Ý NGHĨA XUẤT GIA
Xuất gia: Xuất
là ra, gia là nhà, là ra khỏi nhà. Có hai hạng người ra khỏi nhà, phần đông người
thứ nhất là kẻ nam người nữ đến tuổi lập
gia đình, đi lấy chồng, lấy vợ rồi ra khỏi nhà cha mẹ để lập gia đình riêng,
thì gọi là xuất giá. Xuất gia hay xuất giá cũng đều là xuất. Người thứ hai là
phát tâm tu học đạo giải thoát, thì cũng ra khỏi nhà cha mẹ cầu thầy học đạo, cắt
ái từ sở thân không còn lưu luyến gia đình nữa.
Người đời ra khỏi nhà nhưng không ra khỏi nhà, mà lại vào trong nhà vào
trong cái nhà phiền não, vì thế họ thuộc hạng người tối đi vào tối, mê đi trong
mê. Ngược lại người tu cầu giải thoát, khi ra khỏi nhà thì đến nhà Như Lai, nhà
mà không có nhà, cái nhà vô tướng vô tác, để đạt đến đời sống vô sanh bất tử.
Trên cầu Phật đạo dưới hoá độ chúng sanh, tức đi con đường
nguyện lực, còn người đời đi con đường nghiệp lực. Con đường nguyện lực thì đưa
đến chấm dứt khổ đau cho mình và nhiều người khác; còn con đường nghiệp lực đưa
đến khổ đau cho chính mình và nhiều người khác. Con đường nguyện lực là con đường
ly dục nên không có khổ đau, tự mình không khổ đau, giúp người hết khổ
đau. Ngược lại con đường nghiệp lực là
con đường tham dục chấp thủ nên khổ đau chồng chất khổ đau.Tự mình làm mình khổ
đau và làm nhiều người khác khổ đau.
Xuất gia có ba nghĩa: Xuất thế tục gia, xuất phiền não gia và
xuất tam giới gia. Trong ba nghĩa, nghĩa thứ hai là xuất phiền não gia là quan
trọng. Dù tu pháp môn nào, cũng lấy xuất phiền não làm căn bản cho sự tu tập để
tiến đến giải thoát giác ngộ.
Câu chuyện xuất gia giữa Thiền sư Vô Ngôn Thông với vị thiền
khách như sau:
Một hôm thiền sư Vô Ngôn Thông vào lúc đang lễ Phật, có một vị
thiền khách đến hỏi:
Toạ chủ lễ cái gì đó?
-
Sư đáp: Lễ Phật
-
Thiền khách chỉ tượng Phật hỏi:
Cái này là cái gì?
-
Sư không đáp được. Đêm đó sư y phục chỉnh tề đến đảnh lễ vị thiền
khách thưa rằng:
-
Điều ngài hỏi khi nãy tôi chưa biết ý chỉ như thế nào?
-
Thiền khách không trả lời câu hỏi mà hỏi lại sư:
-
Toạ chủ xuất gia đến nay trải được mấy hạ?
-
Sư thưa: Được 10 hạ.
-
Thiền khách hỏi: Đã từng xuất
gia chưa?
-
Sư trở thành hoang mang không đáp được
-
Thiền khách bảo: Nếu không
hiểu điều đó, thì dù có 100 hạ cũng chẳng ích gì.
—{–
Nếu không hiểu
điều đó, thì dù 100 hạ chẳng ích gì, câu nói của vị thiền khách chính là ám chỉ
dù có phát tâm xuất gia từ bỏ gia đình, vào chùa cạo tóc, tu học, ăn chay, giữ
giới, an cư kiết hạ, không thiếu sót phận sự, nhưng chưa ra khỏi nhà phiền não
thì dù có an cư 100 hạ cũng vô ích. Cho nên sau khi nghe thiền sư Vô Ngôn Thông
trả lời: “được 10 hạ”, vị thiền khách liền xuất một chiêu chí mạng bằng hỏi dồn
một câu đầy nghịch lý, vì đã an cư 10 hạ mà sao lại hỏi “Đã từng an cư chưa?”.
Như thấy trong ba nghĩa xuất gia, nghĩa xuất phiền não gia là chủ yếu và cực kỳ
quan trọng đối với người tu xuất gia lẫn người tu tại gia.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét