạy: Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm
thường trụ của chư Phật, vọng niệm mà còn, đó là nghiệp tâm sinh tử của chúng
sinh.
Đức Phật nói: “Như có người nào
niệm Phật, nên biết kẻ ấy chính là hoa Phân đà Lợi (Hoa sen trắng) trong loài
người. Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí
sẽ là thắng hữu của người ấy. Kẻ ấy sẽ ngồi nơi đạo tràng, sinh vào nhà
chư Phật.
Này A Nan! Ông nên ghi nhớ
lời này, thọ trì lời này, chính là thọ trì danh hiệu Phật Vô Lượng Thọ”.
Đức
Phật lại nói: Muốn sanh về Cực Lạc, phải
tu ba thứ phước”Một là hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, tâm từ bi không
giết hại. Hai là thọ trì tam quy, giữ kỷ các giới không phạm oai nghi. Ba là: phát
lòng Bồ đề, tin lý nhân quả, đọc tụng kinh điển đại thừa, khuyên tấn người tu
hành. Ba phước này là chánh nhân tịnh nghiệp của chư Phật quá khứ, hiện tại và
vị lai. Đây là nói về dùng phước lực để
vãng sanh.
d c d c
Ngẩu
Ích Đại Sư là tổ thứ chín trong Liên tông, Ngài nói: Chỉ nên TÍN NGUYỆN, niệm
câu vạn đức trang nghiêm A Di Đà Phật thì chuyển được ngũ trược ác thế.
- Kiếp trược chuyển thành Thanh Tịnh Hải hội.
- Kiến trược chuyển thành Vô Lượng
Quang.
-Phiền não trược chuyển thành
Thường Tịch Quang.
-Chúng sanh trược chuyển thành
Liên Hoa Hoá sanh.
- Mạng trược chuyển thành Vô Lượng
Thọ.
Ngài lại nói: Người niệm
Phật, buông bỏ cả thân tâm thế giới là đại bố thí. Không còn khởi tâm tham sân
si là đại trì giới. Không còn so đo phải quấy hơn thua là đại nhẫn nhục. Không
gián đoạn xen tạp là đại tinh tấn. Không để vọng tưởng buông lung là đại thiền
định. Không bị đường lối khác mê hoặc là đại trí huệ.
d c d c
Nghiệp
lực đáng sợ! nếu không chuyên niệm, tất bị nghiệp chuyển, chúng ta bình tâm suy
nghỉ lại coi, trong đời sống hằng ngày, từ sáng đến tối, tháng này qua tháng
nọ, từ đầu năm đến cuối năm, thậm chí trong giấc ngủ chiêm bao, chúng ta khởi
tâm động niệm những gì? Từ hành động cho đến lời nói tạo tác những thứ nghiệp
nào? Tạo thiện nghiệp thì ở nơi ba đường thiện (trời, người, A tu la). Nếu tạo
ác nghiệp thì ở nơi ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).
Phàm phu sanh tử chúng ta trong một đời người, đa số tạo thiện
nghiệp thì ít, gây ác nghiệp lại nhiều. Bởi vì ở ngoài thì ngũ dục, lục trần
quyến rũ, bên trong thì tham sân si, dục vọng nổi dậy. Trong kinh Duy Thức Đức
Phật nói cho chúng ta biết, trong tâm chúng ta có ác tâm sở và thiện tâm sở. Ác
tâm sở có 26 loại, còn thiện tâm sở có 11 loại. Chúng ta tính thử coi, ác tâm
sở nhiều hơn thiện tâm sở hơn phân nữa.
Vì
thế ở nơi ngũ trược ác thế, phiền não và ác duyên dẫy đầy như nhà lửa, nếu
chúng ta không chuyên lòng niệm phật, cầu sanh tịnh độ thì làm sao thoát khỏi
luân hồi lục đạo, ra khỏi tam giới. Mong cho tất cả chúng sanh đồng phát nguyện.
Cúi lạy Tây phương cõi Cực lạc
Tiếp
dẫn chúng sanh Đại Đạo Sư
Chúng con phát nguyện, nguyện vãng sanh.
Duy nguyện Từ Bi thương nhiếp thọ.
d c d c
Cõi Diêm phù đề này vốn lấy âm thanh làm thể. Do đó, tất cả
chúng sanh có thể nương nơi âm thanh viên mãn mà chứng viên thông. Như vậy,
danh hiệu A Di Đà Phật chính là âm thanh tối thắng, từ nơi nhĩ căn đưa chúng
sanh thâm nhập trong Như Lai tạng. Vì thật tướng của danh hiệu là vô tướng,
luôn vắng lặng, chu biến khắp 10 phương, tuỳ theo tín tâm công năng tu tập mà
phát huy diệu dụng. /.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét