Ý NGHĨA CỦA SỰ VÃNG
SANH
Trong Phật giáo tuỳ theo pháp môn sự diễn đạt của việc thành tựu
trong bước đường tu tập, mà đưa ra một từ để làm mục tiêu nhắm đến như: Niết
Bàn, Phật tánh, chơn tâm, kiến tánh, chứng đạo, ngộ đạo, triệt ngộ v. v.. Trong
pháp môn Tịnh độ dùng từ”vãng sanh”để chỉ cho sự thành tựu của người tu theo
pháp môn. Vãng sanh là cái đích, mục
tiêu của người niệm Phật cầu sanh Tây phương. Vậy vãng sanh là gì?
Vãng
có nghĩa là đến, là qua, là trở về cái chổ mà mình muốn đến.
Sanh có nghĩa là sanh ra, xuất hiện. Sanh ở
đây có nghĩa là vô sanh, sanh mà không sanh. Tức là chấm dứt con đường sanh tử,
sống rồi chết, chết để tiếp tục sống.
Về tục đế có nghĩa là sanh qua một thế giới khác. Về chơn đế,
vãng sanh có nghĩa là vô sanh, sanh về thế giới hằng hữu bất sanh bất diệt. (hay
là trở về với tự tánh)
Vãng
sanh có nghĩa đạt đến chổ không sanh trở lại trong con đường sanh tử khổ đau.
Vãng sanh có hai ý: Lâm
chung vãng sanh và hiện tiền vãng sanh. Lâm chung vãng sanh có ba loại: 1/ Vãng
sanh Cực Lạc quốc, 2/ Vãng sanh 10 phương Tịnh độ. 3/ Vãng sanh Đâu Suất Đà
Thiên.
1/
Lâm chung vãng sanh: Tức thân hoại mạng chung, muốn được vãng sanh phải thực
hành bốn phương pháp căn bản để được vãng sanh: 1/ Niệm Phật Vãng sanh, 2/ Trợ
hạnh vãng sanh, còn gọi vạn hạnh vãng sanh, nương nhờ các hạnh lành như hiếu
dưỡng cha mẹ, từ tâm bất sát, tôn thờ sư trưởng, thọ tam quy ngũ giới, thập
thiện, không trái phạm oai nghi v. v.. tu các hạnh lành này để trợ lực cho việc vãng
sanh. 3/- Trợ niệm vãng sanh: Tu các pháp lành để trợ giúp cho pháp niệm Phật
vãng sanh. 4/- Văn danh vãng sanh: Nghe danh hiệu Phật phát nguyện niệm Phật
cầu vãng sanh.
Vãng sanh Đâu Suất Đà Thiên, là nơi nội viện
chổ ở của Đức Di Lặc, là vị Phật đương lai. Những vị tu hành phát nguyện lúc
mạng chung sanh lên cõi trời Đâu Suất nội viện chổ ở của Đức Phật Di Lặc. Đức
Thích Ca huyền ký đời sau 56 ức 7 ngàn vạn năm nữa Đức Phật Di Lặc sẽ hạ sanh
thành Phật cõi Ta bà này. Hiện nay Ngài đang ngự tại nội viện Đâu Suất Đà thiên.
Có
ba vị Vô Trước, Thế Thân và Sư Tử Giác hứa hẹn với nhau, nếu ai chết trước sẽ
về báo mộng cho nhau biết chổ của mình vãng sanh về cõi tịnh độ Đâu Suất Đà
Thiên. Trước hết vị Sư Tử Giác tịch, nhưng không thấy về báo tin, ba năm sau
Thế Thân tịch sanh về nội viện Đâu Suất, Vô Trước chờ mãi cũng không thấy, đúng
ba năm sau Thế Thân mới trở về báo mộng với Vô Trước, Ngài Vô Trước trách Thế
Thân, sao không về báo sớm. Thế Thân trả lời tôi vừa diện kiến Phật Di Lặc đi
nhiểu ba vòng xong trở lại liền mà ở nhân gian đã ba năm tròn.
2/ Hiện tiền vãng sanh:
Có ba ý nghĩa: a/ Chuyển hoá vãng sanh b/ Thức tỉnh vãng sanh. c/ Buông xả vãng sanh.
a/-Chuyển hoá vãng sanh tức chuyển
hoá vô minh thành quang minh, chuyển hoá tham sân si thành giới định huệ,
chuyển hoá tạp niệm thành chánh niệm, chuyển hoá phàm tâm thành thánh tâm,
chuyển hoá bất tịnh thành thanh tịnh. . . Khi một niệm vô minh bất giác khởi
lên làm cho mình khổ, mọi người khổ, sống không an lạc, thì địa ngục hiện tiền.
Khi khởi tâm niệm Phật gọi là khởi chánh niệm, ba nghiệp thân khẩu ý trở nên
thanh tịnh, tức chuyển từ thế giới đau khổ qua thế giới an lành.
Chuyển thức tâm là tâm phân
biệt phải trái, hơn thua thành thánh trí.
Chuyển Viên tâm là tâm dao động,
trạo cử thành định tâm.
Chuyển cấu tâm, nhiểm tâm là tâm
đắm nhiểm thành tịnh tâm.
Chuyển tâm ngu si mê muội thành
huệ tâm
Như vậy chuyển: thức thành trí,
chuyển mê thành ngộ, chuyển loạn thành định, chuyển nhiểm thành tịnh.
Ta vẫn là ta, lợi danh hư vọng
có chi màng
Nhứt niệm quay về nơi tự tánh,
Chơn như bình đẳng thể hằng an.
b/-Thức
tỉnh tức vãng sanh: Là không còn mê lầm đối với ngũ trần, ngũ dục là
những thứ ăn ngon, mặc đẹp, địa vị, của cải tiền bạc, ngủ nghỉ (Tài,sắc, danh,
thực, thùy) là 5 dục lạc của thế gian. Xem phú quý như phù vân, coi công danh
như bột nổi, cho nên vô cầu vô dục, an phận giữ đạo.
c/Buông xả vãng sanh: Tức là không
chấp trước, không thủ chấp, không buộc chặt. Đã thức tỉnh và chuyển hoá rồi thì
đã có sự buông xả. Đã vô cầu vô dục thì đã có sự buông xả, nhờ có sự thức tỉnh
và chuyển hoá nên vô cầu vô dục, đối với mọi sự mọi vật không đem tâm đắm nhiểm.
Buông xả như hạnh của Ngài Di Lặc.
Bụng lớn năng dung, dung những
điều khó dung trong thiên hạ. Lòng từ thường xả, xả những điều khó xả ở thế
gian.
Xả bậc thượng: chứng nhập chân
như, sạch hết phiền nào không còn phân biệt.
Xả bậc trung: Làm tất cả mà
không mong cầu đền đáp, không kể công, không cần đền trả.
Xả bậc hạ: Làm nhưng không còn
dính mắc.
Nguyên lai hai chữ vãng sanh
Hành nhân nếu muốn tạo thành nguyện đây
Vãng sanh hiện tại cõi nầy
Phàm tâm chuyển hoá hiển bày thánh tâm
Ngày đêm thức tỉnh chớ lầm
Nương
danh hiệu Phật diệt mầm vô minh
Vãng
sanh tạp tưởng vọng tình tiêu tang
Về nơi
cảnh tịnh tánh linh rạng ngời
Vãng
sanh ý nguyện tuyệt vời
Chúc
cho đại chúng hiện đời bình an
Lâm
chung cảnh tịnh huy hoàng
Tây phương Cực Lạc hiện tiền vãng sanh.
Có người niệm Phật mà không
muốn cầu vãng sanh, vì họ quan niệm vãng sanh là chết. Ở đây vãng sanh không có
nghĩa là chết mà là chuyển hoá của nội tâm là sự thức tỉnh của tâm là sự buông
xả của tâm. Ai niệm Phật có được ba yếu tố trên, người đó là đại hạnh phúc, đại
an lạc ở hiện tại và mai sau. Ước nguyện vãng sanh, cầu mong vãng sanh là cầu
sự bình an, sự sung túc trong hiện tại và sự siêu thoát trong tương lai. Cầu
vãng sanh không phải cầu chết mà nó hàm tàng ý nghĩa sống tốt đẹp trong hiện
tại. Vì thế niệm Phật cầu vãng sanh tuy một mục đích mà có nhiều ý nghĩa hiện
tại và tương lai, cho nên không nên e dè sợ sệt mà không mong cầu vãng sanh,
không phát nguyện vãng sanh. /.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét