ĐẠO LÝ DUYÊN SANH
Duyên sanh là đạo lý rất
quan trọng của đạo Phật, nó đồng thời là giáo lý độc nhất vô nhị chưa từng có
trong hệ thống triết học và tôn giáo từ xưa đến nay, và cũng là điểm khác biệt
cơ bản nhất giữa hệ thống triết học khác, Đông phương cũng như Tây phương.
Chúng ta biết rằng, nội
dung của giáo lý duyên sanh Đức Phật dạy về một nguyên lý tương quan. Nguyên lý
đó là lý do hiện hữu của con người và thế giới, của tự thân và tha nhân, của cá
nhân và xã hội. Có thể nói tóm tắc nguyên lý này như sau: “Khi A hiện hữu thì B
hiện hữu, khi A không hiện hữu thì B cũng không hiện hữu. Khi A sinh khởi thì B
sinh khởi. Khi A đoạn diệt thì B đoạn diệt ”. Trên bình diện đạo lý, nguyên lý
này cung cấp cho ta một số nhận định cơ bản về cuộc sống con người, cá nhân,
gia đình, xã hội, tình yêu, lòng vị tha, sự khổ đau, hạnh phúc v.v.. hay nói một
cách bao quát là cuộc sống tương giao hòa điệu.
Thật vậy, trong mọi lãnh
vực của đời sống nếu không có sự tương giao hòa điệu xuất hiện như là một định
lý thì thế giới này và con người này sẽ băng tiêu trong giây lát, sẽ không thể
định hình, như sinh mệnh của một người
đàn ông hay một người đàn bà thiếu vắng sự cô kết và sinh trưởng bởi cha mẹ, bởi
anh em, bởi gia đình huyết thống và gia đình xã hội. Sự cô kết quyết định ấy
không gì khác hơn là mối tương giao hòa điệu trong trùng điệp duyên khởi, và
chính trong mối tương giao đó, nó cắt nghĩa tại sao khuôn mặt của người anh giống
cha, khuông mặt của người em giống mẹ, khuôn mặt của người em giống chị v.v..Chúng
ta biết rằng sự ảnh hưởng qua lại sẽ luôn luôn tác động lẫn nhau và sinh khởi lẫn
nhau, như gió làm cho sóng nổi dậy, sóng dậy làm cho thuyền động, thuyền động
làm cho con người lung lay, người lung lay làm cho trời đất rung chuyển. Chính cái tác động qua
lại đó mà thế giới bên trong cũng như bên ngoài, chúng ta xuất hiện với muôn
ngàn hình thái khác nhau, nhưng chúng luôn luôn tương tác lẫn nhau. Từ đó con
đường tiến bộ thăng hoa của con người cũng như xã hội đều tùy thuộc vào các mối quan hệ
duyên khởi. Nếu sự cô lập nào xảy ra ở đây thì nó sẽ làm cho đỗ vỡ mọi sự
tựu thành, cũng như tình yêu tự nó không thể sinh khởi một mình, tình yêu có mặt
khi nào trái tim yêu thương được hiển lộ, trưng bày giữa những con người yêu
thương và hành động yêu thương. Trong tình yêu thương của một người đàn ông nó
hàm chứa cả tình yêu của người đàn bà và cho đến cả nhà cửa, thân tộc, gia
nhân, tài sản và các đối tượng được yêu thương trong quan hệ của người đàn bà,
và ngược lại. Như thế, hẳn trong một tình yêu tự nó đã ấp ủ muôn ngàn tình yêu.
Từ đó cho ta thấy rằng, nguyên lý duyên
khởi đã hé mở cho con người một chân trời đạo lý bao dung, đó là bước đầu của
lòng vị tha. Đây chính là lúc con người thức tỉnh và biết rằng trong chiếc thân
nhỏ bé và giới hạn này lại bao hàm mọi chiều kích của đời sống, từ quá khứ đến
vị lai, từ trần tục đến thánh thiện, từ tự thân đến tha nhân, từ các nhân đến
xã hội./
“Nhà em
có một bụi mía mưng
Có con
chó mực anh đừng vô ra”
Muốn gần bụi mía mưng, thì phải làm quen với con chó mực, phải
thương yêu con chó mực. Nếu thương yêu bụi mía mưng, thì phải thương yêu con
chó mực, nó mới cho anh đến nhà tiếp cận với bụi mía…. đây là đạo lý tương
duyên sanh khởi…
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét