Ý NGHĨA XUẤT GIA (2)
Xuất
gia có hai hạng người, hạng người xuất gia trọn đời, tức phát nguyện làm tăng.
Hạng người thứ hai phát nguyện xuất gia ngắn hạn, tức xuất gia trọn một ngày
một đêm 24 tiếng đồng hồ, là thực hiện sự tu học Bát Quan Trai giới vậy. Người
tu học BQTG thực hành hạnh xuất gia một ngày một đêm. Tuy thời gian rất ít
nhưng công năng nó vô cùng to lớn. Nó là nhân tố xuất thế, đặt nền móng hướng
thượng ra khỏi con đường sanh tử đau khổ.
Vậy
xuất gia dài hạn hay ngắn hạn cũng cùng chung một mục đích là đi trên con đường
ra khỏi sanh tử khổ đau. Như vậy người muốn xuất gia tu học ta phải biết nguyên
nhân và mục đích, có biết được nguyên nhân và mục đích, ta mới có ý niệm tinh
tấn trên con đường tu tập.
Vậy
nguyên nhân ấy là gì? Mục đích đó ra sao?
Nguyên
nhân ấy là khổ. Khổ gì? Đó là sanh lão bệnh tử và mục đích là ra khỏi khổ để
được an vui giải thoát.
Xuất
gia có ba ý nghĩa:
a/ Xuất thế tục gia: Tức ra khỏi
nhà thế tục, khi đã ra khỏi ngoài nhà thế tục rồi ta phải khởi ý niệm
chân chính của xuất gia là cắt ái ly gia - tức phải cắt đứt mối dây tình cảm
luyến ái của vợ chồng, cha con, bạn bè, quyến thuộc dồn hết tâm lực vào việc tu
học Phật pháp.
b/ Xuất phiền não gia: Là
ra khỏi nhà phiền não. Phiền não là những thứ làm cho thân tâm mình khó chịu.
Từ nơi phiền não tạo nghiệp trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Do vậy, người xuất
gia là phải đoạn trừ phiền não, mới có thể thoát khỏi con đường sanh tử luân
hồi trong lục đạo.
c/ Xuất Tam giới gia: Là ra khỏi nhà
tam giới. Nhà tam giới do phiền não tham sân si kiến tạo nên, khi đã hết phiền
não thì có thể ra khỏi nhà tam giới. Là dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
Do
vậy người xuất gia chân chính là phải nhận ra thực tướng của vũ trụ nhân sanh.
Thật tướng là tướng chân thật. Thật tướng của vũ trụ nhân sanh là gì? Là vô
thường vô ngã, khổ không.
Thế
gian là vô thường, nhân sanh là vô ngã. Tất cả đều nằm trong quy luật: Sanh,
trụ, dị, diệt. Sanh ra rồi tồn tại một thời gian, rồi già cổi và chết.
Đối
với vũ trụ thì sanh trụ dị diệt.
Đối
với nhân sanh: Thì sanh lão bệnh tử.
Vũ
trụ nói sanh, trụ, dị, diệt, con người nói sanh, lão, bệnh, tử, tuy nói bằng
hai cách nhưng đồng một ý nghĩa là vô thường và khổ. Đó là những ý nghĩa cơ bản
cho con người tu học tại gia và xuất gia cùng một tầm nhìn, cùng một mục đích
như nhau. Nếu mọi người tu học mà không thấu rõ bản chất của vũ trụ nhân sanh
là vô thường và khổ thì dù có tu 10 năm, 20 năm 50, 70 trở lên vẫn chưa ra khỏi
khổ, vẫn chưa hết khổ mà có thể tăng thêm sự khổ cho mình và cho mọi người
khác.
Đạo
Phật được mệnh danh là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát cái khổ.
Cái gì làm cho ta khổ? đó là tham ái và chấp thủ. Khi đã bị tham ái và chấp thủ
mê hoặc, con người không hiểu được thế nào là vô thường và khổ. Cho nên họ vẫn
ung dung trong mê cung chấp thủ và ái luyến.
Chúng
ta là người tu học chân chính thì phải thấy rõ vũ trụ nhân sinh là vô thường,
khổ không, vô ngã. Trong kinh Pháp Hoa Phật nói chúng sanh đang sống trong ngôi
nhà lửa. Cho nên cần phải tìm cách đi ra khỏi nhà. Phật dạy nước trong bốn biển
chỉ có một vị mặn. Trong những lời dạy của Như Lai cũng chỉ có một vị, đó là vị
giải thoát. Xuất gia với mục đích là giải thoát ra khỏi sanh già bệnh chết
trong lục đạo. Bởi vì lục đạo là khổ, mỗi lần sinh biết bao nhiêu khổ, mỗi lần
tử gây ra biết bao nhiêu nghiệp cứ như thế mà trôi lăn trong sanh tử sáu đường.
Sanh rồi tử, tử rồi sanh không biết bao giờ ra khỏi. Do vậy người xuất gia chân
chính là phải ý thức là thế gian vô thường thân người là giả tạm - Sanh tử
trong lục đạo là khổ. Đó là cái nhân để ta phát tâm ra khỏi khổ của lục đạo, để
thành tựu được cái quả giải thoát thành Phật. Khi đã thành Phật rồi ta có cái
tâm nguyện độ chúng sanh. Cho nên mục đích của xuất gia là trên cầu thành Phật,
dưới hóa độ chúng sanh. Vậy người xuất gia phải là người có chí lớn, nguyện lớn
phải là bậc xuất trần thượng sĩ, chứ không phải người chán đời yếu đuối mà thực
hiện được lý tưởng xuất gia. Do vậy khi xuất gia ta phải hiểu nguyên nhân và
mục đích của mình.
a- Người
xuất gia phải sống đời sống không gia đình, không tài sản, sống đời phạm hạnh,
mô phạm, tâm hình khác tục.
b- Không
gia đình tức không vợ không con.
c- Không tài sản tức không tư hữu.
- Tài sản của cải vật chất là đầu mối của sự
tranh chấp,của tham luyến, đam mê.
- Gia đình là sợi dây luyến ái ràng
buộc.
- Sống đời phạm hạnh tức không trộm cắp, không
sát, không dâm, không dối, không rượu chè.
Làm
mô phạm, tức làm gương cho mọi người noi theo. Phật, pháp, Tăng là tấm gương là
cái đích cho người tu học noi theo. Qua hình bóng chư tăng có thể khiến cho
nhiều người ngưỡng mộ đến với đạo Phật. Và cũng qua hình bóng của Tăng khiến
người ta bất mãn xa rời đạo Phật. Hình bóng chư tăng là mô phạm, là đại diện
cho đức Phật. Hình bóng chư tăng rất quan trọng. Nếu người xuất gia không có tư
cách, không có đạo đức để mọi người nhìn chúng ta lấy đó làm gương thì vô tình
chúng ta làm mất đi hình ảnh cao đẹp của đức Phật.
Tâm
hình dị tục: Tâm và hình tướng của người tu học phải khác người thế tục. Tâm
phải có từ bi, hỷ xả, khoan dung độ lượng. Hình tướng phải khác, đầu cạo, thân
mặc pháp phục. Hình ảnh tăng phải có cái gì đó khác với người thế tục. Có người
lại nói rằng, tu không cần chấp vào hình tướng. Nhưng người xuất gia phải có
hình tướng. Bởi vì hình tướng đó nó đại biểu cho một tập thể, một tăng đoàn.
Nếu không có hình tướng của một người tu thì làm thế nào để người ta biết được
đó là một vị tăng. Công an có sắc phục hình tướng của công an. Lính có sắc phục
hình tướng của lính. Học sinh có sắc phục của trường học v.v…Vậy người xuất gia
phải có sắc phục hình tướng của người xuất gia.
Người xuất gia tu học phải có những điều kiện gì?
Khi
Phật còn tại thế, những năm đầu Phật độ cho người xuất gia không có điều kiện
gì hết. Người đầu tiên bỏ gia đình đi xuất gia là Gia Xá. Khi anh ta đến gặp
Đức Phật, Phật thuyết công đức của người xuất gia và bài pháp Tứ đế. Sau khi
nghe xong anh giác ngộ xin Phật xuất gia. Và đức Phật chấp thuận cho anh xuất
gia. Đức Phật gọi: “Hởi Tỳ kheo, hãy đến đây giáo pháp đã được truyền dạy
đầy đủ, hãy sống đời phạm hạnh thiêng liêng của người xuất gia để chấm dứt mọi
khổ đau”.
Thế
nhưng càng về sau, với số người xuất gia có lý tưởng cao đẹp cũng có, xuất gia
với mục đích vì lợi dưỡng cũng có. Do đó những thành phần trí, ngu, thật giả,
khỏe mạnh, bệnh tật lẫn lộn trong đó. Do đó đức Phật phải đưa ra điều kiện cần
thiết, ai đủ điều kiện đó mới được cho xuất gia. Nếu không đủ điều kiện thì
không được xuất gia. Căn cứ trong Ma Ha Tăng Kỳ luật có nêu ra 32 già nạn, một
người nằm trong một hoặc hai trong 32 già nạn nầy thì không được chấp nhận cho
xuất gia. 32 già nạn như sau:
1 - Là phá tịnh hạnh của Tỳ kheo ni: Làm người cư sĩ đã có hành vi
bất chính với người nữ tu học, khi đi xin xuất gia thì không được chấp nhận.
2 - Sống trong tăng chúng để trộm pháp: Tức làm cư sĩ mà lén nghe
luật, xem luật của Tỳ kheo, trộm nghe bố tát, tự tứ thì khi xin xuất gia không
được chấp nhận.
3 - Là kẻ lừa đảo: Đi
xuất gia không phải mục đích mà để lừa đảo quần chúng, lợi dụng hình tướng để
lừa gạt người ta.
4 - Phạm tội ngũ ngịch
5 - Người bán nam bán nữ (người
tâm sinh lý không bình thường).
6 - Là người trẻ quá (dưới
7 tuổi).
7 - Người già quá (trên
70, nhưng dưới 70 yếu đuối cũng không được)
8 - Bị thiếu tay. 9 - Bị thiếu chân. 10 - Bị
thiếu cả tay lẫn chân.
11 - Bị thiếu tai. 12 - Bị thiếu mũi. 13 - Bị thiếu cả
tai và mũi. 14 - Bị mù.
15
- Bị điếc. 16 - Bị mù và điếc. 17 - Bị què. 18 - Bị câm. 19 -
Bị câm cả què. 20 - Bị đánh có sẹo - 21
- Bị đóng dấu. 22 - Bị rút gân. 23 - Bị giãn gân. 24 - Bị còng lưng. 25 - Quan
viên tại chức. 36 - Kẻ mắc nợ. 27 - Bị bệnh truyền nhiễm, nan y. 28 - Ngoại
đạo. 29 - Trẻ con trốn cha mẹ. 30. Đầy tớ trốn chủ nhà. 31 - Thân thể dị dạng: (què chân,
mắt lác, răng hô, quá lùn, quá cao, quá trắng, quá đen).
32 - Hình dáng quá xấu xí:
Lùn, cao, đen, trắng.
Ngoài
ra khi xuất gia phải chọn nơi tu học gọi là y xứ. Có bốn y xứ mà ta phải chọn
một trong bốn y xứ đó:
1 - Nơi trụ xứ có ăn mà không có tu học.
2 - Nơi trụ xứ không có ăn mà cũng không có tu học.
3 - Nơi trụ xứ không có ăn mà có tu học.
4 - Nơi trụ xứ có ăn và có tu học.
Vậy
người tu học ta nên chọn trụ xứ 3 và 4 mà ở.
Với
thời đại hiện nay người tu học phải có những điều kiện nữa là: phải làm thủ tục
bằng giấy tờ chứng nhận của chính quyền và giáo hội, gồm có những mục như sau:
1-
Giấy phát nguyện xuất gia: Có sự chấp nhận của vị bổn sư, có sự chấp thuận của
cha mẹ, vợ hoặc chồng, của người đỡ đầu. Có sự chứng thực của UBND nơi thường
trú.
Sau
khi được bổn sư, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, chính quyền địa phương nơi đi
và nơi đến chấp nhận. Huyện hội và tỉnh hội xét cấp cho người xuất gia một bản:
Gọi là giấy xuất gia.
Và
thủ tục gồm: 1 - Đơn xin xuất gia. 2 - Lý lịch. 3 - Ảnh
Người muốn xuất gia mà đã có vợ có chồng rồi xuất gia có được
không?
Người
đã có vợ có chồng khi muốn xuất gia vẫn được nhưng phải được sự đồng ý của vợ
hoặc chồng cùng với các điều kiện và các thủ tục như trên.
Như
vậy một người xuất gia phải có 3 yếu tố như sau:
1
- Lý tưởng xuất gia và mục đích xuất gia.
2
- Được sự chấp thuận của gia đình, xã hội và giáo hội.
3
- Không nằm trong 32 già nạn nói trên.
Xuất
gia phải với lý tưởng cao đẹp, nếu xuất gia với tâm yếu kém, vì sự giận hờn
ghét vợ oán con mà vào chùa đi tu thì sự tu không bền, tu với tâm giận hờn thì
dễ ghét thầy bỏ bạn đi chỗ khác. Vì thất tình, vì thất nghiệp, vì thiếu
nợ mà đi tu thì sự tu không tiến.
Nếu xuất gia mà cha mẹ không cho thì làm thế nào?
Mỗi
người khi lớn lên có một lý tưởng, một sở thích, tùy chọn cho mình một công
việc một sự nghiệp theo ý muốn của mình. Lúc này cha mẹ chỉ là người cố vấn.
Nếu cha mẹ không cho thì ta cố gắng thuyết phục để cho mẹ thay đổi ý kiến. Ta
phải đặt câu hỏi với cha mẹ:
Làm sao con trẻ mãi không già?
Làm sao
con mạnh hoài không bệnh?
Làm sao
con sống hoài không chết?
Làm sao
cho mọi người hết khổ?
Nếu
cha mẹ không bằng lòng không chấp thuận thì tự ta giải quyết con đường đã chọn,
tự ta quyết định lấy.
Như vậy đi tu mà không được sự đồng ý của cha
mẹ ta có phải là người bất hiếu không?
Trong
một đất nước, có một gia đình con một, mà quốc gia hữu sự, đất nước lâm nguy,
thanh niên phải tòng quân chống giặc. Nếu người con trai duy nhất tòng quân
chống giặc trong lúc đất nước lâm nguy thì không ai cho rằng người thanh niên
ấy là bất hiếu mà còn ca ngợi là vì đại nghĩa. Cũng vậy, người đi tu không phải
là người bất hiếu mà là trả hiếu. Người lính chỉ giữ nước trong một bờ cõi còn
người đi tu nguyện độ tận chúng sanh. Vậy chúng sanh không cùng tận thì bờ cõi
cũng không cùng tận, người tu có tầm quan trọng hơn người lính, nên không thể
gọi là bất hiếu mà gọi là đại hiếu.
Người nam đi xuất gia đến với Tỳ Kheo Tăng.
Người nữ đi xuất gia đến với Tỳ Kheo Ni.
Tỳ
Kheo Tăng không được độ cho người nữ xuất gia, và người Tỳ kheo Ni cũng không
được độ cho người nam xuất gia.
Trong
văn Sa di ni giới có nói tự chẳng phải là bậc thánh A La Hán thì chẳng độ cho
người nữ xuất gia. Vì sao thế? Vì người nữ với người nữ họ hiểu hết tâm sinh lý
của người nữ. Người nam không thể hiểu hết việc của người nữ.
Một Tỳ Kheo độ cho đệ tử xuất gia phải hội đủ
mười hạ và mười điều kiện. Tỳ Kheo Ni phải 12 hạ và 10 điều
kiện:
1- Phải giữ giới thanh tịnh (không vi
phạm bốn giới trọng).
2- Phải
am hiểu Phật pháp để có thể hướng dẫn tu tập.
3- Phải
biết luật (khai, giá, trì, phạm).
4-
Học giới. 5 - Học định. 6 - Học tuệ. 7 - Có thể xuất tội và
sai người khác xuất tội (biết đệ tử phạm lỗi gì, dạy cho đệ tử sám hối, thuộc
giới nào).
8
- Có thể nuôi bịnh, sai người khác nuôi bịnh. Làm thầy phải có khả năng cho đệ
tử ăn, ở mặc và chửa trị bệnh.
9-
Khi đệ tử gặp nạn có thể giải cứu hoặc nhờ người khác giải cứu.
10
- Đã đủ 10 tuổi hạ.
Nguồn gốc xuất gia của người nữ có từ khi
nào?
Đức
Phật về thăm hoàng cung hai lần, lần thứ nhất sau khi Phật thành đạo. Lần thứ
hai lúc vua Tịnh Phạn băng hà. Lần thứ nhất Phật về hoàng cung thăm vua Tịnh
Phạn và hoàng tộc, Đức Phật đã thuyết pháp độ cho vua cha và hoàng tộc, có
nhiều người trong hoàng tộc xin Phật xuất gia trong chuyến về thăm lần đầu như
A Nan, La Hầu La, A Nan Đà, Đề Bà Đạt Đa
v.v.. đã xin theo Phật xuất gia. Đó là ấn tượng tiền đề cho phái nữ trong hoàng
tộc muốn xin xuất gia. Di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề đã ba lần xin Phật xuất gia
nhưng Phật không đồng ý. Vì thời đức Phật đời sống tăng đoàn sống theo hạnh
khất thực rày đây mai đó, không nhà cửa, ăn ngủ ở hang động gốc cây, không có
chổ trụ nhất định. Với sức yếu ớt của phái nữ không thể nào kham nổi đời sống
ăn xin ngủ bờ ngủ bụi nên Phật chưa chấp nhận. Sau khi vua Tịnh Phạn băng hà ba
tháng, đức Phật và Tăng chúng hành đạo qua thành Tỳ Xá Ly bà Ma Ha Ba xà Ma Đề
quyết định xuất gia, bằng tự cạo tóc, tự may y đắp, cùng với một số cung nữ qua
thành Tỳ Xá Ly xin Phật xuất gia. Từ hoàng cung Ca Tỳ La Vệ đến thành Tỳ Xá Ly
trên 100 cây số bà cùng một số Tỳ nữ chân trần đầu không tóc đi bộ đến thành Tỳ
Xá Ly nơi Phật đang ở. Đến nơi đứng ngoài cửa thành, ngài A Nan ra thấy ngạc
nhiên và động lòng trước hình ảnh di mẫu chân trần sưng vù y áo lấm lem.
A Nan khẩn khoản cầu xin Phật cho phái nữ xuất gia. Câu hỏi của A Nan
khiến Phật lần này không từ chối Là: A Nan thưa Phật: “Nếu người nữ được
xuất gia tu học họ có đủ khả năng chứng ngộ như người nam hay không?” Phật
trả lời: “Nếu người nữ xuất gia tu học thì họ sẽ chứng ngộ như người nam
không có gì sai khác”. Và A Nan thưa Phật, như vậy Phật cho phái nữ xuất
gia, Phật đồng ý và Phật đưa ra tám điều kiện để người nữ xuất gia, dựa trên
tám điều khoản nầy gọi là Bát kỉnh pháp để người nữ tuân thủ trọn đời tu học,
nếu di mẫu chấp nhận thì Phật bằng lòng hứa khả. Sau khi A Nan trình bày
tám điều kiện Phật đưa ra cho người nữ để được xuất gia, Di Mẫu vô cùng sung
sướng chấp nhận và tuân thủ tám điều ấy. Có thể tám điều này là tám điều bảo hộ
cho phái nữ tu học, và cũng chính tám điều này đã khai sinh ra phái đoàn ni bộ
từ thời Phật còn tại thế cho đến nay. Tuy vậy có một số người cũng chưa hài
lòng với tám điều này. Họ cho rằng Phật còn phân biệt giữa nam và nữ, có tính
trọng nam khinh nữ. Nhưng không phải vậy, chúng ta nên biết Phật là bậc đại
giác lòng từ bi vô hạn làm sao Phật có sự khinh trọng giữa nam và nữ. Có thể cho
rằng tám điều này là tám điều bảo hộ cho phái nữ, tám quyền lợi cho ni giới thì
đúng hơn là tám điều ràng buộc.
Sau
đây là tám điều Phật chế cho người nữ được xuất gia tu học:
1- Tỳ
kheo ni dù 100 tuổi hạ khi thấy Tỳ kheo tăng mới
thọ giới cũng phải đứng dậy chào
hỏi, trãi tọa cụ mời ngồi.
2- Tỳ
kheo ni không thể nhập hạ nơi nào không có Tỳ
kheo tăng.
3- Tỳ
kheo ni mỗi nữa tháng phải cầu thỉnh Tỳ kheo tăng để thọ giáo.
4- Khi
mãn hạ mỗi Tỳ kheo ni phải làm lễ tự tứ chính thức ra hạ trước những Tỳ kheo
tăng và Tỳ kheo ni để kiểm thảo xem trong ba điều thấy, nghe và nghi của mình
có lầm lỗi chỗ nào.
5- Tỳ
kheo ni phạm trọng tội phải sám hối trước chư tăng và chư ni.
6- Nữ
sa di ni đã thọ giới thức xoa thời gian hai năm phải đến trước Tỳ kheo tăng và Tỳ
kheo ni xin cầu thọ giới Tỳ kheo ni.
7-
Bất luận ở trường hợp nào, Tỳ kheo ni không được khiển trách hay nặng lời với Tỳ
kheo tăng.
8- Tỳ
kheo tăng không được sám hối với Tỳ kheo ni nhưng Tỳ kheo ni có thể sám hối với
Tỳ kheo tăng.
Qua
tám điều này, ta thấy bổn phận người nữ đứng vai trò làm con, làm em trong một
gia đình. Vì Tỳ kheo tăng đóng vai trò là người cha, người anh để bảo hộ người
em người con thì ta thấy tám điều này nó thích hợp với luân lý nhân gian. Như
Tam cương ngũ thường của Trung Quốc còn nặng nề hơn nhiều. Hiểu được vậy ta an
lòng và càng tin tưởng hơn trên lộ trình giải thoát./.
(Soạn
xong: 6/5/2007 - 20/03/Đinh Hợi - Tham
khảo bài giảng Ánh Sáng Phật pháp Kỳ 3 Chùa Hoằng Pháp)
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét