KHÁC BIỆT TINH THẦN PHỤC VỤ GIỮA ĐỜI VÀ ĐẠO
Điều khác biệt giữa nhà
lãnh đạo công tác xã hội và nhà lãnh đạo Phật giáo là quyền hạn và quyền lợi.
Nhà lãnh đạo công tác xã hội phục vụ cho mục đích bên cạnh đó được hưởng những
quyền hạn và quyền lợi riêng. Còn nhà lãnh đạo Phật giáo với mục đích giải
thoát. Bậc trí tuệ càng vô vụ lợi chừng nào càng đạt mục đích giác ngộ giải
thoát. Do đó sự thăng tiến chức vụ và quyền đối với nhà lãnh đạo Phật giáo là
không quan trọng mà càng đem đến cho mình một mối lo, lo là lo không tròn nhiệm
vụ tạo sự an lạc hạnh phúc cho người và đi ngược lại mục đích giải thoát cho
mình. Do đó, quá trình lãnh đạo của chúng ta là quá trình “xả thân cầu đạo, xả
phú cầu bần”. Được như vậy là thật sự chúng ta bước trên lộ trình giải thoát và
bước theo gót chân chư Phật. Nhà lãnh đạo Phật giáo chỉ nhằm tạo cho nhân sinh
niềm vui an lạc, hạnh phúc và đồng hành với mình trên lộ trình giác ngộ. Nguyên
tắc của nhà lãnh đạo Phật giáo là Phật pháp giới luật tinh thần kinh điển, luận
tạng. Hòa nhập với cộng đồng xã hội cũng nhằm làm tăng tính ích lợi cho nhân
sinh, có nghĩa là không có vị sở hữu mà vị hữu tướng vô ngã. Do đó nhà lãnh đạo
Phật giáo không vì quy định xã hội mà vì an lạc tối thượng cho chúng sinh.
Chúng ta không có quyền hạn, quyền lợi. Chúng ta chỉ có nhu cầu giải thoát cho
mình và giúp diệt khổ cho người, nhu cầu thuần túy tinh thần càng không vướng mắc
chút gì vật chất cho cả hai.
Người lãnh đạo Phật giáo
phải có những tiêu chuẩn phẩm chất như sau:
1/ Đạo đức: Tiêu chuẩn của
tu sĩ Phật giáo
2/ Phong cách: Những biểu
hiện sống tự thân
3/ Ứng xử: Những biểu hiện
với mọi người
4/ Bản lĩnh sống: Khả năng
hành đạo.
Nhóm 1: Đạo đức: Không
tham ái, không tham tiền của và tài sản.
Không sát sanh, không lạm dụng, không trộm cắp, không dâm dục, không rượu
bia, cờ bạc, cá độ.
Nhóm 2: Phong cách:
Độ lượng, kiên trì, tự tin.
- Nhẫn nhục trước mọi khó khăn, trước mọi chỉ
trích mà không mất bình tĩnh.
- Hy sinh: nghị lực, kiên
định, dũng cảm nhận thiếu sót và sẵn sàng sữa chữa thiếu sót đó. Nhân ái, ngay
thẳng, mẫu mực trong công tác, sinh hoạt hằng ngày và trong cách ứng xử, giao
tiếp ngoài xã hội.
Phong cách: Giản dị, gọn gàng, khắc khổ trong nếp sống.
Nhóm 3: Ứng xử: Hòa ái, sẵn sàng chịu trách nhiệm. Có tinh thần
nhiệt tình, kiên nhẫn nhưng quyết đoán, đáng tin cậy, cỡi mở nhưng cương quyết,
công bằng và trung trực, mạnh dạn, biết quan tâm đến đồng bạn. Mềm mỏng lịch
thiệp, khiêm tốn trong tiếp xúc với cấp dưới và quần chúng. Khả năng hợp tác,
khả năng thích ứng trong mọi tình huống xảy ra. Khả năng hợp tác, biết lằng
nghe ý kiến của cấp dưới.
Nhóm 4: – Bản lĩnh sống: Có trình độ tổ chức - Biết
tổ chức công việc tốt. - Đòi hỏi cao với mình và với mọi người chung quanh. –
Có khả năng động viên mọi người và kiểm tra, kiểm soát hiệu quả công việc. – Am
hiểu môi trường chung quanh. – Thống trị (có nhu cầu cao trong việc ảnh hưởng
và kiểm soát người khác). – Am hểu tin học, sinh học, cổ ngữ. Tham vọng và định
hướng thành tựu theo nguyên lý nhân tính và kế thừa Phật giáo.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét